Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của Fitch sử dụng kết hợp kỹ thuật phân tích định lượng và phân tích định tính đểđịnh giá doanh nghiệp và rủi ro tài chính của người vay và những vấn đề về nợ của họ.
Vũ Kim Anh NHD K11 Chỉ số khả năng trả trợ của người vay (An issuer default rating – IDR) là sự xác định khả năng của người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong một khoảng thời gian xác định và được dùng để so sánh giữa các nhóm ngành và các nước khác nhau. Vì chỉ số dài hạn và ngắn hạn đều dựa trên những đặc điểm tín dụng cơ sở của người vay nên hai chỉ số này có mối quan hệ với nhau. Kết quả phân tích của Fitch được tính toán ít nhất qua 5 năm lịch sử hoạt động và các dữ liệu tài chính, cũng như các chỉ tiêu dự báo về tình hình hoạt động trong tương lai. Một phần cơ sởtrong phương pháp của Fitch dựa trên phương pháp so sánh, thông qua việc đánh giá tình hình hoạt động của người vay và rủi ro tài chính trong một nhóm có đặc điểm tương tự nhau.
Các chỉtiêu phân tích định tính
Rủi ro của ngành
Fitch xếp hạng chủ thể tài chính dựa trên những đặc điểm cơ sở của lĩnh vực mà doanh nghiệp đó hoạt động. Ngành nghề đó đang suy thoái, có tính cạnh tranh cao, thâm dụng vốn, không ổn định đều sẽ rủi ro hơn những ngành nghề ổn định với ít đối thủ cạnh tranh, khả năng gia nhập thị trường cao, đối thủ cạnh tranh trong nước hơn là nước ngoài và cầu có thể dựđoán được.
Môi trường hoạt động
Fitch đánh giá rủi ro và cơ hội tại môi trường hoạt động của mỗi chủ thể đi vay thông qua những thay đổi xã hội, dân số, luật pháp và công nghệ, khảnăng đa dạng hóa thịtrường và chu kỳ kinh tế.
Vị thế trên thịtrường
Một vài nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chủ thể đi vay đối mặt với áp lực cạnh tranh, bao gồm vị trí của doanh nghiệp đó trên thị trường chính, khả năng chiếm lĩnh thịtrường của sản phẩm và ảnh hưởng của doanh nghiệp lên giá cả.
Vũ Kim Anh NHD K11
Khả năng quản lý
Việc đánh giá chất lượng quản lý của Fitch phụ thuộc vào các chiến lược hoạt động, chính sách về vốn và khả năng gánh chịu tổn thất và bộ máy lãnh đạo. Mục tiêu hoạt động dùng để đánh giá chính sách quản lý hướng tới tăng trưởng ngắn hạn hay dài hạn. Chính sách sáp nhập chưa hẳn đã là một nhân tố xấu, đặc biệt trong một ngành mà những dự án mới sẽ gây ảnh hưởng tới giá của tất cả các chủ thể tham gia.
Chế độ kế toán
Tuy quá trình xếp hạng của Fitch không bao gồm việc kiểm toán báo cáo tài chính của chủ thể đi vay nhưng nó đánh giá những chính sách kế toán và những khía cạnh mà chúng trực tiếp ảnh hưởng tới “sức khỏe tài chính” của chủ thể đi vay. Những khía cạnh có liên quan bao gồm các quy tắc, chính sách định giá, phương pháp ghi nhận giá thành, phương pháp khấu hao... Mục tiêu là để đánh giá cơ sở so sánh với những chủ thể trong cùng nhóm.
