E. Để bạn tự chọn nghề.
Từ bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy, cha mẹ học sinh đã quan tâm đến việc chọn nghề của các em. Tỷ lệ này chiếm 41,4% rất cao so với các phương án khác. Sau đó là tự bản thân quyết định nghề nghiệp của mình, tỷ lệ này chiếm 33,3%. Lý do chọn nghề có thu nhập cao chiếm 14,0%. Lý do muốn HS chọn nghề của gia đình chiếm 8,6%. Bên cạnh đó việc cha mẹ không quan tâm đến việc chọn nghề của con cái cung chiếm tỷ lệ 2,7%.
Gia đình ngay từ đầu luôn là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển mọi mặt của học sinh, trong đó có cả vấn đề định hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp cho các em. Cha mẹ luôn là những người gần gũi và hiểu các em nhất, cũng là người nắm được những sở thích, hứng thú cũng như nhu cầu của các em. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm giúp các em lựa chọn nghề nghiệp cũng như giúp đỡ các em về vấn
đề việc làm sau khi các em tốt nghiệp ra trường. Cho nên tỷ lệ cha mẹ quan tâm đến việc chọn nghề cho các em chiếm tương dối cao(41,4%).
Tuy nhiên, sự tác động của cha mẹ cũng có tính hai mặt. Bên cạnh việc giúp con nhận ra những năng lực, hứng thú, cũng như sở trường của HS để tư vấn cho con chọn đúng ngành nghề yêu thích và phù hợp với bản thân thì nhiều khi cha mẹ cũng áp đặt các em phải theo ý kiến của mình, chọn những nghề phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình nhưng các em không thích hoặc không có đầy đủ năng lực. Dẫn đến nhiều trường hợp bỏ học, bỏ nghề giữa chừng trong quá trình học. Đó là điều hết sức đáng tiếc cho các em HS.
Nhưng cũng phải khẳng định cha mẹ có vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp của HS.
Bên cạnh việc cha mẹ trao đổi thông tin về nghề với HS thì không ít HS tự quyết định việc chọn nghề của mình. Tỷ lệ này chiếm tương đối lớn 33,3%. Qua điều tra tìm hiểu chúng tôi được biết , trước hết là do hứng thú, năng lực sở trường, nhu cầu của cá nhân. Ngoài ra các em thích tự mình quyết định tương lai của mình, tự chọn nghề nghiệp cho bản thân nhằm khẳng định với cha mẹ sự trưởng thành, tự quyết định cuộc sống, nghề nghiệp sau này của mình. Lý do khác là cha mẹ mải làm ăn nên không quan tâm nhiều đến con cái đã làm cho HS lớp 12 đa số là tự quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình, tỉ lệ 33,3% phần nào khẳng định điều đó. Điều này là cơ sở tốt để hình thành tính tự lập, độc lập trong cuộc sống của HS lớp 12 và hơn nữa là các em có điều kiện để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Nhiều gia đình ngược lại, mong muốn con cái chọn nghề của gia đình. Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi được biết, hầu hết chỉ những gia đình làm kinh doanh, buôn bán hoặc công nhân viên chức đều mong con cái chọn nghề của gia đình, sau này dễ xin việc. Hoặc những gia đình không đủ điều kiện tài chính thì mới để con theo nghề gia đình. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng khá thấp(2,7%).
Lí do chọn nghề do có thu nhập cao và dễ kiếm việc làm sau khi ra trường tuy chỉ chiếm 14% nhưng cũng phản ánh xu hướng lựa chọn nghề nghiệp hiện nay của các em trong thời kì nền KTTT. Không phỉ gia đình cũng đủ tài chính để xin việc cho con, vì vậy nên niều HS phải tính đến khả năng xin việc dễ dàng sau khi ra trường, cũng như tính đén thu nhập của nghề sau này phải đủ sống. Điều này hoàn toàn phù hợp với HS lớp 12 ở vùng nông thôn. Đây cũng là lí do để các em bắt đầu có xu hướng lựa chọn những nghề cho thu nhập cao mặc dù có thể không phù hợp với năng lực, sức khoẻ và sở thích của bản thân.
* Tìm hiểu các yếu tố tác động tới việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ Đức B.
Trước khi quyết định chọn một nghề nào các em cũng phải trải qua một giai đoạn tìm hiểu,cân nhắc, thăm hỏi ý kiến nhưng người có kinh nghiệm hơn minh như thầy cô, cha mẹ, bạn bè…Chính những cuộc trao đổi này đã hình thành ở các em xu hướng chọn nghề dựa trên sự tin tưởng uy tín của người được hỏi. Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã đưa hai ra câu hỏi: “Bạn thường trao đổi tâm sựvới ai về việc lựa chọn nghề nghiệp của mình?” và “Bạn thường tìm hiểu thông tin nghề ở đâu?”. Hai câu hỏi này nhằm làm rõ hơn những yếu tố tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các em. Kết quả chúng tôi nhận được như sau:
- 24/40 HS được hỏi nói thường xuyên trao đổi với cha mẹ, người thân trong gia đình, chiếm tỷ lệ 60%.
- 10/40 HS nói thường xuyên trao đổi vói bạn bè, chiếm tỷ lệ 25%
- 2/40 HS nói tự mình tìm hiểu không tham khảo ý kiến của mọi người, chiếm tỷ lệ 5%.
