TRIỂN CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Trao đổi Hệ thống chuẩn mực Kế toán – Kiểm toán Việt Nam (Trang 140 - 146)

- Học chuẩn mực phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới hiểu đúng từng câu

TRIỂN CHO VIỆT NAM

Vũ Quang Truyền– CQ50/21.10

hiếm trên 95% số doanh nghiệp cả nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) đã và đang góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đều có chủ trương, chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát triển.

C

Trước xu thế hài hòa các chuẩn mực và quy định về kế toán trên phạm vi toàn cầu, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đều xây dựng chuẩn mực kế toán doanh nghiệp trên cơ sở chuẩn mực quốc tế. Sau quá trình nghiên cứu xây dựng, vào tháng 7 năm 2009 Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành “Chuẩn mực kế toán quốc tế về báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu xây dựng chuẩn mực kế toán áp dụng riêng cho các DNNVV đang là một vấn đề thiết yếu và phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay.

Chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính cho các DNNVV

1. Quá trình nghiên cứu ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế về báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hội đồng chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASB) được thành lập năm 2001 trên cơ sở phân tách từ Ủy ban chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASC). Nhận biết được những khó khăn mà các DNNVV gặp phải khi xây dựng báo cáo tài chính theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, cũng như đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác biệt của các DNNVV, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế đã nghiên cứu xây dựng bộ chuẩn mực kế toán dành cho các DNNVV.

Tháng 6 năm 2004, Hội đồng chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASB) công bố tài liệu thảo luận “Những quan điểm chủ yếu về chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa” để lấy ý kiến của các tổ chức và chuyên gia kế toán trên toàn cầu. Tính đến tháng 9 năm 2004 đã có 121 ý kiến bằng văn bản của các tổ chức tài chính, kế toán, kiểm toán lớn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, ban hành chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hầu hết các ý kiến phản hồi đều cho thấy sự cần thiết ban hành một chuẩn mực kế toán riêng áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tháng 2 năm 2007, bản dự thảo chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính áp dụng cho các đơn vị nhỏ và vừa được công bổ để lấy ý kiến công luận. Tính đến 30 tháng 11 năm 2007 đã có 162 ý kiến phản hồi bằng văn bản của các tổ chức tài chính, kế toán, kiểm toán trên toàn cầu về

bản dự thảo chuẩn mực. Tháng 6 năm 2007, áp dụng thực nghiệm bản dự thảo chuẩn mực với sự tham gia của 160 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở 20 nước.

Tháng 6 năm 2009, hội đồng bỏ phiếu thông qua chuẩn mực với 13/14 phiếu thuận và 1/14 phiếu không đồng ý. Tháng 7 năm 2009, IASB công bố toàn văn chuẩn mực, chuẩn mực chính thức có hiệu lực áp dụng từ năm tài chính 2010.

Ngay sau khi IASB công bố chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nước trên thế giới đều đã công bố lộ trình xây dựng chuẩn mực riêng hoặc áp dụng chuẩn mực này.

2. Chuẩn mực kế toán cho các DNNVV tại một số quốc gia trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về phương thức ban hành chuẩn mực kế toán toán áp dụng cho các DNNVV:

- Quan điểm 1: Không ban hành chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DNNVV. Các doanh nghiệp này phải áp dụng đầy đủ và triệt để hệ thống chuẩn mực kế toán chung, không có ngoại lệ cho bất kể một loại hình doanh nghiệp nào. Lý do ủng hộ cho quan điểm này là việc áp dụng một hệ thống chuẩn mực kế toán duy nhất sẽ tăng cường tính so sánh của thông tin kế toán trong nền kinh tế.

- Quan điểm 2: Không ban hành chuẩn mực kế toán riêng cho các DNNVV mà trên cơ sở chuẩn mực kế toán chung để quy định lược bỏ một số chuẩn mực hoặc nội dung của chuẩn mực cụ thể các DNNVV không phải áp dụng. Mô hình này hiện đang được một số quốc gia áp dụng trong đó có Việt Nam.

