Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng ĐTPT VN chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 90 - 100)

Điều chỉnh các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính và đưa thêm một số chỉ tiêu cần thiết như trong phần giải pháp khóa luận đã đưa ra

Sớm bổ sung và hoàn thiện bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho DN có quy mô nhỏ và DN mới thành lập để hệ thống xếp hạng có thể bao phủ tới mọi đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Tham khảo và nghiên cứu thêm các phương pháp thống kê kinh tế áp dụng cho XHTD doanh nghiệp. Đồng thời sử dụng các mô hình đó để kiểm tra mức độ chính xác và khoa học của phương pháp chấm điểm tín dụng hiện tại.

Vũ Kim Anh – NHD K11

KẾT LUẬN

Những năm vừa qua chứng kiến một giai đoạn đầy những thăng trầm đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Hiện nay, các ngân hàng vừa phải đối mặt với những khó khăn từ phía hành lang luật pháp khi NHNN kiên quyết thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ lại phải vừa phải nỗ lực trước sự cạnh tranh khốc liệt trong chính ngành ngân hàng. Chính vì vậy, công tác nâng cao chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng càng trở thành đòi hỏi cấp thiết đối với bất kỳ một NHTM nào. Việc xây dựng và hoàn thiện công tác XHTD một giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao và cải thiện chất lượng tín dụng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng đi tiên phong trong việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ, được NHNN chấp thuận và đưa vào triển khai thực thi đã được 7 năm. Hệ thống này đã đạt được những thành công nhất định khi đưa ra cơ sở để đánh giá doanh nghiệp, thông qua đó đánh giá tương đối chính xác nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp cũng như xác định khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng. Tuy nhiên, sau 7 năm đi vào triển khai, hệ thống đã bộc lộ nhiều thiếu sót và nhiều chỉ tiêu của hệ thống đã không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế hiện tại. Do vậy, để công tác XHTD tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát huy hiệu quả hơn nữa và tương thích với những biến đổi của nền kinh tế thì cần phải có những giải pháp để hoàn thiện hệ thống trong thời gian tới.

Vận dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, khóa luận đã có những đóng góp chủ yếu sau:

1. Khóa luận đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và công tác XHTD tại NHTM.

2. Khóa luận đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác XHTD của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đồng thời chỉ ra những

Vũ Kim Anh – NHD K11

thành tựu đã đạt được, những tồn tại cần khắc phục cũng như những nguyên nhân của những tồn tại đó

3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác XHTD tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp các định hướng của ngân hàng trong thời gian tới, khóa luận đã đưa ra các giải pháp chủ yếu cho ngân hàng và những kiến nghị với nhà nước, ngân hàng nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan nhằm hoàn thiện công tác XHTD trong thời gian sắp tới. Để hoàn thành khóa luận này, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sỹ Nguyễn Thị Thái Hưng đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Đồng thời em xin gửi lởi cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy, cô giáo của Học viện Ngân hàng đã truyền đạt tận tình kiến thức cho em trong suốt 4 năm học vừa qua. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội, các anh, chị trong phòng Quản lý rủi ro đã giúp đỡ em tìm hiểu về công tác XHTD và tập hợp các số liệu cần thiết cho khóa luận.

Tuy nhiên, việc hoàn thiện công tác XHTD là vấn đề cần nhiều thời gian và sự quan tâm, cố gắng của ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam nói riêng cũng như sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy, mặc dù đã cố gắng nhưng khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì thế em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô và những người quan tâm trong lĩnh vực này để khóa luận hoàn chỉnh hơn.

Vũ Kim Anh – NHD K11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu Tiếng Việt

1. Học viện Ngân hàng, Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê 2. Peter Rose, Quản trịNgân hàng thương mại, 2004

3. Nguyễn Văn Tiến, Nhà xuất bản thống kê, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, sổ tay tín dụng, 2004 5. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Quyết định 8598/QĐ-BNC 6. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Hướng dẫn xếp hạng và chấm

điểm tín dụng khách hàng vay vốn.

7. Đỗ Thu Hằng, “Giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, khóa luận tốt nghiệp, 2007.

