3.3.1.Giải pháp huy động và phát huy sức mạnh từ cộng đồng
Huy động được sức mạnh của cộng đồng và phát huy được nó sẽ làm cho các dự án du lịch dựa vào cộng đồng có khả năng thành công nhiều hơn. Trước hết, để huy động cộng đồng tham gia vào du lịch thì cần phải thuyết phục người dân, đưa ra một số lợi ích từ sự tham gia như chính quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ như đầu tư một số trang thiết bị không hoàn vốn, cho vay lấy lãi suất thấp, họ có được mức thu nhập ổn định, ….
Khi huy động được sức mạnh của cộng đồng, xác định được các khả năng của họ trong những việc làm cụ thể thì phân công công việc cho họ, cho họ làm những công việc mà họ có khả năng thực hiện được và thực hiện tốt. Khi cá nhân nào hoàn thành nhiệm vụ đạt được chỉ tiêu đáng khen thưởng thì sẽ được ban quản lý của cộng đồng tuyên dương và ghi nhận thành tích của họ trước cộng đồng. Làm như vậy để khuyến khích tinh thần phấn đấu, nâng cao niềm tự hào và giúp họ nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong quá trình phục vụ khách.
72
Cần tạo điều kiện cho cộng đồng được nói về những suy nghĩ và ý kiến của mình, các ý kiến hay, phù hợp sẽ được thực hiện. Khuyến khích cộng đồng tạo ra sản phẩm phục vụ mới, ai có nhiều ý tưởng sẽ được tích lũy và khen thưởng cuối mỗi đợt tổng kết. Sản phẩm của họ đưa ra nếu thích hợp và có thể đưa vào phục vụ khách tốt thì chính quyền và cộng đồng sẽ có cơ chế hỗ trợ ban đầu giúp họ thực hiện nó, sau đó cộng đồng có thể nhân rộng ra mà thực hiện.
Xây dựng môi trường ứng xử thân thiện, ấm áp đối với du khách,
3.3.2.Giải pháp đào tạo
3.3.2.1.Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên địa phương
Tại cù lao Ông Hổ hoạt động hướng dẫn du lịch dựa vào cộng đồng hầu như không có, chủ yếu dựa vào hoạt động hướng dẫn của các HDV từ các tuor du lịch đưa khách tới cù lao. Vì vậy, hoạt động thu hút, tuyển chọn, đào tạo hướng dẫn viên địa phương hết sức cấp thiết.
Người dân địa phương luôn là đối tượng hiểu rõ về địa phương mình sống nhất, từ các yếu tố tài nguyên tự nhiên, địa hình, khí hậu cho đến các phong tục tập quán, các lễ hội… Vì vậy, việc đào tạo hướng dẫn viên địa phương để họ có thể quảng bá thông tin du lịch địa phương ra bên ngoài bằng chính giọng nói, tính cách vùng miền, địa phương họ đang sống.
Cần tư vấn, hướng nghiệp cho tuổi trẻ địa phương thấy được tiềm năng phát triển du lịch địa phương và nhu cầu của địa phương về nghề hướng dẫn viên du lịch, từ đó có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thu hút và đào tạo nhân lực phục vụ du lịch địa phương.
Người hướng dẫn viên cần có trình độ chuyên môn, phải am hiểu về và có thái độ gây thiện cảm với khách, phải hiểu rõ được lịch sử, văn hóa, con người và nếp sống của địa phương, hiểu rõ những điều kiện tự nhiên của mảnh đất xứ cù lao.
Hướng dẫn viên địa phương phải có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành việc mặc đồng phục, đeo bảng tên, cử chỉ tác phong thân thiện, chuyên nghiệp, và phải được cấp thẻ hướng dẫn viên.
Hướng dẫn viên tại cù lao Ông Hổ cần được đào tạo những kỹ năng để cùng tham gia với du khách trong các hoạt động đặc thù của du lịch địa phương như: trải nghiệm nông nghiệp, trải nghiệm ẩm thực, an toàn du lịch sông nước…
73
Đối tượng khách nước ngoài rất thích những trải nghiệm du lịch dựa vào cộng đồng mang lại, vì vậy, đội ngũ hướng dẫn viên địa phương cần nâng cao trình độ ngoại ngữ phục vụ đa dạng đối tượng du khách nước ngoài.
3.3.2.2.Chương trình đào tạo ngoại ngữ
Các thành viên của cộng đồng, đặc biệt là những người trực tiếp cung cấp dịch vụ đến khách du lịch, cần phải thường xuyên tham dự các khóa đào tạo về ngoại ngữ để có thể giao tiếp được với khách du lịch, ít nhất là ở hình thức cơ bản.
