K. Do thế lực ý nghĩa xã hội của nghề
Qua bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy 3 nguyên nhân được các em lựa
chọn cao nhất là:
- Thứ nhất là do phù hợp với sở thích - Thứ hai là do phù hợp với năng lực
- Thứ ba là do lương cao nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường Đây được cho la ba lý do quan trọng nhất có ảnh hưởng tới việc chọn nghề của các em. Tìm hiểu nguyên nhân này, chúng tôi được biết, trước hết lí do hứng thú, năng lực sở trường, nhu cầu của cá nhân có thể nói là lí do bao trùm các lí do khác. Cá em luôn chọn nghề theo sở thích của mình. Thực tế dù công tac hướng nghiệp có được thực hiên thì cá em vẫn lựa chọn nghề theo ý kiến chủ quan của mình.
Lí do chọn nghề do có thu nhập cao và dễ kiếm việc làm sau khi ra trường cũng được khá nhiều HS lựa chọn. Có thể nói đây vẫn là một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 hiện nay. Trong điều kiện hiện nay lựa chọn những nghề dễ kiếm được việc làm luôn được HS lớp 12 và cả gia đình các em tính đến đầu tiên nếu thực sự gia đình không đủ khả năng tài chính và các mối quan hệ xã hội cần thiết để “xin việc” cho con em mình. Điều này hoàn toàn phù hợp với HS lớp 12 ở vùng nông thôn, gia đình còn có nhiều khó khăn về kinh tế. Đây cũng là lí do để các em bắt đầu có xu hướng lựa chọn những nghề cho thu nhập cao mặc dù có thể không phù hợp với năng lực, sức khoẻ và sở thích của bản thân.
* Sự tác động của nhà trường đối với việc chọn nghề của HS lớp 12 trường THPT Mỹ Đức .
Sự đa dạng của nghề nghiệp trong xã hội sẽ khiến cho HS nhiều khi phải phân vân trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp. Nhất là khi các em chưa nắm rõ thông tin về nghề thì việc được cung câp thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để biết nhà trường đã giúp đỡ cho HS như thế nào trong quá trình chọn nghề, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 9 trong mẫu phiếu điều tra. Kết quả thu được cho thấy hai phương án được lựa chọn nhiều nhất là:
- Phương án A. Định hướng nghề nghiệp: Chiếm 34,4%.
- Phương án C. Tổ chức các buổi ngoại khóa co học sinh về nghề: Chiếm 45,7%.
Như vậy, nhà trường đã quan tâm đến công tác “định hướng nghề nghiệp” cho HS, nhất là học sinh các lớp cuối cấp. Nhất là tổ chức các buổi ngoại khóa, trao đổi, cung cấp các thông tin về nghề nghiệp cho học sinh, các tầy cô cung lồng ghép việc hướng nghiệp ngay trong những bài giảng của mình. Khi trò chuyện, trao đổi với các em chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “ các em đã tiếp thu được gì sau các buổi ngoại khóa về nghề?”. Rất nhiều HS trả lời qua sự trao đổi của các thầy cô các em đã có những định hướng về nghề. Em Trần Thu Nga cho biết: “ Qua mỗi buổi ngoại khóa khi nghe các thấy cô trao đổi về nghề nghiệp, em thấy hiểu rõ hơn về các nghề cũng như yêu cầu đối với nghề nghiệp đó. Đồng em nhận ra mình hợp với nghề sư phạm và quyết định sẽ chọn nghề sư phạm”.
Có thể khẳng định rằng nhà trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nhất là giúp cá em nhận ra năng lực của mình để có thể chọn nghề cho phù hợp. Không chỉ có vai trò cung cấp thông tin nghề nghiệp cho học sinh mà còn giúp học sinh nhận ra được khả năng của mình đối với một nghề nghiệp nhất định.
* Cha mẹ đối với sự lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 TrườngTHPT Mỹ Đức B.
Để tìm hiểu sự tác động của cha mẹ đối với iệc lựa chọn nghề nghiệp của con cái chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 10 trong mẫu phiếu điều tra. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.5.
Phương án Số lượng % A 77 41,4 B 5 2,7 C 16 8,6 D 26 14,0 E 62 33,3 Chú thích phương án:
A. Trao đổi, tìm tài liệu, thông tin liên quan đến nghề bạn chọn.B. Không quan tâm đến việc chọn nghề cho bạn. B. Không quan tâm đến việc chọn nghề cho bạn.