Phân tích định lượng
Trọng số phân tích dòng tiền lớn
Khi phân tích báo cáo tài chính, Fitch đặt tỷ trọng lớn vào các chỉ số dòng tiền về lợi nhuận, cân nợ và đòn bẩy tài chính. Khi tính toán các chỉ tiêu định lượng, Fitch phân tích các xu hướng và kết hợp nó trong một tỷ số hơn là đánh giá bất kỳ tỷ số nào chỉ phản ánh tình hình hoạt động tại một thời điểm. Phương pháp phân tích của Fitch đặt nặng trọng số vào các chỉ tiêu dòng tiền hơn là các tỷ số tài chính. Các tỷ số này dựa trên giá trị sổ sách, chính vì vậy không phải lúc nào cũng phản ánh được giá trị thịtrường hiện hành hay khảnăng của tổng tài sản có thể tạo ra dòng tiền. Chẳng hạn, giá trị tài sản được thể hiện dưới dạng giá trị sổ sách, nó không phản ánh chính xác được khả năng dòng tiền trong tương lai. Chính vì vậy, nhiều khi tài sản được định giá quá cao hoặc quá thấp trong khi khả
Vũ Kim Anh NHD K11 năng thanh khoản của chủ thể đi vay lại phụ thuộc nhiều hơn vào khảnăng thực hiện nghĩa vụ bằng tiền mặt tại thời điểm đáo hạn.
Lợi nhuận và dòng tiền
Yếu tố then chốt trong việc đánh giá tình hình tài chính chung của chủ thể đi vay là lợi nhuận và dòng tiền, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng duy trì hoạt động, sự phát triển nội bộ và mở rộng quy mô, khả năng tiếp cận vốn và khả năng chịu đựng trước những cú sốc của nền kinh tế.
Cấu trúc vốn
Fitch phân tích cấu trúc vốn đểđánh giá mức độđộc lập về vốn của chủ thể tài chính với vốn vay. Để đánh giá hiệu quả của vốn vay dựa trên đòn bẩy tài chính, vài yếu tốđược xem xét bao gồm môi trường hoạt động và lưu chuyển vốn từ hoạt động. Vì mỗi ngành có nhu cầu vốn và chỉ số cân nợriêng nên đòn bẩy tài chính của một chủ thể phải được xem xét trong mối quan hệ với những đặc điểm ngành.
Độ nhạy tài chính
Độ nhạy tài chính là khả năng chủ thể đáp ứng các nghĩa vụ nợvà đối phó với các giai đoạn không ổn định mà không gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng. Một cấu trúc vốn càng ổn định thì độ nhạy càng cao. Hơn nữa, việc duy trì chỉ số nợ trong một khoảng nhất định cho phép người vay đối phó với những rủi ro xảy ra trong phạm vi báo cáo tài chính.
Vũ Kim Anh NHD K11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XHTD KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHĐT&PT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 2.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là BIDV) chi nhánh Tây Hà Nội, thành viên thứ 108 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ 01/12/2008. Bước đầu khi mới hoạt động, BIDV chi nhánh Tây Hà Nội đã gặp không ít khó khăn với tổng tài sản nhỏ bé, lực lượng cán bộ mỏng, đồng thời đóng trên địa bàn Huyện Từ Liêm – nơi có nhiều TCTD trong nước hoạt động lâu năm. Chi nhánh không ngừng phấn đấu, tìm tòi sáng tạo phát triển theo định hướng mới: tập trung phục vụ khối KH doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp tư nhân và khách hàng cá nhân, cung ứng dịch vụ NHBL cho các tầng lớp dân cư trên địa bàn, đồng thời chủ động đề xuất phát triển các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với xu thế thịtrường như tham gia đầu tư góp vốn vào các DNNN cổ phần hóa hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, kinh doanh có hiệu quả; đa dạng hóa các sản phẩm... Hoạt động của BIDV chi nhánh Tây Hà Nội đã có bước phát triển tốt, từng bước phát triển quy mô, địa bàn hoạt động trải rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao, kinh doanh có hiệu quả.
