Mối tương quan giữa các đặc điểm nông học với năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mối tương quan giữa đặc điểm nông sinh học với năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại thái nguyên (Trang 83)

Trong chọn tạo giống năng suất hạt là chỉ tiêu quan trọng được quan tâm nhiều nhất. Năng suất có mối quan hệ nhất định với các đặc điểm nông học. Vì vậy thông qua việc đánh giá các đặc điểm nông học có thể xác định

được giống có khả năng sinh trưởng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng. Mối tương quan giữa năng suất với các đặc điểm hình thái là những định hướng quan trọng cho chọn tạo giống mới.

Bảng 3.15: Tương quan giữa thời gian sinh trưởng và các đặc điểm hình thái với năng suất của các tổ hợp lai thí nghiệm

Chỉ tiêu Vụ Phương trình tương quan r Thời gian sinh trưởng Xuân 2014 y = 0,046x + 108,85 0,23 TĐ 2014 y = 0,0702x + 111,26 0,27

Cao cây Xuân 2014 y = 0,3987x + 147,49 0,56

TĐ 2014 y = 0,67x + 168,51 0,52

Chiều cao ĐB Xuân 2014 y = 0,7179x + 30,18 0,67*

TĐ 2014 y = 0,5536x + 68,03 0,69*

Số lá Xuân 2014 y = 0,0714x + 14,19 0,71*

TĐ 2014 y = 0,048x + 16,16 0,58

LAI Xuân 2014 y = 0,0142x + 2,33 0,60

TĐ 2014 y = 0,0113x + 2,33 0,45

Bảng 3.16: Tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất với năng suất của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân và Thu đông 2014

Chỉ tiêu Vụ Phương trình tương quan r Bắp/cây Xuân 2014 y = 0,0021x + 0,84 0,85* TĐ 2014 y = 0,0012x + 0,90 0,68* CD bắp Xuân 2014 y = 0,0576x + 13,32 0,53 TĐ 2014 y = 0,0254x + 14,89 0,23 ĐK bắp Xuân 2014 y = 0,0197x + 2,80 0,67* TĐ 2014 y = 0,0204x + 2,86 0,94* Hàng/bắp Xuân 2014 y = 0,0624x + 9,69 0,50 TĐ 2014 y = 0,0699x + 9,07 0,58 Hạt/hàng Xuân 2014 y = 0,1685x + 21,36 0,66* TĐ 2014 y = 0,1189x + 26,47 0,64* M 1000 hạt Xuân 2014 y = 1,662x + 205,73 0,64* TĐ 2014 y = 1,4868x + 217,74 0,49

Kết quả bảng 3.15 và 3.16 cho thấy: Mối tương quan giữa năng suất với các chỉ tiêu nông học thay đổi giữa hai vụ nghiên cứu.

Tương quan giữa thời gian sinh trưởng với năng suất đạt giá trị dương

ở cả hai vụ nghiên cứu với giá trị r =0,23-0,27.

Giữa chiều cao cây và năng suất có tương quan thuận (r=0,52-0,56), tuy nhiên mối tương quan này thể hiện chưa chặt ở cả hai vụ nghiên cứu. Chiều cao đóng bắp là chỉ tiêu thể hiện sự tương quan rất chặt với năng suất ở mức tin cậy 95% (r=0,67- vụ Xuân 2014 và 0,69 - vụ Thu đông 2014). Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp là chỉ tiêu tương quan thuận với năng suất trong một giới hạn nhất định, vượt qua giới hạn đó mối tương quan này sẽ thay đổi.

Vụ Xuân thường gặp điều kiện bất thuận như nhiệt độ thấp, lượng mưa ít ở giai đoạn đầu nên ảnh hưởng đến quá trình phát triển kích thước lá, vì vậy số lá có ý nghĩa rất lớn tương quan thuận chặt với năng suất (r=0,71). Còn vụ

Thu đông giai đoạn hình thành lá rất thuận lợi kích thước lá có thể phát triển tối đa nên số lá tương quan thuận nhưng không chặt (r=0,58). Kết quả trên cho thấy để tăng năng suất có thể cải thiện một số đặc tính khác của lá như

tăng kích thước, kéo dài tuổi thọ... không nhất thiết phải tăng số lá/cây (Kiều Xuân Đàm, 2002) [17].

Số liệu bảng 3.15 cho thấy chỉ số diện tích lá (LAI) là chỉ tiêu tương quan thuận với năng suất với giá trị r = 0,45 (vụ Xuân 2014) và r = 0,6 (vụ

Thu Đông 2014).

Khác với giống ngô thụ phấn tự do, các giống ngô lai giữa các dòng thuần có năng suất kinh tế phụ thuộc vào năng suất sinh học, LAI và hiệu suất quang hợp. Kết quả nghiên cứu của Bùi Mạnh Cường, 1994) [11] cho biết có sự tương quan giữa LAI với năng suất kinh tế của các giống ngô lai với r=0,58.

