I. Một số nét nhìn nhận, đánh giá khái quát hệ thống CMKT Việt Nam
1.2. Về khả năng thực thi của hệ thống CMKT Việt Nam trong thực tiễn
a) Những điểm thuận lợi:
- Có thể khẳng định, tính thực thi của hệ thống CMKT Việt Namtrong thực tiễn là khá cao. Bởi vì, ngay khi bắt đầu việc nghiên cứu và xây dựng hệ thống CMKT, chúng ta đã xác định quan điểm là các CMKT Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở phù hợp với CMKT quốc tế nhưng phải phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội - pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai gần.
- Quá trình soạn thảo CMKT do Bộ Tài chính tiến hành đã huy động và thu hút sự tham gia của đông đảo các chuyên gia từ nghiên cứu lý luận đến thực tiễn và có sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài, nên công việc soạn thảo đã tiến hành nhanh chóng, đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Thực tế cho thấy, kể từ khi hệ thống CMKT Việt Namra đời cho đến nay đã góp phần đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, mở cửa về dịch vụ kế toán. Việc ghi nhận và trình bày BCTC theo thông lệ kế toán quốc tế đã tạo cho kế toán Việt Nam có tiếng nói chung với bạn bè quốc tế, tạo sự thu hút của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các làn sóng đầu tư vào Việt Nam dưới nhiều hình thức ngày càng gia tăng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của
nền kinh tế Việt Namtrong thời gian gần đây.
- Hệ thống CMKT Việt Nam góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoánViệt Nam. Hệ thống CMKT đảm bảo tính thống nhất trong ghi chép kế toán, trình bày và thuyết minh BCTC của các DN. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển của thị trường chứng khoán vì yêu cầu đặt ra đối với các công ty niêm yết là phải công khai, minh bạch thông tin và báo cáo tài chính trung thực. Do đó, hệ thống CMKT ra đời càng chứng tỏ tầm quan trọng trong việc thúc đẩy TTCK phát triển.
- Việt Nam đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với việc đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác ngoài DNNN. Khác hẳn so với trước đây, chúng ta đã có những chính sách tài chính riêng biệt, quy định đối với các DNNN mà không quy định đối với doanh nghiệp cổ phần và TNHH, từ đó, không tạo ra môi trường bình đẳng và sự đồng nhất, có thể so sánh được. Còn ngày nay, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, bình đẳng hơn đòi hỏi các DN phải công khai thông tin một cách hữu hiệu hơn để tăng cường thu hút đầu tư. Vì vậy, hệ thống CMKT với mục tiêu là các báo cáo tài chính phải phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp và phải so sánh được các DN với nhau, không phải chỉ so sánh giữa các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, mà của cả doanh nghiệp Việt Nam so với những doanh nghiệp nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể so với doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, mục tiêu của chuẩn mực kế toán là rất cao và khác hẳn với cơ chế chính sách mà Việt Namđã có từ những năm trước. Hệ
thống CMKT đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành “sân chơi” bình
đẳng- ích nước, lợi doanh nghiệp.
- Hệ thống CMKT có vai trò không nhỏ trong việc quản lý tài chính tầm vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan chức năng như thuế, thanh tra tài chính… Khi gia nhập WTO, Việt Namcam kết mở cửa hội nhập về dịch vụ kế toán, kiểm toán. Kế toán, kiểm toán đã trở thành một nghề nghiệp được xã hội và pháp luật thừa nhận thì sự cần thiết phải có CMKT để hướng dẫn và kiểm tra là tất yếu. Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước, hệ thống CMKT là một trong những cơ sở để kiểm tra, kiểm soát đánh giá trách nhiệm của kế toán và những người có liên quan đồng thời thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng nghề nghiệp của chính các cơ quan quản lý này. Vì vậy, đội ngũ cán bộ thuế, thanh tra tài chính... phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ kế toán thường xuyên mới đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Thực tế vận dụng VAS vào thực tiễn cho thấy về cơ bản nội dung của các VAS là có sự thống nhất, không có sự xung đột với các cơ chế tài chính hiện hành nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong quá trình thực hiện.
b) Những vướng mắc và khó khăn:
- Đội ngũ những người làm nghề kế toán ở các DN, thậm chí cả các cán bộ ở các cơ quản lý chức năng còn chưa thật sự chủ động cập nhật, chưa nắm bắt hết được nội dung của các CM làm cho hiệu quả công tác triển khai các CM vào thực tiễn còn hạn chế. Thói quen chờ đợi sự hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính rồi vận dụng máy móc tồn tại trong một bộ
phận không nhỏ những người làm công tác kế toán hiện nay. Thực trạng này đặt ra vấn đề cần đào tạo bồi dưỡng để tạo nguồn nhân lực kế toán đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
- Thực tế kế toán ở các doanh nghiệp và đơn vị chủ yếu quan tâm đến chế độ kế toán, các văn bản hướng dẫn chế độ kế toán, thường ít quan tâm đến các chuẩn mực kế toán.
- Còn có sự chưa thống nhất trong một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng giữa CMKT với các văn bản pháp luật có liên quan như Luật Đầu tư nước ngoài, Luật thuế... đòi hỏi phải có sự điều chỉnh để các DN trong quá trình thực hiện sẽ thuận lợi hơn.
2. Một số ý kiến hoàn thiện hệthống chuẩn mực kế toán Việt Nam