Công cụ đem lại sự hỗ trợ hiệu quả chính là những tờ rơi cung cấp cho cả chủ nhà và khách du lịch, trong đó ghi rõ một số từ hoặc câu thiết yếu thuộc ngôn ngữ địa phương và ngôn ngữ mà khách du lịch sử dụng.
Do đào tạo về ngôn ngữ là một quá trình có tính chất dài hạn và tương đối tốn kém, ta có thể tìm đến những sinh viên nước ngoài thích ở lại trong cộng đồng với thời gian ít nhất hai tuần để dạy ngoại ngữ hàng ngày, trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tiếng đồng hồ. Họ có thể được miễn các chi phí trong thời gian nghỉ lại cộng đồng (chi phí cho lưu trú và ăn uống), những chi phí này sẽ được chia sẻ bởi các thành viên trong cộng đồng, hoặc thông qua quỹ du lịch chung của cộng đồng.
3.3.2.3.Chương trình tập huấn kinh doanh homestay
Thực tế chất lượng buồng phòng tại các hộ kinh doanh homestay tại cù lao Ông Hổ còn rất nhiều hạn chế. Căn cứ theo tiêu chuẩn Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, TCVN 7800:2009 số 217/QD-TCDL, ngày 16/6/2009 các phòng chất lượng buồng phòng tại đây còn kém xa tiêu chuẩn. Vì vậy, cần chú trọng công tác phổ biến, tư vấn cho các hộ dân trong quá trình đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở lưu trú theo những tiêu chuẩn hiện hành. Đảm bảo công tác vệ sinh nhằm tạo không gian lưu trú sạch sẽ, chú trọng chi tiết các đơn vị chức năng của cơ sở lưu trú như: phòng ở, nhà vệ sinh, nhà bếp. Chuẩn bị chu đáo dầu gội, xà bông, bàn chải và kem đánh răng, khăn… Đặc biệt chú trọng công tác an toàn lưu trú.
Tiến hành tập huấn công tác nắm bắt quy trình quản lý, thủ tục hành chính, như cung cấp thông tin, hệ thống đặt phòng, lưu trữ thông tin du khách… đồng thời tập huấn công tác khai thác và phát huy tối đa các hoạt động du lịch có thể tạo ấn tượng cho du khách như thể hiện lòng hiếu khách, thái độ cởi mở, thân thiện khi tiếp nhận du khách, hướng du khách tham gia các hoạt động đời sống hàng ngày của
74
gia đình, trao đổi về cuộc sống, nghề nghiệp, lịch sử gia đình, cộng đồng địa phương….
Tập huấn ý thức bảo vệ môi trường cho các hộ kinh doanh homestay, phát triển các kỹ năng kinh doanh các dịch vụ cộng thêm như bán hàng lưu niệm, bán đặc sản địa phương… đồng thời, tập huấn về công tác tiếp thị dịch vụ homestay thông qua các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, bản đồ địa điểm trên internet…
Tổ chức các chuyến tham quan thực tế mô hình Homestay tương tự đã thành công ở các địa phương trong cả nước, như Cù lao An Bình – Vĩnh Long. Tham dự các hội thảo về kinh doanh homestay, hội thảo về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Cung cấp sách vở, tài liệu hướng dẫn cho các hộ kinh doanh homestay nghiên cứu, áp dụng.
3.3.2.4.Chương trình tập huấn dịch vụ ẩm thực
Dịch vụ ăn uống tại cù lao Ông Hổ đã được hình thành và phát triển, phục vụ khá tốt nhu cầu khách du lịch trong nước và khách địa phương. Tuy nhiên, với lượng khách không ổn định, các quán ăn chủ yếu bán thức ăn mang đậm hương vị địa phương nên chưa đáp ứng được nhu cầu khách quốc tế, thường xảy ra hiện tượng thiếu món trong thực đơn.
Vì vậy, trong chương trình tập huấn ẩm thực cần chú trọng kỹ thuật sử dụng nguyên liệu thực phẩm địa phương để chế biến thức ăn ngon, chủ động thay đổi thực đơn linh hoạt cho phù hợp với nguyên liệu theo mùa vụ, khắc phục tình trạng thiếu món theo thực đơn khi khách gọi món. Đồng thời lên kế hoạch dự trữ nguyên liệu và lên thực đơn cho những món ăn phù hợp khẩu vị khách nước ngoài.
