Hiện trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao ông hổ, an giang (Trang 56)

Giang

2.3.1.Tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch 2.3.1.1.Tổ chức quản lý du lịch

Hội Nông dân tỉnh An Giang là cơ quan chịu trách nhiệm phát triển du lịch cộng đồng trên cù lao Ông Hổ, cơ quan phối hợp là Ủy ban Nhân dân xã Mỹ Hòa Hưng. Ngoài ra, khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm trên cù lao chịu sự quản lý của Bảo tàng tỉnh An Giang, thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang.

Hội Nông dân tỉnh An Giang triển khai dự án “Du lịch nông nghiệp” do Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agriterra) tài trợ với tên gọi “Dự án xây dựng Trung tâm Du lịch Nông dân tỉnh An Giang”, Mỹ Hòa Hưng là một trong ba xã trong tỉnh An Giang được chọn thực hiện dự án này. Ban Quản lý điều hành dự án đã hình thành 3 bộ phận để tham mưu, giúp việc cho việc triển khai dự án: bộ phận marketing; bộ phận đào tạo, tập huấn; bộ phận quản lý tài chính của dự án, chọn và ký hợp đồng với 1 đơn vị kiểm toán tài chính độc lập. Xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ năng du lịch, các kỹ năng kinh doanh cho các hộ nông dân trực tiếp tham gia dự án. Đồng thời, đào tạo về marketing, homestay, về kiến thức tiếng Anh cơ bản

Comment [H8]: Chú ý lỗi viết hoa: Ví dụ phải viết là Hội Nông dân tỉnh An Giang, Ủy ban Nhân dân…Sở Văn hóa Thể thao Du lịch mới là chuẩn.

50

cho các cán bộ có liên quan đến việc tổ chức triển khai, thực hiện dự án; đào tạo về marketing, homestay, kỹ năng giao tiếp cho lực lượng điều phối viên; đào tạo về marketing, kỹ năng giao tiếp, kỹ thuật nuôi, trồng các cây, con phục vụ du lịch, ẩm thực, kỹ năng nấu nướng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nông dân tham gia dự án.

Để nâng cao hiệu quả, dự án còn tổ chức tham quan cho các thành viên trong ban điều hành và cán bộ, nông dân tham gia dự án; xây dựng mối quan hệ với các đối tác có chức năng du lịch, liên kết giữa Trung tâm Du lịch Nông dân với các đối tác và các điểm du lịch nông nghiệp. Song song đó, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực phục vụ du lịch dựa vào cộng đồng cho 50 hộ tại các điểm trong vùng dự án; chuẩn bị những sản phẩm lưu niệm du lịch nông nghiệp đặc trưng của tỉnh nhà; tổ chức các hoạt động marketing, đặt các pano, áp phích, các bảng chỉ dẫn quảng bá các điểm du lịch nông dân. Đồng thời xây dựng trang website gắn với trang website của cơ quan Hội Nông dân tỉnh; biên soạn các tờ rơi, tranh, ảnh và phối hợp cơ quan chức năng giới thiệu, quảng bá về tiềm năng du lịch nông nghiệp của An Giang.

Trung tâm du lịch nông dân tỉnh An Giang trực thuộc Hội Nông dân tỉnh An Giang là cơ quan chịu trách nhiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, cơ quan phối hợp là UBND xã Mỹ Hòa Hưng. Hiện tại, tại cù lao Ông Hổ, các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng đã được dự án hỗ trợ nhằm thực hiện việc hoàn thiện cơ sở vật chất kinh doanh homestay, kinh doanh vườn ẩm thực… Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý du lịch cộng đồng tại địa phương chưa thực sự phát huy hiệu quả do chưa hình thành ban quản lý du lịch gồm chính quyền và người dân phối hợp. Việc quản lý du lịch cộng đồng chưa có tính liên kết, chủ yếu các nhóm nhỏ, hoạt động không đồng bộ.

2.3.1.2.Quy họach phát triển du lịch

Tại cù lao Ông Hổ chưa có quy họach chi tiết, cụ thể phát triển du lịch cộng đồng, tuy nhiên, trong dự án “Du lịch nông nghiệp” do Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agrietrra) tài trợ thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thực hiện có tên “Dự án xây dựng Trung tâm Du lịch nông dân tỉnh An Giang” từ 2011 đến 2014 đã tạo cơ sở cho sự phát triển du lịch cộng đồng trên cù lao Ông Hổ.

