C. Khi đang làm hồ sơ thi ĐH,CĐ D Chưa có dự định gì.
2.2.2. Lựa chọn của học sinh lớp 12 trườngTHPT Mỹ Đức B sau khi tốt nghiệp THPT.
xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 chính là việc thực hiện những dự định nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT.
2.2.2. Lựa chọn của học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ Đức B sau khi tốt nghiệp THPT. khi tốt nghiệp THPT.
Để điều tra dự định nghề nghiệp của học sinh lớp 12 chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 trong phiếu điều tra. Kết quả thu được như sau:
- Phương án A. Thi ĐH, CĐ: Chiếm 91,4% - Phương án B. Đi học nghề: Chiếm 5,9%
- Phương án c. Đi làm giúp đỡ gia đình: Chiếm 2,7%
Từ kết quả trên có thể đi đến nhận định: sau khi tốt nghiệp THPT đa số HS dự định và có nhu cầu thi vào các trường Đại học, Cao đẳng. Khi
chúng tôi đưa ra câu hỏi rằng nếu như khả năng của các em không thể đỗ được năm đầu tiên thì các em có dự đinh như thế nào thì rất nhiều ý kiến nhận được là các em sẽ thi lại năm sau đó. Cũng có nhiều ý kiến khác đó là các em sẽ xem xét để học xuống Cao đẳng hoặc trung cấp, đi vào học nghề. Tỷ lệ thi ĐH CĐ chiếm hơn 90% cho thấy xu hướng muốn học cao chứ không muốn đi vào làm ngay hoặc đi học nghề chiếm tỷ lệ rất lớn. Nó phản ánh một thực trạng trong tư tưởng của giới trẻ đó là muốn làm “thầy” mà không muốn làm “thợ”. Xã hội không chỉ cần những người lãnh đạo giỏi mà còn cần những người thợ lành nghề, lực lượng đông đảo góp phần xây dựng, phát triển đất nước giàu đẹp. Nhất là khi đất nước đang bước vào thời kì CNH- HĐH, thời kì hội nhập khu vực và quốc tế thì đội ngũ công nhân đang giữ một vị trí quan trọng đóng góp chung vào việc xây dựng, giữ gìn và bảo vệ đất nước.
Tỷ lệ đi học nghề và đi làm nếu cộng lại chiếm khoảng 8,6%. Tỷ lệ đó rất thấp so với tỷ lệ thi ĐH, CĐ. Khi trao đổi, trò chuyện với những HS chọn phương án đi học nghề để giúp đỡ gia đình, chúng tôi được biết hầu hết những HS này nếu không phải là kết quả học tập không cao thì điều kiện gia đình không cho phép các em có thể học cao hơn nữa. Các em chọn giải pháp đi làm hoặc học nghề kết hợp đi làm để có thể giúp đỡ được gia đình. Tuy con số này không nhiều nhưng có thể nhận thấy một điều mới mẻ trong suy nghĩ của các em về vấn đề việc làm. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, hầu hết HS khi được tiến hành điều tra đều nhân thức được học lực của bản thân cũng như sự khó khăn của việc thi đại học...nghĩa là nhận thức được khả năng có thể hay không thể thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng. Nhưng hầu hết tất cả các em đều có hy vọng tìm kiếm sự may mắn là sẽ đỗ ĐH, CĐ. Một điều đáng nói là ngay cả những HS có học lực trung bình, yếu vẫn nộp hồ sơ thi Đại học mặc dù biết bản thân khó có thể thi đỗ, với
những suy nghĩ hết sức sai lầm như: thi cho biết; học tài thi phận; tìm kiếm vận may… Điều này gây ra sự lãng phí cho gia đình và xã hội, gây ra sự phức tạp cho công tác tuyển sinh của các trường Đại học và Cao đẳng.