Các giải pháp thúc đẩy cung ứng, phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao ông hổ, an giang (Trang 83 - 86)

3.4.1.Khai thác hiệu quả giá trị các tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch nổi bật của cù lao Ông Hổ là các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc truyền thống, công trình tôn giáo tín ngưỡng và giá trị cảnh quan mang nét đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long. Thêm vào đó là nếp sống sinh hoạt của người dân địa phương cùng các hoạt động lễ hội, các loại hình văn hóa nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa Nam Bộ. Vì vậy, việc phát triển du lịch cộng đồng ở cù lao Ông Hổ cần khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch gắn với nếp sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng địa phương. Cụ thể như tăng cường nâng cấp các dịch vụ homestay, dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp cùng nông dân, trải nghiệm chế biến món ăn trong các hộ kinh doanh homestay, kinh doanh vườn sinh thái ẩm thực, trải nghiệm đạp xe trên đường làng, trải nghiệm đi thuyền, cho cá ăn…

Tăng cường việc trùng tu, tôn tạo hệ thống nhà cổ, đặc biệt hệ thống nhà sàn gỗ cổ nhằm phát triển dịch vụ homestay trong nhà cổ và kinh doanh nhà hàng ăn uống trong không gian nhà cổ.

Chú trọng việc trùng tu, giữ gìn các di tích lịch sử, các công trình tôn giáo tín ngưỡng, thực hiện phục dựng và phát huy hoạt động các lễ hội, các nghi lễ truyền thống.

77

Tiếp tục đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương như nghề nuôi cá bè, nghề rèn, xưởng xẻ gỗ, xưởng đan vải mùng, nghề đan đác và nghề làm nhang. Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề ở cù lao Ông Hổ đều phát triển với quy mô nhỏ, dần dần mai một, một số làng nghề do đặc điểm sản xuất không phù hợp với việc tham gia trải nghiệm như nghề rèn, xưởng xẻ gỗ và nghề nhang. Việc khôi phục nghề truyền thống cần tập trung vào những nghề đơn giản, phù hợp để du khách tham quan và cùng trải nghiệm, thậm chí có thể tạo ra sản phẩm lưu niệm bán cho du khách. Vì vậy, cần tập trung phát triển nghề đan đác, nghề nuôi cá bè để khách du lịch dễ dàng tham gia trải nghiệm cùng nông dân.

3.4.2.Xây dựng các chương trình du lịch đặc trưng mang dấu ấn địa phương

Chính quyền địa phương các cơ sở du lịch dựa vào cộng đồng cần liên kết với nhau để tạo ra một chuỗi các sản phẩm du lịch cộng đồng hấp dẫn, không trùng lắp.

Các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng phải mang nét đặc trưng của cộng đồng, do đó các địa phương cần lấy một sản phẩm chính làm thương hiệu, các sản phẩm khác bổ trợ cho chương trình du lịch hấp dẫn. Tùy theo mùa vụ mà có sự thay đổi các họat động du lịch cho phù hợp.

Để cho những sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng thực sự mang lại hiệu quả thì cần có sự đầu tư hơn nữa trong việc cung cấp các dịch vụ bổ sung, cung cấp thêm nhân lực chuyên môn làm việc, đầu tư về vốn và trang thiết bị để nâng cao chất lượng, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến để có lượng khách lớn, ổn định và lâu dài,… Nhìn chung cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư, các công ty lữ hành, các tổ chức phi chính phủ… Mọi nguồn lực khi tập trung phát triển và làm việc một cách hiệu quả thì chắc chắn kết quả mang lại sẽ hơn những gì mà mục tiêu đã định ra.

Thực hiện việc khảo sát, xây dựng những chương trình du lịch mang đậm dấu ấn địa phương như: “Một ngày làm nông dân trên cù lao Ông Hổ”, “Trải nghiệm đời sống văn hóa miền sông nước”.

- Chương trình “Một ngày làm nông dân trên cù lao Ông Hổ” đưa du khách tham gia các họat động trải nghiệm sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, như thu hoạch rau, phơi mè, trồng hành, hái ớt… Sau đó cho du khách trải nghiệm chèo

78

xuồng qua kênh rạch tham quan và trải nghiệm nghề đan đác, nghề rèn, nghề làm nhang. Du khách tiếp tục được vào vườn trái cây, trải nghiệm các công đoạn thu hoạch trái cây, đóng gói và bảo quản, đồng thời tham quan các công đoạn của nhà vườn từ tưới nước, cắt tỉa cành…

- Chương trình “Trải nghiệm đời sống văn hóa miền sông nước” đưa du khách trải nghiệm đạp xe trên đường làng, đi cầu khỉ vào vườn trái cây, lội bùn bắt cá, thực hiện việc chèo xuồng ra bè cá, tham gia trải nghiệm cho cá ăn. Trên bè cá, du khách được hướng dẫn, tham gia nấu các món ăn đặc trưng địa phương như canh chua, bánh xèo… Trong bữa ăn, du khách được phục vụ đờn ca tài tử giữa mênh mông sông nước Cửu Long.