Đến nay, chi nhánh đã có 9 phòng, tổ, 3 phòng giao dịch, 3 quỹ tiết kiệm với tổng số cán bộ năm 2012 vượt hơn 100 người. Hoạt động của BIDVchi nhánh Tây Hà Nội đã và đang bám sát mục tiêu kế hoạch và phương châm “Chất lượng– tăng trưởng bền vững – an toàn – hiệu quả”.
Vũ Kim Anh NHD K11
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội chi nhánh Tây Hà Nội
- Thực hiện các nghiệp vụ NHTM theo luật các tổ chức tín dụng, theo điều lệvà quy định của BIDV.
- Thực hiện dịch vụ Ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án và các nghiệp vụ khác theo ủy nhiệm của tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản và các nguồn khác của BIDV.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức và xây dựng quy trình nghiệp vụ theo hướng chuẩn mực và thông lệ quốc tế, hoạt động an toàn, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao.
- Là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ mới như thẻ thanh toán, hệ thống ATM, Homebanking... phát triển chi nhánh hình mẫu về mô hình hoạt động của 1 ngân hàng hiện đại theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
- Hoàn trả các khoản tín dụng do chi nhánh trực tiếp vay hoặc thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng được chi nhánh bảo lãnh nếu khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Là nơi thử nghiệm các sản phẩm mới của hệ thống BIDV như hệ thống ATM, Homebanking...
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn...
- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu NH và các hình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Vũ Kim Anh NHD K11 - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế cá nhân hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế, theo cơ chế tín dụng của NHNN và BIDV.
- Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá.
- Thực hiện các nghiệp vụ thành toán khác như: thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chi trả kiều hối, thanh toán séc và các dịch vụ ngân hàng khác.
- Kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý
- Kinh doanh chứng khoán, làm môi giới, đại lý phát hành chứng khoán...
2.1.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2011 chứng kiến một giai đoạn đầy gian nan đối với ngành ngân hàng. Chịu ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ nới lỏng trong vài năm trước đó, nền kinh tế Việt Nam năm 2011 luôn đặt dưới sức ép lạm phát cao và đến cuối năm, mức lạm phát đã chốt ngưỡng 18.58%, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của nền kinh tế. Tính đến cuối tháng 9 năm 2011 đã có gần 50 nghìn doanh nghiệp đóng cửa, chiếm 9% tổng số doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp khó khăn là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến những con số về nợ xấu tại các NHTM bùng phát. Đầu tháng 3, NHNN ban hành chỉ thị 01/CT-NHNN giới hạn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng phi sản xuất đến tháng 06/2011 ở mức 20% và đến cuối năm 2011 chỉ được đạt mức 16%. Thực thi chính sách này, nhiều ngân hàng đã rút vốn đòi nợ các doanh nghiệp bất động sản và là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản sụt giảm mạnh và thậm chí đóng băng. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải đóng cửa, đẩy tỷ lệ nợ xấu tăng cao.
Xét đến lãi suất, tuy lãi suất cơ bản giữ nguyên ở mức 9% nhưng lãi suất tái chiết khấu lại liên tục tăng, từ7% đến 12% trong quý I, lên 13% trong quý III và trong quý IV, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh tăng từ 9% lên 15% làm cho
Vũ Kim Anh NHD K11 chi phí vốn tăng buộc các NHTM phải chú trọng và nỗ lực hơn trong công tác huy động vốn cũng như sử dụng vốn. Tuy nhiên, kênh huy động vốn từ các chủ thể ngoài NHNN và thị trường liên ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn khi lãi suất trần đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên là 14%, lãi suất trần đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng cũng được áp trần 6%. Hơn nữa, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng lại đặt thêm gánh nặng về vốn đối với các NHTM.
Không chỉ gặp khó khăn ở nguồn vốn đầu vào, công tác tín dụng tại NHTM trong năm 2011 cũng phải đương đầu với không ít thử thách. Như đã phân tích, hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu vay vốn giảm sút dẫn đến tình trạng cuối năm 2011 nhiều ngân hàng vẫn dư thừa room tín dụng nhưng vẫn không thể giải ngân.
