0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Qui mô nhóm phải phù hợp với nhiệm vụ hợp tác và thời gian hoạt

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – PHẦN HÓA HỮU CƠ 11 NÂNG CAO (Trang 48 -49 )

Nhiệm vụ hợp tác phải tạo ra một sự thách thức nhất định cho người học. Vì nếu nhiệm vụ quá dễ sẽ khiến cho HS nhàm chán, ngược lại nếu quá khó HS mau nản lòng. GV nên nhớ rằng một nhiệm vụ hợp tác hay không phải là một nhiệm vụ quá khó nhưng là nhiệm vụ vừa sức với trình độ HS, nghĩa là HS có khả năng thực hiện các yêu cầu của nhiệm vụ. Tính vừa sức của nhiệm vụ sẽ thúc đẩy sự phát triển cả về trí tuệ lẫn nhân cách của HS, giúp các em có hứng thú học tập hơn, có được niềm tin vào năng lực của bản thân. Ngược lại khi nhiệm vụ vượt quá giới hạn cho phép của trình độ nhận thức sẽ khiến học sinh chán nản, bi quan khi nhìn nhận khả năng của mình, dẫn đến kìm hãm sự phát triển trí tuệ.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ mang tính hợp tác còn có đặc điểm rèn luyện các kĩ năng làm việc hợp tác cho HS: hình thành và tổ chức nhóm, lắng nghe chủ động, đặt câu hỏi, giao tiếp, giải quyết các xung đột ...

2.2.7. Nhiệm vụ hợp tác có thể thực hiện trong thời gian cho phép

GV cần dự tính thời gian dành cho từng hoạt động hợp tác rồi quyết định số lượng bài tập, công việc vứng với từng nhiệm vụ. Trong khi thiết kế nhiệm vụ, GV cân nhắc liệu HS có thể hoàn thành các nhiệm vụ đó trong khoảng thời gian đã dự kiến hay không. Nếu không, GV cần giảm lượng bài tập, công việc của các nhiệm vụ xuống. Không nên tham lam, giao quá nhiều bài tập hoặc công việc trong cùng một nhiệm vụ, vì có thể khiến các em hoàn thành không kịp, dẫn đến việc “cháy thời gian”, làm ảnh hưởng đến các hoạt động dạy học còn lại.

2.2.8. Qui mô nhóm phải phù hợp với nhiệm vụ hợp tác và thời gian hoạt động động

Qui mô nhóm được thể hiện thông qua số lượng các thành viên trong nhóm: nhóm đôi (hai người), nhóm 3 – 4 người, nhóm trung 5 – 6 người hoặc nhóm lớn khoảng 10 người trở lên. Số lượng thành viên trong nhóm và nội dung nhiệm vụ hợp tác phải tương xứng với nhau. Nếu nhiệm vụ hợp tác đơn giản, không nhiều thì qui mô nhóm nhỏ. Nếu số lượng HS trong nhóm tăng lên thì nhiệm vụ công việc cũng phải khó hơn và nhiều hơn để mọi thành viên đều có cơ hội tham gia.

Mặt khác, qui mô nhóm còn phải phù hợp với thời gian hoạt động hợp tác. Thời gian càng ít thì qui mô nhóm phải càng nhỏ. Vì nhóm nhỏ sẽ hoạt động có hiệu quả hơn do thời gian tổ chức nhóm được rút ngắn, mọi thành viên trong nhóm cảm thấy gần gũi hơn và có trách nhiệm hơn. Ví dụ: với yêu cầu “phân loại hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon” chỉ cần tổ chức nhóm nhỏ với số lượng là 2 thành viên.

Với yêu cầu tìm hiểu về các nguồn hiđrocacbon thiên nhiên thì số lượng thành viên trong nhóm cần nhiều hơn (khoảng 8 – 12 người), thời gian hoạt động lâu hơn (2 – 4 tuần).

2.2.9. Phải tạo điều kiện cho tất cả các HS hoạt động một cách tích cực, chủ động, sáng tạo

Dạy học hợp tác, nếu không tạo được sự tham gia tích cực, chủ động cho tất cả các thành viên trong nhóm thì không đạt hiệu quả. Các yếu tố chủ yếu quyết định việc tham gia tích cực của các thành viên là sự phân chia công việc và qui trách nhiệm cho từng cá nhân. Điều này đòi hỏi GV ngay khi thiết kế các nhiệm vụ và chọn lựa hình thức tổ chức phải tính đến đặc điểm của nhóm, tạo ra sự linh hoạt trong vai trò của mỗi cá nhân, sao cho mọi thành viên trong nhóm đều có thể tham gia ở một thời điểm cụ thể. Ví dụ: trong một nhóm học hóa, các thành viên tự phân chia vai trò một cách bình đẳng, người làm nhóm trưởng, người viết báo cáo, người trình bày giải pháp của nhóm, người nhắc nhở thời gian ... Sự phân công này cũng có thể thay đổi theo kiểu xoay vòng để mỗi thành viên có cơ hội được thể nghiệm và phát huy khả năng ở những vai trò khác nhau.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – PHẦN HÓA HỮU CƠ 11 NÂNG CAO (Trang 48 -49 )

×