3.4.3.Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống

Tại các cơ sở lưu trú, ăn uống cần có sự đầu tư tập trung, đầu tư theo chiều sâu, cho phù hợp với quy mô lượng khách đến cù lao Ông Hổ. Nâng cấp cơ sở vật chất như phòng ở, hàng rào, nhà vệ sinh, nhà bếp, các nhà chòi, trang trí, sắp đặt các trang thiết bị đồ dùng tiện nghi, thẩm mỹ đẹp, ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ.

Nâng cao chất lượng phục vụ, vừa mang nét văn hóa địa phương đồng thời đảm bảo tính khoa học, chuyên nghiệp.

Cơ quan quản lý du lịch địa phương tư vấn, hướng dẫn, kiểm tra giám sát các hộ kinh doanh lưu trú, ăn uống, sửa sang, xây dựng CSVCKT. Đồng thời giúp CĐĐP bảo tồn kiến trúc truyền thống, mở ra thiên nhiên nên sử dụng các vật liệu tự nhiên truyền thống.

Các gia đình kinh doanh lưu trú ăn uống, đón khách cần bố trí công trình vệ sinh thuận tiện cho việc vệ sinh và cung cấp đủ nước cho du khách.

Việc vệ sinh chuồng trại nuôi gia súc và vệ sinh lồng bè nuôi thủy sản cần đảm bảo sạch sẽ.

Các hộ kinh doanh lưu trú, ăn uống và bán hàng phải có đủ các điều kiện tiêu chuẩn được cấp biển hiệu và có giấy phép kinh doanh. Các hộ gia đình kinh doanh các dịch vụ này phối hợp với các hộ đánh bắt nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng rau quả ở địa phương để mua thực phẩm và chế biến các món ăn đồ uống bán cho du khách. Cách làm này sẽ giúp cho giá sản phẩm du lịch rẻ, đảm bảo nguồn gốc sản phẩm và góp phần duy trì phát triển nghề truyền thống. Trong thực đơn phục vụ

79

du khách nên đưa vào chế biến các món ăn đặc sản của địa phương như: bún cá, bánh xèo, bún mắm, canh chua, cá kho, trái cây địa phương…

3.4.4.Nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn và vận chuyển

Vận chuyển khách bằng ghe, tàu: cần hỗ trợ, hướng dẫn các gia đình, nâng cấp, sửa sang, đóng mới ghe, tàu, đảm bảo mẫu mã đẹp, kỹ thuật an toàn cho việc vận chuyển du khách. Thành lập đội tàu du lịch riêng chỉ chở khách phục vụ du lịch, khắc phục tình trạng ghe tàu chở hàng hóa kết hợp chở khách du lịch.

Ghe tàu cần được lắp thiết bị đồ dùng sạch sẽ, đẹp, có phao cứu sinh, người điều khiển phương tiện phải có bằng lái, giá vận chuyển phải được niêm yết. Các nhân viên phục vụ phải mặc đồng phục có kỹ năng đón tiếp KDL, có phẩm chất, thái độ tốt, có kỹ năng cứu hộ trên sông, các phương tiện tàu thuyền có đủ điều kiện chở KDL và được cấp giấy phép kinh doanh.

Đội xe ôm và xe lôi trên cù lao cần được tổ chức lại, tập huấn về kỹ năng phục vụ khách du lịch, sắp xếp trình tự nhận khách cho hợp lý, công bằng, tránh hiện tượng chèo kéo du khách. Ngoài ra, các thành viên trong tổ xe ôm, xe lôi cần được trang bị đồng phục, bảng tên.

Đối với hoạt động hướng dẫn: cơ quan quản lý du lịch và các công ty lữ hành cần đào tạo và sử dụng hướng dẫn viên địa phương. Các hướng dẫn viên phải mặc đồng phục, đeo bảng tên và phải được cấp thẻ hướng dẫn viên, phải có phẩm chất đạo đức tốt. Các hướng dẫn viên phải được trang bị các kiến thức về nghiệp vụ hướng dẫn, kiến thức về tài nguyên tự nhiên, kiến thức văn hóa về cù lao Ông Hổ.

3.4.5.Phát triển các sản phẩm địa phương thành đặc sản

Tại cù lao Ông Hổ, cây sơ ri được trồng với diện tích khá lớn, tập trung chủ yếu tại hộ anh Hồ Quốc Tuấn, với mô hình vườn sinh thái, ẩm thực. Với đặc điểm không bảo quản được lâu, trái sơ ri với vị chua, ngọt và rất thơm, phù hợp cho việc chế biến thành rượu sơri, coi đây là đặc sản địa phương không chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ, mà còn là món quà đặc sản địa phương cho du khách mua về. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao ông hổ, an giang (Trang 83 - 86)