Về khả năng hài hòa giữa CMKT Việt Nam với CMKT quốc tế

Một phần của tài liệu Trao đổi Hệ thống chuẩn mực Kế toán – Kiểm toán Việt Nam (Trang 42 - 43)

I. Một số nét nhìn nhận, đánh giá khái quát hệ thống CMKT Việt Nam

1.1. Về khả năng hài hòa giữa CMKT Việt Nam với CMKT quốc tế

CMKT Việt Nam với CMKT quốc tế

Với mục tiêu đáp ứng yêu cầu hội nhập, từ năm 1996, Việt Nam đã nghiên cứu toàn bộ hệ thống CMKT quốc tế (IAS) và CMKT của một số quốc gia trong khu vực nhằm xác định điều kiện và khả năng áp dụng cho nền kinh tế Việt Nam. Hệ thống các VAS được nghiên cứu, xây dựng dựa trên cơ sở các IAS và chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) được cập nhật mới nhất. Với 26 CMKT đã ban hành cho đến nay cho thấy:

a) Sự hài hòa tương đồng:

- Hệ thống CMKT Việt Namlà khá hoàn chỉnh, hài hòa ở mức độ cao so với hệ thống CMKT quốc tế. VAS cơ bản phù hợp với IAS và IFRS không chỉ về nội dung, về cơ sở đánh giá, ghi nhận và trình bày trên BCTC mà còn cả về hình thức trình bày.

- Từng CMKT đã được dịch ra tiếng Anh tạo điều kiện cho các nhà đầu t- ư nước ngoài, các nước thành viên trong khu vực và trên toàn thế giới có thể tiếp cận dễ dàng với hệ thống CMKT Việt Nam. Điều này không chỉ góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp thời với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường, mà quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

- Trong quá trình phát triển, từ việc chỉ chú trọng phát triển kế toán phục vụ cho mục đích thu thuế,Việt Nam đã có

những nỗ lực chuyển đổi phát triển một hệ thống kế toán toàn diện hơn, được cộng đồng thế giới áp dụng IFRS thừa nhận.

b) Những điểm khác biệt: Nếu so

sánh nội dung giữa các CMKT Việt Nam đã ban hành với các CM kế toán quốc tế chúng ta sẽ thấy còn có sự khác biệt nhất định:

- Một số điểm của CM này trình bày cụ thể hơn CM kia và ngược lại, hoặc còn một vài khác biệt về cách dùng thuật ngữ, hoặc về các phương pháp được áp dụng, phạm vi trình bày.

- Hiện nay số lượng các CMKT của Việt Nam so với CMKT quốc tế cũng chưa tương đương (Quốc tế có 51 CM, Việt Nammới ban hành 26 CM)

- Đồng thời “tinh thần kế toán độc lập” của CMKT quốc tế vẫn còn giới hạn trong các VAS.

- Hiện nay các quy tắc kế toán còn bị bó buộc trong một vài hệ thống tài khoản đã định sẵn và các bước hạch toán đã vạch sẵn cho từng giao dịch cụ thể là chưa phù hợp với tinh thần của IFRS. Những quy định kế toán cứng nhắc này sẽ là một trở ngại trong việc phát triển kế toán chuyên nghiệp, hoặc hạn chế những kế toán viên có trình độ chuyên môn cao phát huy năng lực của mình.

Sự khác biệt như trên thật dễ hiểu vì quan điểm xây dựng hệ thống CMKT Việt Nam là phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợp với đặc thù về trình độ phát triển kinh tế, cơ chế chính trị, hệ thống pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kế toán của Việt Nam. Những khác biệt này cũng chỉ là tạm thời

và ngày càng thu hẹp khi nền kinh tế Việt Nam phát triển đến mức độ cao hơn, nguồn nhân lực kế toán tốt hơn,… các VAS sẽ được tiếp tục hoàn thiện ở mức độ cao hơn, thống nhất cao hơn với các IAS và IFRS.

1.2. Về khả năng thực thi của hệthống CMKT Việt Nam trong thực tiễn

Một phần của tài liệu Trao đổi Hệ thống chuẩn mực Kế toán – Kiểm toán Việt Nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w