- 4/40 HS khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp có tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo, những người trực tiếp dạy dỗ các em, chiếm tỷ lệ 10%.
Theo các em cha mẹ là những người có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn nghề nghiệp của các em. Cha mẹ không chỉ là những người có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, trong xã hội có thể cung cấp thông tin về nghề nghiệp cho các em mà còn ủng hộ các em trong suốt quá trình học tập cũng như học nghề. Là người sẽ giúp đỡ các xin việc sau khi tốt nghiệp ra trường. Chính vì lẽ đó mà hầu hết các em thường xuyên trao đổi ý kiến với cha mẹ. Lý giải điều này bạn Đức Nam lớp 12A3 nói “Tự bản thân mình thì khó xin được việc lắm nên phải chọn nghề nào mà cho mẹ có thể xin việc được cho mình”. Còn theo bạn Thu Uyên lớp 12A2 thì “ cha mẹ rất hiểu em, biết rõ những sở thích cũng như năng lực của em nên sẽ tư vấn cho em chọn nghề phù hợp với mình”. Tuy có những ý kiến khác nhau nhưng có thể kết luận rằng sự tác động của cha mẹ góp phần hình thành xu hướng nghề nghiệp của HS.
Số HS nói thường xuyên trao đổi với bạn bè cũng chiếm tỷ lệ khá( 25%). Điều này chứng tỏ một thực tế là các em học sinh khi chơi cùng một nhóm sẽ hiểu nhau nên khi chọn nghề thường xuyên hỏi ý kiến nhau, tư vấn chọn nghề cho nhau. Dẫn đến hiện tượng là cùng rủ nhau thi cùng một nghề, một trường. Trao đổi nghề với ban bè cũng có tính hai mặt, bên cạnh việc giúp nhau nhận ra năng lực, sở trường, chọn đúng ngành nghề thì cũng có hiện tượng rủ nhau thi theo phong trào, “thi cho vui”… Đây là một lãng phí rất lớn cho gia đình, nhà trường cũng như trong công tác tuyên sinh ở các trường ĐH, CĐ.
Tham khảo ý kiến của các thầy cô cũng như tự bản thân HS tìm hiểu nghề nếu cộng vào chiếm 15% thấp hơn so với những ý kiến vừa phân tích trên. Điều này chứng tỏ rằng công tác hướng nghiệp trong nhà trường cũng chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa làm cho HS cảm thấy tin tưởng. Cho nên khi trả lời câu hỏi “bạn thường tìm iêu thông tin nghề ở đâu?”, thì phần lớn các em trả lời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, internet…Về câu hỏi này, em Nguyễn Quỳnh Trang trả lời: “ Ở trường chúng em cũng được thầy cô cung cấp một số thông tin cơ bản về một số nghề. Nhưng chủ yếu chúng em tìm hiểu trên internet vì ở đây chúng em có thể tìm
thấy rất nhiều thông tin liên quan đến những nghề mà mình thích rồi qua đó chúng em có thể đưa ra quyết định cuối cùng cho mình”. Như vậy, các phương tiện thông tin truyền thông cũng có tác động không nhỏ đến việc hình thành xu hướng nghề của HS, nhất là trong giai đoạn kinh tế hội nhập hiện nay, HS có nhiều điều kiện để sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại cũng như việc tiếp cận các nguồn thông tin khổng lồ, đây cũng là con đường lý tưởng nhưng rất tự nhiên giúp HS có sự hiểu biết về các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội một cách sinh động, và chính sự hiểu biết này đã làm thay đổi động cơ hành vi chọn nghề của HS. Sự ảnh hưởng tích cực của các nguồn thông tin này sẽ là cơ sở đúng đắn để các em lụa chọn nghề một cách phù hợp.
Ý kiến của những người xung quanh không có ý nghĩa quyết định cho sự lựa chọn nghề nghiệp của HS nhưng đó chính là những nguồn thông tin bổ ích để HS tham khảo làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, đúng đắn nhất.
2.2.4. Khó khăn, thuận lợi khi lựa chọn.
Lựa chọn nghề nghiệp đối với HS là một công việc khó khăn, những khó khăn này tùy thuộc vào mức độ của mỗi HS gây cản trở cho HS chọn nghề không phù hợp. Để tìm hiểu những khó khăn của HS trong quá trình chọn nghề chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 11 trong mẫu phiếu điều tra. Chúng tôi xử lý bằng cách xếp hạng những phương án đã cho. Phương án nào chiếm nhiều số phiếu nhất sẽ đứng ở vị trí thứ nhất và tương tự như thế đến vị trí cuối cùng nhằm tìm hiểu xem đối với HS nguyên nhân nào là chủ yếu gây khó khăn cho các em trong việc chọn nghề.
Bảng 2.6: Những khó khăn HS lớp 12 trường Mỹ Đức B gặp phải khi chọn nghề. Phương án Số lượng đáp án % A 14 8,9 B 48 30,4 51
C 12 7,6
D 42 26,5
E 18 11,4
F 24 15,2
Chú thích phương án:
A. Không được tư vấn nghề.
B. Chọn được nghề nhưng năng lực hạn chế.