I. Một số nét nhìn nhận, đánh giá khái quát hệ thống CMKT Việt Nam
2. Một số ý kiến hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
TRAO ĐỔI VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ
Trần Việt Dũng CQ50/21.02
huế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là nguồn thu quan trọng của nền kinh tế đất nước. Doanh nghiệp đóng thuế đầy đủ sẽ giúp cho Nhà nước có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện các chính sách cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển nền kinh tế đất nước cũng như bảo vệ an ninh quốc phòng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải xác định và hạch toán đầy đủ, đúng đắn số thuế TNDN trong từng kỳ kế toán để vừa làm tròn trách nhiệm đối với xã hội đồng thời cũng đảm bảo được lợi ích của doanh nghiệp. Chính vì điều này, Chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế TNDN đã được ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC vào ngày 31/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để đưa ra quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế TNDN.
T
Kế toán thuế TNDN là việc kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của
thuế TNDN trong năm hiện hành và trong tương lai của:
- Việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
- Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Bài viết này tập trung chủ yếu vào nội dung hạch toán thuế thu nhập hoãn lại và tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Một số khái niệm cơ bản:
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả:
Là thuế TNDN mà doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả:
Thu TNDN hoãn lại phải trả
= Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế trong
năm
x Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành Chênh lệch tạm thời chịu thuế
trong năm: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:
Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong
tương lai tính trên các khoản: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. Công thức xác định Tài sản thuế TNDN hoãn lại :
Hội thảo khoa học SV “Trao đổi về hệ thống chuẩn mực Kế toán - Kiểm toán Việt Nam” Tài sản thuế thu nhập hoãn lại = Tổng chênh lệch tạm thời được khấu
trừ phát sinh trong năm
+
Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng
X
Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện
hành Chênh lệch tạm thời được khấu
trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
- Chênh lệch tạm thời: Là chênh
lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hay Nợ phải trả trong Bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này.
Để phản ánh khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả, tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Chuẩn mực kế toán số 17 được ban hành và công bố tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính quy định kế toán sử dụng Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Tài khoản 8212- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại, Tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Từ các khái niệm cơ bản nêu trên cho thấy trong năm tài chính, tại doanh nghiệp sẽ phát sinh Thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoặc Tài sản thuế thu nhập hoãn lại khi phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế hoặc chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Nguyên nhân làm phát sinh chênh lệch tạm thời là do có sự khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán, các khoản chênh lệch phát sinh do cơ quan thuế chưa chấp nhận ngay trong kỳ/năm các khoản doanh thu/chi phí đã ghi nhận theo chuẩn mực và chính sách
kế toán mà doanh nghiệp đã áp dụng. Cụ thể:
+ Theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định 164/20013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí hợp lý + Thu nhập khác
+ Theo chế độ tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí kinh doanh + Thu nhập khác.
Theo các quy định trên, đối với thu nhập khác không có sự khác nhau nhiều về nội dung, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy sự khác biệt chủ yếu thường ở các chỉ tiêu doanh thu và chi phí, đặc biệt là đối với chi phí khấu hao TSCĐ.
Theo quy định của Thông tư số 128/2003/TT-BTC, TSCĐ được trích khấu hao vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế phải bảo đảm các điều kiện đó là: TSCĐ phải sử dụng vào sản xuất kinh doanh; có đầy đủ hoá đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh TSCĐ thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh... Một số doanh nghiệp được chuyển đổi từ các hộ kinh doanh có sử dụng các TSCĐ của cá nhân vào hoạt động sản xuất kinh doanh của 48
Hội thảo khoa học SV “Trao đổi về hệ thống chuẩn mực Kế toán - Kiểm toán Việt Nam”
doanh nghiệp nhưng không có hoá đơn chứng từ; cũng không có giấy chứng nhận quyền sở hữu: Trong trường hợp này xét về nguyên tắc, các TSCĐ có thực sự tham gia vào quá trình sản xuất, doanh nghiệp hạch toán đúng quy định nhưng vẫn không đủ điều kiện để tính và trích khấu hao vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế vì không có giấy tờ hợp pháp chứng minh.
