D. Thích một lúc nhiều nghề.
E. Gia đình không ủng hộ.
F. Lo lắng về cơ hội việc làm cũng như thu nhập của nghề.
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy môt tronmg số những nguyên nhân hàng đầu gây cản trở các em trong việc lựa chọn nghề nghiệp là do năng lực hạn chế. Nguyên nhân này chiếm vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng(30,4%) tiếp theo đứng ở vị trí thứ 2 là: Thích một lúc nhiều nghề(26,5%). Ở vị trí số 3 là: Lo lắng về cơ hội việc làm cũng như thu nhập của nghề(15,2%). Ở vị trí thứ 4 là: Gia đình không ủng hộ(11,4%). Tiếp theo Không được tư vấn nghề một cách kĩ càng chiếm vị trí thứ 5 (8,9%). Cuối cùng, đứng ở vị trí thứ 6 là không xác định được nhăng lực, hứng thú, sở thích của mình với nghề nào(7,6%).
Tuy nhiên có rất nhiều HS gặp phải nhiều khó khăn cùng một lúc. Vì vậy để lựa chọn nghề một cách dễ dàng thì ngay từ đầu các em phải xác định được đâu là khó khăn chủ yếu để các em có thể sớm khắc phục. Khó khăn lớn nhất của các em lúc này chính là phỉa đưa ra lựa chọn nghề. Hầu hết ở độ tuổi này các em đang còn thích khám phá rất nhiều, thế giới nghề nghiệp đối với các em cũng vậy, mỗi nghề đều mang cho các em những cảm xúc riêng, nghề nào cũng muốn tham gia thử sức. Nói
chung khó khăn này có thể dễ dàng khắc phục nếu các em nhận ra năng lực của mình hợp với nghề nào nhất, nghề nào giúp mình phát huy khả năng làm việc cao nhất.
Những khó khăn xuất phát từ phía gia đình khi tìm hiểu được biết hầu hết do gia đình không đủ điều kiện để giúp các em theo nghề. Do dân cư ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên điều kiện tài chính nhiều khi không cho phép các em theo đuổi mơ ước của mình. Tỷ lệ này chiếm khá trong tỷ lệ điều tra(11,4%).
Bên cạnh việc thiếu thông tin về nghề nghiệp, lo lắng về năng lực của bản thân thì lo lắng về cơ hội việc làm cũng như thu nhập của nghề sau khi ra trường là vấn đề cũng rất thực tế. Trong giai đoạn kinh tế hiện nay, không chỉ tính đến năng lực chuyên môn giỏi, yêu nghề mà còn tính cả đến thu nhập của nghề có đảm bảo cuộc sống tương lai sau này cho các em không.
Khó khăn về công tác hướng nghiệp cũng chiếm tỷ lệ 8,9%. cho thấy một thực tế là mặc dù công tác hướng nghiệp đã được chú trọng nhung hiệu quả không cao. Và hầu như không ảnh hưởng tới việc lựa chọn nghề nghiệp của các em mà các em vẫn lựa chọn nghề nghiệp theo ý kiến chủ quan của bản thân hoặc theo dự định trước đó của bản thân. Một lần nũa khẳng định công tác tư tưởng cho các em vè nghề nghiệp cần phải được xem xét lại trong nhà trường.
* Thái độ của HS lớp 12 trường Mỹ Đức B đối với việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT:
Bảng 2.7.Thái độ của HS lớp 12 trường THPT Mỹ Đức B với việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghieepjTHPT:
Phương án Số lượng % A 150 80,6 B 32 17,2 C 4 2,2 Chú thích phương án: A. Rất lo lắng. 53
B. Bình thường, vãn còn thời gian để suy nghĩ.C. Không lo lắng vì đã có cha mẹ lo cho rồi C. Không lo lắng vì đã có cha mẹ lo cho rồi
Qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy có 80,6% số HS tỏ ra rất lo lắng khi không lựa chọn được nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. 17.2% các em tỏ ra bình thường và 2,2% các em tỏ ra không lo lăng vì đã có cha mẹ lo cho rồi.
Tìm hiểu kết quả nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy hầu hết các em đã lựa chọn cho mình được ngành nghề để thi vào ĐH, CĐ. Còn có nhiều em cho là bình thường bởi vì các em nhận ra năng lưc của mình chưa thi được ĐH, CĐ. Các em đang có những dự định đi học nghề, đi làm để giúp đỡ gia đình. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều tra trước đó của các em về đự dịnh của HS sau khi tốt nghiệp THPT là nhiều em sẽ đi làm dể giúp đỡ cha mẹ. Tuy con số này không nhiều nhưng cũng cho thấy HS bây giờ đang nhận thức được năng lực, điều kiện của mình để có những hướng đi phù hợp hơn, thực tế hơn.
