CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Trao đổi Hệ thống chuẩn mực Kế toán – Kiểm toán Việt Nam (Trang 151 - 152)

- Học chuẩn mực phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới hiểu đúng từng câu

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Nguyễn Huyền Hương CQ50/22.06

rong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã và đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh không chỉ diễn ra trong phạm vi từng quốc gia mà đã phát triển theo hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên do đặc điểm lịch sử, kinh tế, pháp luật và thậm chí là cả văn hóa giữa các quốc gia thì luôn có sự khác biệt nên các thông tin tài chính được soạn thảo theo các chuẩn mực và thông lệ của từng quốc gia. Từ đó dẫn đến có sự khác biệt rất lớn về thông tin tài chính giữa các nước.

T

Kế toán, kiểm toán có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin tài chính, là nền tảng cho việc ra quyết định kinh doanh, đồng thời đã trở thành một bộ phận cấu thành trong hệ thống công cụ quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh.

Để có thể hiểu, đo lường, so sánh và cung cấp được các thông tin tài chính giúp cho hoạt động kinh doanh thành công bất kể sự khác nhau về vị trí địa lý hay thời gian là một thách thức rất lớn và là một vấn đề đặt ra đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam trong quá trình hội nhập.

1.Tổng quan về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán –kiểm toán

Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Trong đó, giai đoạn 2006 -2010 là giai đoạn củng cố hội nhập. Giai đoạn 2006- 2010 này,Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Đến giai đoạn 2010 – 2020 là giai đoạn hội nhập năng động, Việt Nam sẽ hội nhập toàn diện, bình đẳng với các nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, chúng ta có cả nhập khẩu và xuất khẩu dịch vụ kế toán, kiểm toán. Trong tiến trình hội nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cam kết với các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế việc cải cách hệ thống kế toán Việt Nam trong đó có cam kết về hoàn thiện một hệ thống chuẩn mực kế toán hoàn chỉnh và phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Theo lộ trình đó, Bộ Tài chính đã nghiên cứu soạn thảo và từng bước ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Từ năm 2001 cho đến nay, chúng ta đã ban hành 5 đợt với 26 chuẩn mực. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ra đời đã tạo dựng khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, tạo ra môi trường kinh tế bình đẳng, làm lành mạnh hóa các quan hệ và các hoạt động tài chính và quan trọng hơn là tạo ra sự công nhận của quốc tế đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.

2.Thực trạng chuẩn mực kế toán Việt Nam hiên nay

Một phần của tài liệu Trao đổi Hệ thống chuẩn mực Kế toán – Kiểm toán Việt Nam (Trang 151 - 152)