BẢN CHẤT CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO NHẬP SAU – XUẤT TRƯỚC TRONG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ

Một phần của tài liệu Trao đổi Hệ thống chuẩn mực Kế toán – Kiểm toán Việt Nam (Trang 56 - 60)

I. Một số nét nhìn nhận, đánh giá khái quát hệ thống CMKT Việt Nam

BẢN CHẤT CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO NHẬP SAU – XUẤT TRƯỚC TRONG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ

2. Một số ý kiến hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

BẢN CHẤT CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO NHẬP SAU – XUẤT TRƯỚC TRONG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ

XUẤT TRƯỚC TRONG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ 02

Bùi Thị Quế Phương CQ50/22-01

huẩn mực kế toán quy định, hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế ( IAS). Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật về kế toán- kiểm toán hiện nay vẫn còn một số hạn chế, chưa hoàn toàn đồng bộ, và chưa thật sự phù hợp với thông lệ quốc tế đã tạo không ít khó khăn cho những kế toán viên, kiểm toán viên hay những nhà quản trị. Một trong những điểm không hài hòa giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế phải kể đến là phương pháp tính giá hàng tồn kho được nêu trong chuẩn mực kế toán 02 – chuẩn mực hàng tồn kho.

C Mục đích của chuẩn mực kế toán

quốc tế số 2 (IAS 2) và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 2 (VAS2) đều quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí, ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi số kế toán và lập báo cáo tài chính. Nhưng VAS 2 dùng cả 4 phương pháp tính giá hàng tồn kho là: giá đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước (FIFO) và nhập sau xuất trước (LIFO) còn IAS 2 không chấp nhận phương pháp LIFO kể từ lần sửa đổi vào tháng 12/2003. Theo đó rất nhiều công ty đang áp dụng phương pháp LIFO sẽ phải chuyển sang sử dụng phương pháp tính giá khác cho dù LIFO có lợi về thuế tại Mỹ. Mặc dù LIFO được chấp nhận bởi chuẩn mực kế toán Mỹ (US. GAAP), việc không áp dụng LIFO vì lý do thuế vẫn còn đang là vấn đề tranh cãi.

Hội thảo khoa học SV “Trao đổi về hệ thống chuẩn mực Kế toán - Kiểm toán Việt Nam”

LIFO, viết tắt của "last-in-first- out" là một phương pháp kiểm kê chi phí trong đó giả định rằng các đơn vị sản phẩm cuối cùng nhập kho là đơn vị sản phẩm đầu tiên được bán ra trong niên độ kế toán . Như vậy, hàng tồn kho vào cuối năm bao gồm các sản phẩm hàng hóa được nhập kho vào đầu năm, chứ không phải ở cuối năm. Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp ít danh điểm vật tư và số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.

Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại. Chi phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của hàng tồn kho, làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chính xác hơn. Phương pháp này đặc biệt đúng trong thời kỳ lạm phát.

Nếu chi phí và doanh thu phải phù hợp với nhau thì trị giá vốn hàng xuất bán cũng phải tương ứng với doanh thu trong kỳ. Mặc dù chi phí của những lần mua hàng tồn kho gần nhất không nhất thiết sẽ giống như trị giá vốn của những sản phẩm thay thế nhưng đó vẫn là chi phí hiện hành nhất. Do đó chi phí của những lần mua gần nhất tương đối sát với giá trị những sản phẩm thay thế. Vì điều này mà trong thời kỳ lạm phát, giá cả có xu hướng tăng, thông tin về giá vốn xuất bán của hàng tồn kho bị đẩy lên cao, thu nhập thuần phản ánh quá thấp dẫn đến số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá khác. Vào cuối những năm 20 của thế kỷ 20, hãng sơn Dupont và hãng xe Geneneeral Motor của Hoa Kỳ đã chuyển từ phương pháp FIFO

sang phương pháp LIFO, mỗi doanh nghiệp đã chi trả tiền thuế thu nhập thấp hơn khoảng 150 triệu USD, cùng lúc đó các doanh nghiệp này đã báo cáo thu nhập thuần cho các cổ đông thấp hơn so với thu nhập thuần mà có được do hãng vẫn sử dụng phương pháp FIFO báo cáo tài chính cho các cổ đông. Ngoài ra đây cũng là lý do để doanh nghiệp có thể trì hoãn việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy thuế là nguyên nhân làm cho phương pháp LIFO vẫn còn được áp dụng ở một số nước. Một ưu điểm nữa mà phương pháp này đem lại là nó giúp cải thiện dòng tiền luân chuyển. Do số thuế phải nộp ít hơn và thời gian nộp thuế được trì hoãn nên các doanh nghiệp có thể sử dụng khoản tiền dùng để nộp thuế đầu tư cho các hạng mục khác. Mặt khác trong thời kì giá hàng tồn kho giảm, LIFO được chọn như cách để triệt tiêu lượng hàng tồn kho nhập giá cao đầu kỳ mà không phải trích lập quỹ dư phòng giảm giá hàng tồn kho. Điển hình như công ty đầu tư thương mại SMC ( phân phối và sản xuất thép xây dựng) bất ngờ thay đổi phương pháp ghi nhận hàng tồn kho khi giá thép giảm vào năm 2008. SMC đã chọn LIFO với mục đích triệt tiêu lượng thép được nhập với giá cao dẫn đến trong báo cáo cuối quý 4 năm 2008 SMC lãi được 13,3 tỷ đồng trong khi công ty Hòa Phát lỗ 232 tỷ đồng.