Số học sinh tỏ ra không lo lắng cũng chiếm một tỷ lệ khá nhỏ. Điều tra kết quả này được biết các em hầu hết là con của những gia đình làm kinh doanh, buôn bán nên các em có thể dựa vào cha mẹ. Không phải kết quả học tập của các em không cao mà nó phản ánh hiện tượng các em đang dựa dẫm vào cha mẹ, nếu các em có thi trượt thì cũng có cha me đứng ra giúp đỡ các em. Giáo dục gia đình và nhà trường nên giúp các em tránh khỏi tư tưởng sai lầm này.
* Tìm hiểu mong muốn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường của các em cần
Để tìm hiểu mong muốn của các em khi lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, sở thích, nguyên vọng cần có sự giúp đỡ như thế nào, chúng tôi đã sử dụng cau hỏi số 13 trong phiếu điều tra “ Theo bạn để học sinh có thể lựa chọn nghề một cách dễ dàng và phù hợp với khả năng, nguyện vọng, sở thích thì cần có sự giúp đõ gì?”. Đây la một câu hỏi mở.
Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời, việc đưa ra quyết định chọn cho mình một nghề nghiệp nghĩa là các em đang lựa chọn cho mình một tương lai. Tuy nhiên không phai ai cũng đưa ra được quyết định chính xác mà cần phải được giúp đỡ. Hầu hết các em khi được hỏi đều cho rằng: Các em cần được giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô giảng dạy trên lớp. Thầy cô là những người trực tiếp giảng dạy, tiieps úc cới các em nên dễ nhân ra được năng lực của các em trong các hoạt động học tập, rèn luyện những khả năng ẩn chứa trong các em, giúp các em nhận ra điều đó. Các thầy cô là những người có kinh nghiệm, có địa vị và rất được các em tin tưởng nên sự tư vấn của các thầy cô nên nó có thể là động lực để giúp các em học tập, là cơ sỏ để các em để các em chọn nghề phù hợp với năng lực của bản thân. Nhà trường có thể thực hiện điều đó trong quá trình giảng dạy trên lớp, nhất là trong các hoạt động hướng nghiệp, ngoại khóa của nhà trường. NGoài ra nhà trường phải cung cấp đầy đủ thong tin về nghề cho các em học sinh, về sự phát triển cua nghề trong tương lai cũng như nhug cơ hội thăng tiến của nghề để giúp các em lựa chọn nghề thật phù hơp. Theo nhiều em cho rằng nhà trường nên có nhũng hoạt đọng hướng nghiệp phong phú và bổ ích, cho các en cơ hội được tiếp xúc và làm quen với các nghề. Hình thành các trung tâm tư vấn trong nhà trường. Điều nàycàng khẳng định them nữa tầm quan trọng của việchướng nghiệp trong trường THPT.
Bên cạnh sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cô thì yếu tố quan trọng tiếp theo là gia đình. Các em cho rắng cần phải có sự ủng hộ của cha mẹ, người thân. Cha mẹ “ không nên gây áp lực tâm lý cho các em. Giúp các em nhận ra năng lúc của mình, sở thích của mình, để các em tự lựa chọn nghề nghiệp cho mình, ủng hộ các em và giúp các em tin vào khả năng của bản thân.
Ngoài ra sự tác dộng của các phương tiên thong tin đại chúng cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn nghề của các em. Em Ngoc Lan lớp 12A1 nói “các phương tiện thông tin đại chúng nên đưa đầy đủ thông tin về nghề, vè trường, về công tác tuyển sinh, về chất lượng đào tạo, cũng như cơ hội việc làm của nghề sau khi tốt
nghiệp”. Đồng thời “ giới thiệu về nghề có trienr vọng cũng như những nghề mà XH đang thiếu nhân lưc”. Một lần nữa khẳng định các phương tiên thông tin truyền thông có tác dộng không nhỏ đến xu hướng chọn nghề của các em. Và các trường nên tận dụng phương tiện này đẻ làm tốt công tác hướng nghiệp cho các em.
Một yếu tố mà em Hà lớp 12A4 nói “ Các trung tâm hướng nghiệp trong XH, cộng đồng nên phát huy hơn nũa công tác hướng nghiệp cho thanh thiếu niên, nhất là các học sinh cuối cấp đang mong muốn có được nhiều thông tin nghề nghiêp”.
Như vậy để HS có thể chọn được nghề phù hợp với năng lực, hứng thú của HS thì cần phải có sự giúp đỡ từ phía nhà trường, gia đình và xã hội, nhất là nhà trường và gia đình những người trực tiếp dạy dỗ các em, giúp các em nhận ra được năng lúc sơ thích của HS. Nhà trường phát huy hơn nữa vai trò của hoạt động hướng nghiệp trong nà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD ở Việt Nam.