Mặc dù phải đối phó với những khó khăn từ môi trường bên ngoài nhưng cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ và chỉ đạo nhảy bén kịp thời của bộ máy lãnh đạo, BIDV chi nhánh Tây Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:
- Vềcông tác huy động vốn
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn do lãi suất bị áp trần cùng sức ép cạnh tranh gay gắt từ các NHTM khác nhưng BIDV chi nhánh Tây Hà Nội vẫn tăng trưởng huy động khá mạnh trong vài năm gần đây.
Trong bối cảnh khó khăn như vậy nhưng ngân hàng vẫn tăng trưởng vốn huy động đặc biệt là ở nội tệ (năm 2010 ở mức 30.82% và năm 2011 là 23.3%), có thể do chính sách lãi suất chênh lệch giữa VND (khoảng 14%) và USD (2%) trong khi tỷ giá USD/VND có chiều hướng sụt giảm và được giữ bình ổn. Nhìn chung, với sự nỗ lực của tập thể cán bộ và sự chủđộng nhạy bén trong hoạt động kinh doanh của bộ máy lãnh đạo áp dụng đồng bộ và kịp thời các giải pháp đẩy mạnh công tác huy động động vốn và đón đầu các biến động về lãi suất trên thị
Vũ Kim Anh NHD K11 trường, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội đã đạt được mức vốn huy động đáng ghi nhận trước những khó khăn chồng chất của nền kinh tế.
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2009 – 2011
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị tuyệt đối % Tăng so với NT Giá trị tuyệt đối % Tăng so với NT Giá trị tuyệt đối % Tăng so với NT Tổng nguồn vốn huy động 1785 - 2270 27.17 2720 19.82 Huy động nội tệ 1483 - 1940 30.82 2392 23.3 Huy động ngoại tệ 302 - 330 9.27 328 -0.6 Huy động ngắn hạn 1481 - 1921 29.71 2313 20.41 Huy động trung dài
hạn
304 - 349 14.8 407 16.62
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội 2009-2011)
Xét về cơ cấu huy động vốn theo thời hạn, hầu hết nguồn vốn của BIDV chi nhánh Tây Hà Nội là nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn ngắn hạn chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn. Điều này có thể giải thích do lãi suất tiền gửi ngắn hạn thường rất cao và tương đương với lãi suất vay dài hạn, do có sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng. Xét về phương diện loại tiền thì nguồn vốn bằng VND vẫn thu hút chủ yếu khách hàng do lãi suất cao hơn hẳn lãi suất bằng USD. Có thể nói, cơ cấu nguồn vốn phụ thuộc khá nhiều vào các chính sách của NHNN và áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng khác.
Vũ Kim Anh NHD K11 - Về công tác tín dụng
Công tác tín dụng trong những năm vừa qua cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách tiền tệ của NHNN. Đặc biệt trong năm 2011, tăng trưởng tín dụng cả năm bị giới hạn ở mức 20% và dư nợ phi sản xuất dưới 16% tác động trực tiếp đến khảnăng tạo lợi nhuận của các NHTM. Các NHTM sẽ phải phân tích kỹ càng và phê duyệt các khoản tín dụng có chất lượng tốt cũng như tăng cường các công tác giám sát sau cấp tín dụng. Nhìn chung, tuy bối cảnh không thuận lợi nhưng BIDV chi nhánh Tây Hà Nội vẫn đạt được mức tăng trưởng huy động nhất định, đảm bảo nguồn lợi nhuận cho ngân hàng. Trong năm 2009, chi nhánh đã cho vay 1156 tỷVND, năm 2010, tổng dư nợ tăng thêm 36,59% đạt mức 1579 tỷ VND và đến năm 2011, chi nhánh có tổng dư nợđạt 1698 tỷ VND (tăng so với năm 2010