- Quan điểm 3: Ban hành chuẩn mực kế toán riêng áp dụng cho các DNNVV. Với việc ban hành “Chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính áp dụng cho các DNNVV – IFRS for SMEs” của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế vào tháng 7 năm 2009, nhiều quốc gia đã và đang xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DNNVV trên cơ sở chuẩn mực quốc tế.

Tình hình áp dụng các chuẩn mực kế toán cho các DNNVV tại Việt Nam

Khái niệm DNNVV được xác định theo những tiêu chuẩn khác nhau tại những quốc gia khác nhau. Tại Việt Nam, theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ban hành ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV, DNNVV được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo hai tiêu chí là quy mô tổng nguồn vốn và số lao động bình quân. Những ngành nghề cụ thể sẽ có tiêu chuẩn khác nhau nhưng số lao động không quá 300 người và quy mô vốn dưới 100 tỷ đồng. Mặc dù có sự khác biệt giữa các quốc gia về tiêu chí ghi nhận DNNVV, song theo số liệu của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế, số lượng các DNNVV chiếm trên 99% số doanh nghiệp toàn thế giới.

Đặc điểm chung của DNNVV là đối tượng sử dụng thông tin kế toán tương đối hẹp, chủ yếu là chủ doanh nghiệp, chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng mà không tập trung tới nhóm những nhà đầu tư tài chính tiềm năng. Đây cũng là mục tiêu mà Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB hướng tới khi xây dựng bộ chuẩn mực IFRS for SMEs.

Với chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi để các DNNVV phát triển, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền

kinh tế quốc dân, hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng cho các DNNVV đã được nghiên cứu và ban hành trong thời gian qua như:

- Chế độ kế toán DNNVV ban hành theo quyết định 1177/TC-QĐ-CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

- Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định sửa đổi bổ sung chế độ kế toán DNNVV theo quyết định 1177 nêu trên.

- Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành từ năm 2001 đến năm 2006 theo các quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính.

- Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán DNNVV thay thế quyết định 1177/TC-QĐ-CĐKT.

Chế độ kế toán DNNVV được xây dựng trên cơ sở kế thừa chuẩn mực kế toán chung đã ban hành, một số chuẩn mực áp dụng đầy đủ như:

STT Số hiệu và tên chuẩn mực 1 CM số 01 - Chuẩn mực chung 2 CM số 05 - Bất động sản đầu tư

3 CM số 14 - Doanh thu và thu nhập khác 4 CM số 16 - Chi phí đi vay

5 CM số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

6 CM số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm 7 CM số 26 - Thông tin về các bên liên quan

Các chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ bao gồm: STT Số hiệu và tên chuẩn mực

1 CM số 02- Hàng tồn kho 2 CM số 03- TSCĐ hữu hình 3 CM số 04 TSCĐ vô hình 4 CM số 06 - Thuê tài sản

5 CM số 07- Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

6 CM số 08- Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh 7 CM số 10- Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

8 CM số 15 - Hợp đồng xây dựng

9 CM số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp 10 CM số 21- Trình bày báo cáo tài chính 11 CM số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

12 CM số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót Các chuẩn mực kế toán không áp dụng:

STT Số hiệu và tên chuẩn mực

1 CM số 11- Hợp nhất kinh doanh. 2 CM số 19- Hợp đồng bảo hiểm.

3 CM số 22- Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.

4 CM số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.

5 CM số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ. 6 CM số 28 – Báo cáo bộ phận.

7 CM số 30- Lãi trên cổ phiếu. Trong điều kiện hệ thống pháp lý về kế toán Việt Nam đang hoàn thiện, việc áp dụng có chọn lọc các

chuẩn mực kế toán chung sẽ đảm bảo một khung pháp lý tương đối thống

nhất, thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước.