Trong Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh An Giang ngày 15/9/2011 "Về xây dựng nông thôn mới" trong phần phương hướng có nhấn mạnh: "Xây dựng

51

nông thôn mới theo hướng văn minh hiện đại; phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nhất là du lịch sinh thái dựa vào cảnh quan môi trường nông nghiệp và nông thôn; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân…".

Trong Kế hoạch thực hiện nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về đẩy mạnh phát triển du lịch An Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã xác định xúc tiến đầu tư Khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng theo định hướng phát triển của Chính phủ, tiến tới lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là điểm du lịch quốc gia. Thực hiện sửa đổi bổ sung quy hoạch khu du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại Khu lưu niệm

Chủ tịch Tôn Đức Thắng, kết hợp tham quan, học tập về cuộc đời, thân thế sự

nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng với các loại hình du lịch nông nghiệp, cộng đồng, sinh thái cùng với việc quảng bá các loại hình văn hóa truyền thống như đờn ca tài tử, các hoạt động văn hóa dân gian...

Nghị quyết yêu cầu Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tranh thủ các dự án đầu tư từ vốn ODA, dự án đầu tư của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, kết hợp với đầu tư từ ngân sách tỉnh để từng bước đầu tư hoàn chỉnh cở sở hạ tầng các khu, điểm du lịch trọng điểm, trong đó có Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Đầu tư đồng bộ hệ thống nhà vệ sinh đúng quy chuẩn phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch, nhất là tại hai trung tâm thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc.

2.3.2.Hoạt động dịch vụ du lịch 2.3.2.1.Kinh doanh lưu trú và ăn uống

 Kinh doanh lưu trú: Hiện nay, trên cù lao Ông Hổ có năm hộ dân kinh doanh lưu trú theo hình thức homestay. Các hộ dân kinh doanh loại hình dịch vụ này đều là những nhà sàn cổ, cảnh quan quanh nhà thoáng mát, có sân vườn đẹp, có

khu chế biến thức ăn hợp vệ sinh, có nhà vệ sinh sạch sẽ, có nguồn nước sạch.

52

nghi: máy lạnh, tủ lạnh, hệ thống nước nóng lạnh…. Tuy nhiên, hệ thống phòng ở trong các hộ kinh doanh homestay đều không đạt chuẩn theo TCVN 7800:2009, đặc biệt là giường ngủ, hệ thống khóa, ổ điện, thiết bị phòng vệ sinh…còn nhiều hạn chế.

 Kinh doanh dịch vụ ăn uống:

- Hệ thống vườn ẩm thực: Trên cù lao Ông Hổ có 3 vườn trái cây, kết hợp giữa du lịch sinh thái, tham quan nhà vườn với kinh doanh dịch vụ ăn uống. Du khách đến đây được phục vụ ăn uống tại các chòi lá với không gian thoáng mát, các món ăn mang đậm hương vị địa phương, đồng thời du khách có thể tham quan, trải nghiệm đời sống nông nghiệp như bắt cá, thu hoạch trái cây...

- Các quán ăn: Cù lao Ông Hổ có một số quán ăn với khung cảnh ven kênh rạch thoáng mát, có nhiều món ăn ngon như lẩu gà chọi, lẩu bò, các món chế biến từ cá ba sa, cá ngát và các loài cá đánh bắt trên sông Hậu. Ngoài ra, còn có các quán bán đồ ăn đặc sản địa phương như bánh xèo, bún cá Long Xuyên…

- Dịch vụ ăn uống tại các hộ dân kinh doanh homestay: Tại các hộ kinh doanh dịch vụ homestay đều có phục vụ các bữa ăn cho du khách, điểm đặc biệt tại các điểm kinh doanh ẩm thực này là du khách được tham gia trải nghiệm chế biến đồ ăn cùng chủ nhà với những món ăn dân giã, mang đậm nét văn hóa địa phương.

Nhìn chung, dịch vụ ăn uống tại cù lao Ông Hổ đã được hình thành và phát triển, phục vụ khá tốt nhu cầu khách du lịch trong nước và khách địa phương. Tuy nhiên, với lượng khách không ổn định, các quán ăn chủ yếu bán thức ăn mang đậm hương vị địa phương nên chưa đáp ứng được nhu cầu khách quốc tế, thường xảy ra hiện tượng thiếu món trong thực đơn.