8. Nguyễn Xuân Dương, “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Bình”, khóa luận tốt nghiệp, 2008.

9. Tiến sĩ Nguyễn ThịPhương Lan, “Giải pháp áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vào phân loại nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế, 2009.

B. Tài liệu tiếng anh:

1. Edward I.Altman, “Predicting financial distress of companies: revisiting the Z-score and Zeta Models”, 1977.

2. Richard Sylla, “A historical primer on the business of credit ratings”,2001. 3. Corporate Finance, “Corporate rating methodology”, 2006.

Vũ Kim Anh – NHD K11

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 2.1: Ý nghĩa của các mức xếp hạng trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV

STT Mức xếp hạng

Ý nghĩa

1 AAA Là khách hàng đặc biệt tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả rất cao và liên tục tăng trưởng mạnh; tiềm lực tài chính đặc biệt đáp ứng được tốt mọi nghĩa vụ trả nợ; Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

2 AA Là khách hàng rất tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, tăng trưởng bền vững, tình hình tài chính tốt đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

3 A Là khách hàng tốt, hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng và có hiệu quả; Tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo. Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

4 BBB Là khách hàng tương đối tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện ngoại cảnh. Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khảnăng trả nợ.

5 BB Là khách hàng bình thường, hoạt động hiệu quả tuy nhiên hiệu quả không cao và rất nhạy cảm với các điều kiện

Vũ Kim Anh – NHD K11

ngoại cảnh. Khách hàng này có một số yếu điểm về tài chính, về khả năng quản lý; Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khảnăng trả nợ.

6 B Là khách hàng cần chú ý, hoạt động kinh doanh hầu như không có hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình độ quản lý còn nhiều bất cập; Dư nợ vay của khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

7 CCC Là khách hàng yếu, hoạt động kinh doanh cầm chừng, năng lực quản trị không tốt; tài chính mất cân đối và chịu tác động lớn khi có các thay đổi về môi trường kinh doanh. Dư nợ cho vay của các khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

8 CC Là khách hàng yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết về trả nợ; dư nợ cho vay của khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

9 C Là khách hàng rất yếu, kinh doanh thua lỗ và rất ít có khả năng phục hồi. Dư nợ vay của các khách hàng thuộc loại này có khảnăng tổn thất rất cao.

10 D Đây là các khách hàng đặc biệt yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài và không còn khả năng khôi phục. Dư nợ vay của các khách hàng thuộc loại không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Vũ Kim Anh – NHD K11

Phụ lục 2.2: Danh sách ngành nghề kinh tế áp dụng trong hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ của BIDV

Nhóm ngành STT Tên ngành Lĩnh vực c th Nông lâm thủy sản 1

Kinh doanh cây công nghiệp

Trồng cà phê, điều, tiêu, dâu tằm tơ, chè, bông, nguyên liệu giấy, trồng rừng và các dịch vụ liên quan. 2 Chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm, bò sát … Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. 3 Chế biến thủy hải sản Công nghiệp khai thác mỏ 4

Công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản

Khai thác chế biến than, các loại quặng kim loại, đá, mỏđất sét, cao lanh.

5

Công nghiệp khai thác dầu khí Sản xuất công nghiệp nặng 6 Sản xuất thép 7

Công nghiệp cơ khí

Sản xuất, chế tạo ôtô, xe máy, máy móc thiết bị, hàng cơ khí, các sản phẩm từ kim loại. 8 Công nghiệp đóng tàu 9 Sản xuất xi măng 10 Thủy điện 11 Nhiệt điện 12 Sản xuất vật liệu xây dựng Sản xuất gạch, ngói, tấm lợp, sơn, nhựa, kính, các vật liệu xây dựng khác. 13 Hóa dầu Sản xuất các sản phẩm từ dầu.

Vũ Kim Anh – NHD K11 Nhóm ngành STT Tên ngành Lĩnh vực c th Sản xuất công nghiệp nhẹ 14 Sản xuất gia công hàng da giày, dệt may 15 Sản xuất chế biến gỗ, lâm sản 16 Sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống Chế biến lương thực và các sản phẩm nông nghiệp khác; Sản xuất đường, bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá …

17

Sản xuất thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, trang thiết bị y tế

Giấy, in, văn phòng phẩm, đồ dùng văn phòng, đồ gia dụng, trang thiết bị y tế. 18

Phần mềm Sản xuất, gia công phần mềm.