Ngoài những ưu điểm trên phương pháp LIFO có một số nhược điểm như sau:

Một là nó dẫn đến thu nhập thuần

của doanh nghiệp giảm trong điều kiện lạm phát. Các nhà quản lý doanh nghiệp dường như thích việc báo cáo lãi thuần tăng hơn là thấy thuế phải nộp giảm đi. Lí 57

Hội thảo khoa học SV “Trao đổi về hệ thống chuẩn mực Kế toán - Kiểm toán Việt Nam”

do của điều này chính bởi vì các nhà quản lý trong doanh nghiệp sợ rằng các nhà đầu tư sẽ hiểu nhầm về khả năng sinh lãi và thu hồi vốn của họ khi đầu tư vào doanh nghiệp.

Hai là theo phương pháp này hàng

tồn kho có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán. Nếu giả định lần mua mới nhất của hàng tồn kho sẽ được xuất hết cho sản xuất dẫn đến tồn kho cuối kỳ còn lại trong kho sẽ là số hàng tồn kho mua đầu kỳ. Việc sử dụng trong thời kỳ lạm phát sẽ tính được giá trị thấp nhất của hàng tồn kho tồn kho cuối kì vì nó sẽ đánh giá theo giá đã tồn tại hoặc khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động. Vì vậy đây không phải là thông tin tin cậy về giá trị hàng tồn kho tồn kho trên bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, trên thực tế những hàng tồn kho được nhập kho từ trước vẫn thường được coi như đã được tiêu thụ khi lượng hàng tồn kho giảm. Chính vì biểu hiện thiếu tin cậy về dòng vận động vật chất của hàng tồn kho tồn kho nên LIFO có thể gây ra những đánh giá sai lệch về lợi nhuận thuần hoặc lỗ. Chính vì những nhược điểm và việc sử dụng với mục đích thuế khóa mà LIFO đã không được phép áp dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 02.

Vì những mặt hạn chế của phương pháp LIFO được nêu trên và để đảm bảo tính minh bạch trên báo cáo tài chính mà cuối năm 2003 IAS đã không chấp nhận sử dụng phương pháp này. Nhưng hiện nay Việt Nam và một số nước khác vẫn còn sử dụng có thể những nguyên nhân sau: VAS về cơ bản được soạn thảo dựa trên các IAS/IFRS tương ứng được ban hành đến cuối năm 2003, nhưng sau đó không được cập nhật những sửa đổi của IAS liên quan và IFRS mới được ban hành sau năm 2003. Mặt khác, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn khá non trẻ, Việt Nam mới phát triển kinh tế thị trường từ những năm cuối của thế kỷ 20, thị trường vốn của Việt Nam là một trong những thị trường non trẻ trên thế giới, thời gian hình thành chưa được lâu. Và việc định hướng phát triển của VAS để phục vụ cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn không mạnh như IAS/IFRS; nhu cầu của Việt Nam về một hệ thống kế toán phức tạp và hợp lý như IAS/IFRS để phục vụ thị trường vốn là chưa cấp bách. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay, nhiều đối tượng sử dụng báo cáo tài chính chưa có nhu cầu thực sự đối vối thông tin tài chính chất lượng cao vì thông tin tài chính chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc ra quyết định của họ.

Hội thảo khoa học SV “Trao đổi về hệ thống chuẩn mực Kế toán - Kiểm toán Việt Nam”

Câu hỏi được đặt ra là liệu chuẩn mực kế toán Việt Nam có nên đổi mới và đồng bộ hóa với quốc tế khi mà trong điều kiện hiện nay phương pháp này ít được các doanh nghiệp vận dụng trong việc tính giá hàng tồn kho. Mặc dù việc vận dụng những thay đổi của IAS 02 vào VAS 02 còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng việc cập nhật những thay đổi này nên được diễn ra thường xuyên sao cho

phù hợp với thông lệ quốc tế. Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay Việt Nam đang có yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán, phù hợp quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, Việt Nam cần tiến hành một số giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài để hệ thống chuẩn mực kế toán ngày càng được chặt chẽ, ổn định và nhất quán.

Hội thảo khoa học SV “Trao đổi về hệ thống chuẩn mực Kế toán - Kiểm toán Việt Nam”

Một phần của tài liệu Trao đổi Hệ thống chuẩn mực Kế toán – Kiểm toán Việt Nam (Trang 56 - 60)