Các giải pháp tổ chức, quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao ông hổ, an giang (Trang 76 - 78)

- Xác lập và hoàn thiện bộ máy tổ chức phát triển du lịch theo mô hình cụ thể: trung tâm du lịch Nông dân tỉnh An Giang trực thuộc Hội Nông dân tỉnh An Giang là cơ quan chịu trách nhiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở cù lao Ông Hổ, cơ quan phối hợp là UBND xã Mỹ Hòa Hưng. Theo đó, cần lập ra Ban quản lý du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương, cần tư vấn giúp đỡ cộng đồng thành lập và tổ chức quản lý các hoạt động du lịch, cũng như phát triển cộng đồng theo các nhóm: nhóm dịch vụ ăn uống sinh thái vườn, nhóm dịch vụ thuyền, nhóm dịch vụ homestay, nhóm hướng dẫn viên, nhóm đờn ca tài tử, nhóm nghề truyền thống, nhóm dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp… Các nhóm này bầu các nhóm trưởng, nhóm phó, những người này sẽ trực tiếp tổ chức quản lý, điều phối cho các thành viên của nhóm hoạt động. Họ cũng sẽ là những người đại diện cho các nhóm tổ, cùng chính quyền địa phương tham gia vào quá trình quy hoạch, ra các quyết định, kiến nghị cho phát triển du lịch và phát triển cộng đồng với các cấp quản lý du lịch và chính quyền địa phương.

70 Home- stay Vườn sinh thái ẩm thực Trải nghiệm nông nghiệp Nghề truyền thống Người phụ trách quản lý du lịch trong chính quyền Hướng dẫn viên Đờn ca tài tử Sơ đồ 3.1 Minh họa cơ cấu tổ chức du lịch dựa vào cộng đồng cù lao Ông Hổ

- Thực hiện quản lý theo pháp luật và các văn bản quy phạm: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Long Xuyên, UBND xã Mỹ Hòa Hưng, Ban Quản lý du lịch dựa vào cộng đồng xã Mỹ Hòa Hưng, phối hợp với các sở ngành có liên quan, CĐĐP để tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát các hoạt động du lịch trong xã Mỹ Hòa Hưng theo hệ thống pháp luật và các quy định đặc biệt các bộ luật: Luật Di sản, Luật Đất đai, Luật Du lịch, Luật Môi trường, Luật Xây dựng và các văn bản dưới luật như: Quyết định QĐ 217/QĐTCDL ngày 15/6/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về phân loại xếp loại cơ sở lưu trú du lịch; Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐCP ngày 1/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch; Nghị định 16/20/2012/NĐCP của Thủ tướng Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

- Quản lý du lịch trên phương diện quy chế.

Ban hành các quy định về quản lý việc ra vào cộng đồng, quản lý giao thông: triển khai chế độ vé tham quan, thực hiện cơ chế kiểm soát giao thông (bãi đỗ xe, khu vực cấm đỗ xe, khu vực xe được phép lưu thông…)

Tổ hợp tác du lịch dựa vào cộng đồng C ộng đ ồng NHÓM Chính quyền Ban quản lý du lịch

71

Xây dựng kế hoạch quản lý vận hành của ban quản lý du lịch dựa vào cộng đồng: quy định thỏa thuận giữa ban quản lý du lịch và các nhóm du lịch dựa vào cộng đồng về tiếp nhận du khách, cung cấp các dịch vụ, quản lý an toàn, quản lý tài chính…

Thực hiện việc thẩm định và cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ du lịch đối với các hộ dân và cơ sở làm dịch vụ du lịch.

Thực hiện thỏa thuận giữa Ban quản lý và người dân thông qua nội quy, sổ tay quản lý, bảng quy định giá dịch vụ, thỏa thuận phân chia lợi nhuận…

Thực hiện thỏa thuận giữa Ban quản lý và công ty du lịch về cách thức gửi khách đến địa phương, phương pháp nhận khách…

- Quản lý các nguồn thu từ du lịch:

CĐĐP phải được cử đại diện của mình tham gia vào Ban quản lý để tham gia quản lý điều tiết nguồn khách, thu lệ phí, tham gia giám sát quản lý và phân chia, sử dụng các nguồn lợi từ hoạt động du lịch, đảm bảo việc phân chia công bằng công khai cho CĐĐP và các chủ thể tham gia khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao ông hổ, an giang (Trang 76 - 78)