Giúp học sinh chuẩn bị chọn nghành nghề để thi vào các trường ĐH,CĐ.

Một phần của tài liệu Xu hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội (Trang 33 - 36)

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy đa số HS đã chọn phương án A(66,1%), tiếp theo là phương án D(17,2%), phương án B(12,4%), và chiếm tỷ lệ thấp nhất là phương án C(4,3%). Có sự chênh lệch giữa các phương án, nhất là giữa phương án A và các phương án khác.

Như vậy, chúng tôi có thể nhận thấy hầu hết các em đã nhận thức đúng về mục đích của GDHN trong nhà trường THPT thông qua tìm hiểu các tài liệu, sách báo, các bài giảng của giáo viên và các hoạt động ngoại khóa của nhà

trường. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là có khá nhiều em chọn phương án D: “Giúp học sinh chuẩn bị chọn nghành nghề để thi vào các trường ĐH,CĐ”

(17,2%). Như vậy, nhiều em hiểu chưa sâu về mục đích của hoạt động GDHN. Bên cạnh đó nhà trường lại chú ý nhiều đến công tác tuyển sinh chuẩn bị cho học sinh làm hồ sơ thi vào các trường đại học, cao đẳng và THCN cho nên đã khiến nhiều học sinh nhầm tưởng hoạt động này là mục đích của GDHN trong trường THPT.

Trong nhà trường, GDHN là một trong những hình thức hoạt động học tập của HS. Thông qua hoạt động này, mỗi HS phải lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, nắm được hệ thống các yêu cầu của từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn, phải có kĩ năng tự đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm - sinh lý của mình với hệ thống yêu cầu của nghề đang đặt ra. Qua đó, nhà trường sẽ giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp một cách phù hợp về nhu cầu, hứng thú, sở trường, đặc điểm tâm - sinh lý của mỗi HS, đồng thời phù hợp với điều kiện của mỗi HS cũng như nhu cầu về nhân lực của xã hội đối với nghề.

Nói chung, HS đã hiểu đúng về mục đích của hoạt động GDHN. Nhưng trao đổi với các em thì biết được mục đích của GDHN là một chuyện còn việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân lại là chuyện khác, các em vẫn chọn nghề theo ý muốn chủ quan của mình.

Về việc tham gia các hoạt động hướng nghiệp, qua trao đổi với một số thầy cô trong trường được biết: Trong các giờ sinh hoạt hướng nghiệp các em thường không tập chung nghe giảng, làm việc riêng, thậm chí các em không tham gia vì cho đó là giờ học môn phụ nên hầu như không quan tâm. Hoặc các em tham gia không được tự nguyện và thoải mái như các môn học khác đặc biệt là các môn học có liên quan đến thi tốt nghiệp hoặc thi Đại học. Điều này chứng tỏ rằng HS có nhận thức, có hiểu biết về giáo dục hướng

nghiệp nhưng cũng chỉ mang tính hình thức chứ chưa hiểu rõ bản chất của nó. Vì vậy HS tham gia phần lớn mang tính chất chống chế, bắt buộc mà đáng lẽ việc tham gia này phải là một hoạt động chủ yếu, quan trọng trong suốt quá trình HS lớp 12 lựa chọn nghề nghiệp. Những nguyên nhân trên đã góp phần không nhỏ làm cho các buổi học, buổi sinh hoạt hướng nghiệp diễn ra với hiệu quả thấp và cuối cùng thì HS vẫn lựa chọn nghề nghiệp một cách tự do, tự phát.

Điều đó cho thấy việc GDHN trong nhà trường cần phải được thay đổi về nội dung, phương pháp, cách tiến hành để thực sự phát huy vai trò của nó trong việc định hướng nghề nghiệp cho HS.

* Thời điểm xuất hiện nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12

trường THPT Mỹ Đức B.

Để tìm hiểu thời điểm xuất hiện nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của các em HS lớp 12 trường THPT Mỹ Đức B, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 3 trong mẫu phiếu điều tra. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Thời điểm xuất hiện nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 trường THPT Mỹ Đức B. Phương án Số lượng % A 46 24,7 B 94 50,3 C 40 21,5 D 6 3,5 Chú thích phương án: A. Từ khi học THCS. B. Từ khi học THPT. 35

Một phần của tài liệu Xu hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w