Tập huấn về kỹ năng tiếp đón khách một cách nhiệt tình, thân thiện, kiến thức đảm bảo một môi trường chế biến vệ sinh, bố trí không gian ăn uống thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên, mang lại cảm giác nông thôn, không khí làng quê Việt. Tổ chức các hội thi nấu ăn, thi đua giữa các gia đình kinh doanh ẩm thực, kinh doanh homestay nhằm khơi dậy ý thức thi đua, nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực, đồng thời, qua hội thi các hộ dân nắm bắt được những điểm họ cần cải thiện trong quá trình cung cấp dịch vụ ẩm thực.
Để cải thiện chất lượng dịch vụ ẩm thực, cần tổ chức các đợt khảo sát, tập huấn cho các hộ dân kinh doanh dịch vụ ẩm thực, kinh doanh homestay và các đầu bếp địa phương.
75
Đề xuất các bước tập huấn về ẩm thực tại lớp tập huấn ẩm thực cù lao Ông Hổ:
Bước 1: Nắm bắt nhu cầu và hiện trạng dịch vụ ăn uống của các hộ gia đình
Nói chuyện với những người dân có nhu cầu cung cấp dịch vụ ăn uống.
Tìm hiểu các món ăn họ có thể chế biến và những điều họ muốn học hỏi thông qua buổi tập huấn.
Bước 2: Nắm bắt trình độ nấu ăn của từng hộ dân
Yêu cầu chế biến các món ăn hiên tại của gia đình.
Nếm thử và trao đổi ý kiến với các hộ gia đình (đánh giá về vị và cách trang trí).
Bước 3: Cân nhắc điều chỉnh các món ăn và thực hành chế biến
Cùng giảng viên,thực hành điều chỉnh hương vị và bài trí các món ăn. Bước 4: Sử dụng các hình trang trí
Trang trí món ăn, trang trí bàn ăn, cân nhắc sử chúng chén đĩa v.v. Bước 5: Cung cấp dịch vụ (thực hành đón khách)
Kiến thức về dịch vụ,các bài học về menu, giao tiếp ứng sử với khách. [47]
3.3.2.5.Chương trình tập huấn kỹ năng phục vụ khách du lịch
Tại cù lao Ông Hổ, hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng có sự tham gia của các hoạt động kinh doanh dịch vụ như: dịch vụ homestay, dịch vụ ẩm thực, dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp, dịch vụ vận chuyển… Người dân tham gia các hoạt động dịch vụ này phần lớn chưa được đào tạo, tập huấn về kỹ năng phục vụ khách du lịch. Vì vậy cần mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng phục vụ khách du lịch cho du khách, cụ thể như:
Kỹ năng giao tiếp: Chào hỏi, bắt tay, tiếp khách, thu xếp chỗ ngồi rong bàn tiệc, hướng dẫn an toàn khi lên xuống xe, bến ghe, bến xuồng, nghệ thuật tặng quà, trao danh thiếp…
Kỹ năng phân tích tâm lý và thị hiếu của khách trong và ngoài nước: tâm lý khách đến từ các vùng miền Việt Nam, tâm lý khách nước ngoài…
Kỹ năng sơ cứu: Một số thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là hướng dẫn viên, các hộ kinh doanh homestay, kinh doanh phương tiện vận chuyển ở địa phương nên tham gia các khóa đào tạo về sơ cứu nhằm biết cách sơ cấp cứu ban đầu
76
đối với những trường hợp gặp tai nạn, hiểu về các tiêu chuẩn y tế, các thiết bị và kỹ năng cần thiết trong trường hợp khẩn cấp, xác định con đường nhanh nhất để đến bệnh viện gần nhất.
Nâng cao kỹ năng phục vụ: khảo sát, cung cấp dịch vụ phù hợp nhu cầu du khách, đề cao phụ nữ trong văn hóa phương Tây, phát huy kỹ năng thu phục tình cảm từ du khách, chú trọng tập huấn thái độ của người phục vụ, chú ý những hoạt động, món ăn, vật dụng du khách thích và không thích…
3.3.2.6.Chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý
Chọn lựa một số thành viên có năng lực trong cộng đồng tham gia các lớp đào tạo, các buổi họp, buổi học tập kinh nghiệm về năng lực quản lý, về khả năng tổ chức công việc, về cách sắp xếp, phân công các thành viên một cách hiệu quả. Khi có được kỹ năng quản lý giỏi thì các hoạt động dịch vụ trong cộng đồng mới có sự phát triển bần vững, chuyên nghiệp theo định hướng thống nhất.