Cũng theo quy định tại Thông tư số 128/2003/TT-BTC và Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC thì cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. TSCĐ đó phải là máy móc, thiết bị; dụng cụ đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm, khi thực hiện khấu hao nhanh cơ sở kinh doanh phải đảm bảo có lãi.
Thực chất khấu hao nhanh cũng đồng nghĩa với việc xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với khung thời gian sử dụng quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC. Chỉ khi kết thúc năm tài chính doanh nghiệp mới biết được hiệu quả sản xuất kinh doanh là cao hay thấp, có lãi hay không do vậy doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện việc khấu hao nhanh vào tháng cuối năm. Trong khi đó việc đăng ký trích khấu hao phải thực hiện từ đầu năm, hàng tháng tạm trích khấu hao như thế nào cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Hãy cùng xem xét hai ví dụ về việc trích khấu hao TSCĐ có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến việc xác định số thu nhập chịu
thuế của doanh nghiệp (làm phát sinh khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả, tài sản thuế thu nhập hoãn lại - thuộc đối tượng điều chỉnh của chuẩn mực kế toán số 17):
Ví dụ 1: Năm 2013, Công ty Việt Á mua tài sản cố định A có giá là 12.000.000 đồng, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 3 năm.Thu nhập chịu thuế đã được kế toán xác định là 960.000.000 đồng, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%. Giả sử công ty chỉ có tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến TSCĐ A.
+ Theo tính toán của kế toán: Với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%, công ty xác định thuế TNDN năm 2013 là 268.800.000 đồng (960.000.000 đồng x 28%).
+ Tuy nhiên, theo cơ quan thuế thì thời gian hữu dụng của TSCĐ A là 6 năm. Mức khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí năm 2013 theo cơ quan thuế chỉ là 2.000.000 đồng chứ không phải là 4.000.000 đồng như công ty đã xác định. Như vậy, chi phí cho sản xuất kinh doanh theo kế toán giảm 2.000.000 đồng, đồng nghĩa với việc thu nhập chịu thuế tăng 2.000.000 đồng.
Lúc này, công ty sẽ phải nộp thêm số thuế TNDN là 560.000 đồng (2.000.000 đồng x 28%). Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận:
Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại : 560.000 đồng
Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 560.000 đồng.
Ví dụ 2: Năm 2013, Công ty Việt Trung mua tài sản cố định B có giá là 49
Hội thảo khoa học SV “Trao đổi về hệ thống chuẩn mực Kế toán - Kiểm toán Việt Nam”
24.000.000 đồng, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 6 năm, theo thuế là 3 năm. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%. Thu nhập chịu thuế năm 2013 đã được Công ty xác định là 780.000.000 đồng. Giả sử công ty chỉ có thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến TSCĐ B.
+ Theo tính toán của kế toán: Với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%, công ty xác định thuế TNDN năm 2013 là 218.400.000 đồng (780.000.000 đồng x 28%).
+ Tuy nhiên, theo cơ quan thuế thì thời gian trích khấu hao của TSCĐ B là 3 năm. Mức khấu hao TSCĐ B được tính vào chi phí năm 2013 theo cơ quan thuế là 8.000.000 đồng chứ không phải là 4.000.000 đồng như công ty đã ghi nhận. Như vậy, chi phí cho sản xuất kinh doanh theo cơ quan thuế tăng 4.000.000 đồng so với kế toán, đồng nghĩa với việc thu nhập chịu thuế giảm 4.000.000 đồng.
Lúc này, công ty sẽ phải ghi nhận số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là 1.120.000 đồng (4.000.000 đồng x 28%), kế toán hạch toán:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 1.120.000 đồng.
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại : 1.120.000 đồng.
Một số tài liệu tham khảo:
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12
- Thông tư 20/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 4. 20/03/2006
- Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC vào ngày 31/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Thông tư số 128/2003/TT-BTC - Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC
Hội thảo khoa học SV “Trao đổi về hệ thống chuẩn mực Kế toán - Kiểm toán Việt Nam”
Hội thảo khoa học SV “Trao đổi về hệ thống chuẩn mực Kế toán - Kiểm toán Việt Nam”