19

Sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông và điện gia

dụng 20 Sản xuất hóa chất, phân bón Sản xuất hoá chất, phân bón các loại, các loại sản phẩm từ cao su 21 Sản xuất dược phẩm Xây dựng 22 Xây dựng

Thi công xây lắp các công trình giao thông, thủy lợi, XD công nghiệp, dân dụng ...

23

Kinh doanh Bất động sản giai đoạn đầu tư

KD nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê …

Vũ Kim Anh – NHD K11 Nhóm ngành STT Tên ngành Lĩnh vực c th 24 Kinh doanh bất động sản giai đoạn thu hồi 25 BOT

BOT các công trình giao thông, cầu đường …

26

Kinh doanh hạ tầng cơ sở

Hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, cấp thoát nước, môi trường

Thương mại 27 Thương mại công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng

Kinh doanh các sản phẩm đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, điện thương phẩm, điện tử…, vàng bạc đá quý

28

Thương mại công nghiệp nặng

Kinh doanh máy móc thiết bị, sắt thép và các sản phẩm công nghiệp nặng khác… Dịch vụ 29 Dịch vụ bưu chính viễn thông 30 Dịch vụ vui chơi, giải trí

Nhà hàng, khu vui chơi giải trí, văn hóa, thể dục thể thao, dịch vụ khác… 31 Kinh doanh khách sạn 32 Kinh doanh vận tải (thủy, bộ) và kho

bãi Vận tải thủy, bộ, kho bãi, cảng

33 Vận tải hàng không 34 Dịch vụ tư vấn, thiết kế

Tư vấn, thiết kế, kiểm toán, kiểm định, hoạt động khoa học công nghệ…

35

Dịch vụ y tế, giáo dục, công ích,

Vũ Kim Anh – NHD K11

Phụ lục 2.3: Minh họa bộ giá trị chấm điểm quy mô – ngành xây dựng STT Tiêu chí Nội dung Điểm 1 Vốn chủ sở hữu Hơn 15 tỷ VND 8 Từ13 đến 15 tỷ VND 7 Từ11 đến 13 tỷ VND 6 Từ9 đến dưới 11 tỷ VND 5 Từ7 đến dưới 9 tỷ VND 4 Từ5 đến dưới 7 tỷ VND 3 Từ3 đến dưới 5 tỷ VND 2 Dưới 3 tỷ VND 1

2 Lao động Hơn 1000 người 8

Từ850 đến 1000 người 7 Từ710 đến dưới 850 người 6 Từ570 đến 710 người 5 Từ430 đến 570 người 4 Từ290 đến 430 người 3 Từ150 đến 290 người 2 Dưới 150 người 1

3 Doanh thu thuần Hơn 20 tỷ VND 8

Từ 15 tỷđến 20 tỷ VND 7 Từ10 đến dưới 15 tỷ VND 6 Từ7 đến dưới 10 tỷ VND 5 Từ5 đến dưới 7 tỷ VND 4 Từ3 đến dưới 5 tỷ VND 3 Từ1 đến dưới 3 tỷ VND 2 Dưới 1 tỷ VND 1 4 Tổng tài sản Hơn 150 tỷ VND 8 Từ125 đến 150 tỷ VND 7 Từ103 đến dưới 125 tỷ VND 6 Từ81 đến dưới 130 tỷ VND 5 Từ59 đến dưới 81 tỷ VND 4 Từ37 đến dưới 59 tỷ VND 3 Từ15 đến dưới 37 tỷ VND 2 Dưới 15 tỷ VND 1 Tổng điểm xếp hạng

Vũ Kim Anh – NHD K11

Phụ lục 2.4: Thang điểm xếp hạng tín dụng của hệ thống XHTD nội bộ BIDV

Điểm Xếp loại 90-100 AAA 83-90 AA 77-83 A 71-77 BBB 65-71 BB 59-65 B 53-59 CCC 44-53 CC 35-44 C Ít hơn 35 D

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng ĐTPT VN chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 90 - 100)