2.3.2.2.Kinh doanh vận chuyển

- Kinh doanh vận chuyển khách bằng ghe máy: Ở Cù lao Ông Hổ có 2 hộ gia đình có ghe máy tham gia vận chuyển khi khách du lịch có nhu cầu tham quan kênh rạch quanh cù lao và tham quan chợ nổi Long Xuyên. Ngoài ra, còn có đội ghe máy với khoảng 10 ghe tại khu vực bến Trà Ôn bên bờ Thành phố Long Xuyên, khi cần có thể điều động thêm. Mỗi ghe chở được 10 đến 12 khách, trên ghe có trang bị áo phao cứu hộ cho du khách, chủ ghe chưa được đào tạo nghề du lịch nên chất lượng phục vụ trên tàu còn hạn chế về nghiệp vụ. Số lượng ghe trên cù lao còn quá ít, khi cần tăng cường từ bến Trà ôn phía Long Xuyên khách thường bị tính giá cao.

53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kinh doanh vận chuyển khách bằng xe lôi: trên cù lao Ông Hổ vẫn lưu giữ hình thức vận chuyển khách bằng xe lôi, tuy số lượng không còn nhiều, chỉ còn khỏang 6 chiếc hoạt động không thường xuyên, chủ yếu chở hàng. Hiện nay, xe lôi đạp đang dần bị thay thế bởi xe lôi máy, xe lôi máy được sử dụng chủ yếu cho việc chở hàng, gây tiếng ồ và gây nguy hiểm, phức tạp cho tình hình giao thông. Trong kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương, cần chú trọng việc khôi phục và đưa vào hoạt động loại hình xe lôi đạp. Việc đưa vào kinh doanh loại hình xe lôi đạp, vừa góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm tiếng ồn, phù hợp với khung cảnh làng quê, tạo nết đặc trưng cho du lịch dựa vào cộng đồng trên cù lao Ông Hổ.

- Kinh doanh vận chuyển khách bằng xe máy: trên cù lao Ông Hổ có một đội xe ôm tự quản, với 16 lao động tham gia chở khách du lịch và cư dân đi lại trên cù lao. Tất cả các lao động này đều chưa được tham gia các lớp đào tạo về du lịch, do vậy, tuy họ có thái độ cởi mở thân thiện với du khách, song họ thường mời chào, chèo kéo du khách, giá cả chưa thực sự thống nhất, gây tâm lý không yên tâm cho du khách khi sử dụng dịch vụ này.

2.3.2.3.Kinh doanh từ nghề sản xuất truyền thống

 Làng nghề nuôi cá bè trên sông

Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu cá ba sa philê ngày càng sụt giảm, và hiện nay, cá ba sa thương phẩm chủ yếu là tiêu thụ nội địa, do vậy nghề nuôi cá ba sa cũng dần thu hẹp. Đứng trước thực tế đó, nhiều hộ nuôi cá ba sa đã chuyển đổi sang nuôi một số loại cá khác như cá điêu hồng, rô phi... Làng nghề nuôi cá bè trên cù lao Ông Hổ là điểm du lịch hấp dẫn du khách, với khỏang 50 bè cá nằm dọc cù lao, du khách đến với làng bè tham quan, khám phá nghề nuôi cá, trải nghiệm hoạt động cho cá ăn, câu cá... Tuy nhiên, cùng với sự sụt giảm của thị trường tiêu thụ, các bè cá ngày càng xuống cấp, lối đi lên thăm quan bè cá không được đầu tư, gây mất an tòan cho du khách. Trên bè chưa được đầu tư kinh doanh các dịch vụ kèm theo như bán hàng lưu niệm, bán thức ăn cho cá, quán giải khát... mà chủ yếu vẫn thu tiền theo từng tốp khách lên tham quan bè.

 Làng nghề nhang Mỹ Long

Đa số các hộ dân nơi đây sống bằng nghề nông hoặc làm mướn, trong quá trình phát triển làng nghề, họ thấy được thế mạnh của nghề làm nhang nên tham gia

54

ngày càng nhiều, đến nay đã có khoảng 20 hộ với trên 60 lao động làm nghề sản xuất nhang. Nghề làm nhang Mỹ Long tuy phát triển, nhưng còn mang tính tự phát theo quy mô gia đình, cung cấp cho địa phương là chủ chủ yếu, vì vậy chưa thực sự trở thành làng nghề quy mô lớn nhằm thu hút khách du lịch.