Tuy nhiên, việc lược bỏ một số chuẩn mực kế toán không áp dụng và áp dụng không đầy đủ đối với DNNVV sẽ làm giảm tính hệ thống và nhất quán của chuẩn mực kế toán. Hơn nữa nguồn lực cho công tác kế toán tại các DNNVV có nhiều hạn chế nên việc tuân thủ chuẩn mực kế toán chung làm phát sinh nhiều chi phí, ảnh hưởng đến bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính tại các DNNVV tương đối hẹp nên việc áp dụng các chuẩn mực kế toán chung có thể dẫn đến thông tin mang tính dàn trải.

Trong xu thế hài hòa hóa các quy định, chuẩn mực kế toán quốc gia với chuẩn mực kế toán quốc tế, việc nghiên cứu ban hành chuẩn mực kế toán riêng cho các DNNVV trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ đảm bảo việc tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp này được tinh gọn, phù hợp với quy mô, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công việc, đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng.

Định hướng xây dựng chuẩn mực kế toán cho các DNNVV tại Việt Nam

Việc nghiên cứu ban hành chuẩn mực kế toán cho các DNNVV tại Việt Nam cần đảm bảo tính kế thừa chuẩn mực kế toán đã ban hành theo hướng lựa chọn các vấn đề đơn giản, thiết thực phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, nhu cầu thông tin của các đối tượng liên quan.

Định hướng xây dựng chuẩn mực kế toán cho các DNNVV tại Việt Nam cần tập trung một số nội dung khác biệt so với chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) hiện hành như sau:

Thứ nhất, mục tiêu cung cấp

thông tin của VAS for SMEs chủ yếu hướng tới chủ doanh nghiệp, các nhà cung cấp, chủ nợ, khách hàng.

Thứ hai, báo cáo tài chính trình

bày các chỉ tiêu đơn giản hơn so với bộ chuẩn mực kế toán Việt Nam đầy đủ, không cần đề cập đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính hợp nhất.

Thứ ba, về hàng tồn kho. Khái

niệm và các nguyên tắc đánh giá tương tự như VAS tuy nhiên không cần đề cập đến khái niệm “giá trị thuần có thể thực hiện được”. Chi phí đi vay trong quá trình hình thành hàng tồn kho không được vốn hóa mà tính ngay vào chi phí.

Thứ tư, về tài sản cố định hữu

hình. Khái niệm và điều kiện ghi nhận tương tự như VAS. Chủ yếu đề cập phương pháp xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua ngoài mà không cần đề cập đến tất cả các phương pháp hình thành tài sản cố định hữu hình. Chi phí đi vay trong quá trình hình thành tài sản cố định được tính trực tiếp vào trong chi phí. Không đề cập đến việc thay đổi khấu hao và đánh giá lại tài sản.

Thứ năm, về tài sản cố định vô

hình. Toàn bộ chi phí nghiên cứu, triển khai được tính vào chi phí trong kỳ.

Thứ sáu, các khoản đầu tư vào

công ty liên kết, các khoản vốn góp liên doanh. Không đề cập đến các khoản

đầu tư vào công ty liên kết trên báo cáo tài chính hợp nhất, chỉ đề cập trong báo cáo tài chính riêng.

Thứ bảy, ghi nhận doanh thu,

thu nhập khác. Không đề cập đến việc ghi nhận doanh thu, chi phí trong trường hợp hợp đồng xây dựng được thanh toán theo tiến độ kế hoạch.

Thứ tám, thay đổi các chính

sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót, có thể không áp dụng thủ tục hồi tố khi thay đổi chính sách kế toán.

Mặc dù còn gặp một số ý kiến trái chiều nhưng trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc ra đời chuẩn mực kế toán cho các DNNVV sẽ tạo một

khung hành lang pháp lý về kế toán tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp, cũng như phù hợp hơn với thông lệ kế toán quốc tế.

Tài liệu tham khảo

[1] ketoantonghop.vn với bài viết “26 chuẩn mực kế toán Việt Nam”

[2] ketoan.org với tài liệu “Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)

[3] sav.gov.vn với bài viết “Sự

hoà hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển”

Một phần của tài liệu Trao đổi Hệ thống chuẩn mực Kế toán – Kiểm toán Việt Nam (Trang 140 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w