 Làng nghề rèn nông cụ Mỹ Khánh

Làng nghề rèn nông cụ Mỹ Khánh tồn tại từ lâu đời, hiện nay chỉ còn 2 hộ dân vẫn giữ nghề và mở rộng quy mô sản xuất. Làng nghề nằm ven rạch Trà Mơn, rất thuận tiện cho việc đưa khách tham quan bằng đường thủy. Tuy nhiên, hệ thống bến thuyền chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, quy mô làng nghề còn nhỏ nên chưa thực sự gắn kết hiệu quả với phát triển du lịch.

2.3.2.4.Kinh doanh hàng hóa và hàng lưu niệm

Tại các ấp Mỹ An 1, Mỹ An 2, Mỹ Khánh có nhiều gia đình ở vị trí mặt đường, thuận lợi kinh doanh, bán hàng hóa phục vụ khách du lịch và cư dân địa phương. Các hộ kinh doanh chủ yếu bán hàng tạp hóa, mở quán cà phê, quán ăn, quầy thuốc…. các sản phẩm du lịch như đồ lưu niệm, đặc sản địa phương phục vụ

du khách hầu như không có.

Tại con đường từ bến phà Trà Ôn về đến chợ Trà Ôn và khu vực trung tâm chợ Trà Ôn, họat động kinh doanh diễn ra sôi động, với các mặt hàng thực phẩm, bánh kẹo, hoa quả… tuy nhiên, chủ yếu vẫn là sản phẩm phục vụ nhu cầu của cư dân địa phương, rất ít sản phẩm phục vụ khách du lịch.

Họat động kinh doanh của người dân địa phương hết sức thân thiện, cởi mở với du khách, ít hiện tượng chèo kéo làm phiền du khách.

2.3.2.5.Hoạt động hướng dẫn

Tại cù lao Ông Hổ chỉ có hướng dẫn viên tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, không có hướng dẫn viên địa phương được qua đào tạo hướng dẫn du khách tham quan các hoạt động du lịch cộng đồng. Hoạt động hướng dẫn chủ yếu thông qua đội ngũ hướng dẫn của các tour du lịch đến với cù lao Ông Hổ. Bên cạnh đó, khi du khách có nhu cầu tìm hiểu về cảnh quan thiên nhiên, những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống, lễ hội của địa phương thì tại các hộ kinh doanh homestay hoặc những người dân địa phương tham gia hoạt động vận chuyển, sản xuất nông nghiệp, sản xuất nghề truyền thống, quản lý các di tích lịch sử văn hóa… họ đều có

55

thể hướng dẫn với du khách. Tuy nhiên, người dân địa phương không được tham gia các khóa học đào tạo hướng dẫn viên và không có ai tham gia hoạt động hướng dẫn tại các công ty lữ hành, họ là những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp và sống tại địa phương nên họ am hiểu về cảnh quan tự nhiên và văn hóa lịch sử của địa phương, vì vậy hoạt động hướng dẫn của họ chưa chuyên nghiệp và chưa thực sự hiệu quả.

2.3.2.6.Sản xuất nông phẩm cung ứng cho du khách

Tại các ấp Mỹ An 1, Mỹ An 2, Mỹ Long các hộ gia đình có diện tích đất vườn rộng, đã trồng nhiều loại rau củ quả: cải ngọt, ớt hiểm, khoai môn, mè, hành… chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi heo cung cấp nguồn thực phẩm cho gia đình và bán cho các hộ gia đình kinh doanh ăn uống và các chợ tại địa phương.

2.3.3.Đặc điểm nguồn khách

Bảng 2.2 Lượng khách và tốc độ tăng trưởng lượng khách đến cù lao Ông Hổ từ 2010 đến 2014

STT NỘI DUNG ĐƠN VỊ 2010 2011 2012 2013 2014

1 Khách Quốc tế Lượt người 3.280 2.725 3.180 2.720 1.173 2 Tốc độ tăng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao ông hổ, an giang (Trang 56)