Ở cả hai vụ nghiên cứu số hạt/hàng thể hiện tương quan rất chặt với năng suất với r = 0,64-0,66. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu đã

công bố. Trần Văn Minh (1993) [25] cũng cho thấy số hạt/hàng tương quan thuận chặt với năng suất (r= 0,73).

Các yếu tố cấu thành năng suất khác như bắp/cây, đường kính bắp đều thể hiện tương quan rất chặt với năng suất hạt ở mức tin cậy 95% ở cả hai vụ

nghiên cứu với các giá trị r = 0,68-0,85 (số bắp/cây), r = 0,67-0,94 (đường kính bắp).

Chiều dài bắp và số hàng/bắp là hai chỉ tiêu tương quan thuận với năng suất với giá trị r = 0,23-0,53 và r = 0,50-0,58.

Vụ Xuân 2014 khối lượng 1000 hạt thể hiện tương quan thuận chặt với năng suất (r = 0,64) nhưng vụ Thu đông tương quan không chặt r = 0,49.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

1. Khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai tại Thái Nguyên:

- Các tổ hợp ngô lai thí nghiệm đều sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ

Xuân và Thu đông 2014 tại Thái Nguyên và đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình.

- Trong các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm chỉ có tổ hợp lai NL14-1 đạt năng suất 75,77-83,05 tạ/ha cao hơn giống đối chứng chắc chắn 95% ở cả hai vụ nghiên cứu.

2. Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều có khả năng chống chịu khá với sâu đục thân, sâu cắn râu và bệnh gỉ sắt. Tổ hợp lai NL14-1 và NL14-3 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhất.

3. Các đặc điểm nông học đều thể hiện mối tương quan thuận với năng suất hạt ở vụ Xuân 2014 và Thu đông 2014 tại Thái Nguyên. Một sốđặc điểm nông học tương quan thuận chặt với năng suất hạt với mức tin cậy 95% ở cả

hai vụ nghiên cứu là chiều cao đóng bắp (r = 0,67-0,69), số bắp trên cây (r = 0,68-0,85), đường kính bắp (r = 0,67-0,94), số hạt trên hàng (r = 0,64-0,66).

Đây là những đặc điểm cần quan tâm trong chọn tạo giống.

2. Đề nghị

- Đề nghị bổ sung tổ hợp lai NL14-1 vào bộ giống quốc gia để tiếp tục

đánh giá ở các vùng sinh thái.

- Tiếp tục thử nghiệm các tổ hợp lai còn lại trong các vụ tiếp theo để có kết luận chính xác hơn về khả năng thích nghi trong điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. AgroMonitor, (2015), “Lượng bắp nhập khẩu của Việt Nam năm 2011-2015”.

2. Báo cáo tổng kết số 29 của ISAAA http://www.agroviet.gov.vn

3. Bộ Công thương (2015), “Tiềm năng nông nghiệp của Brazil”.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), 575 giống cây trồng nông nghiệp mới, NXB Nông nghiệp, 2008.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Qui phạm khảo nghiệm giống ngô quốc gia QCVN 01-56-2011.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2015), Công nhận đặc cách 3 giống ngô biến đổi gen của Công ty Syngenta- 69/QĐ-CT-CLT.

7. Vi Hữu Cầu, Phan Thị Vân (2010), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mối tương quan giữa các chỉ tiêu nông học với năng suất của một số giống ngô lai tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,

Đại học Thái Nguyên, 107(07)/2013.

8. Cục xúc tiến thương mại (2014), “Dự báo sản lượng ngũ cốc năm 2014” 9. Cục xúc tiến thương mại (2015), “Tổng lượng ngũ cốc thô toàn cầu”.

10. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, (2015), Số liệu thống kê nông lâm thủy sản năm 2014.

11. Bùi Mạnh Cường (1994), “Quan hệ giữa năng suất kinh tế với một số đặc

điểm sinh lý quần thể ngô lai hỗn hợp”, Kết quả nghiên cứu khoa học (Quyển IV)- Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội-1994.

12.Bùi Mạnh Cường và cs (1998), “Nghiên cứu tạo cây đơn bội kép bằng kỹ

thuật nuôi cấy bao phấn”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số 428, tháng 2/1998.

13. Bùi Mạnh Cường, Ngô Hữu Tình (2001), “Marker di truyền trong chọn tạo giống”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 8/2001.

14. Bùi Mạnh Cường, Ngô Thị Minh Tâm và cs (2006), “Chuyển đổi dòng ngô thường thành dòng ngô QPM bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn”,

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 13/2006.

15. Bùi Mạnh Cường (2007), “Công nghệ sinh học trong chọn tạo giống ngô”,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr.29.

16. Bùi Mạnh Cường và cs (2009), “Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm giống ngô lai đơn LVN885”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 12/2009, 89-92.

17. Kiều Xuân Đàm (2002), “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai lá đứng”,

Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

18. Trần Kim Đồng và cs, (1991), "Giáo trình sinh lý cây trồng", NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Phương Hạnh (2009), "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mối tương quan giữa các chỉ tiêu nông học với năng suất của một số

giống ngô lai tại Thái Nguyên",Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, 2009.

20. Trần Thị Phương Hạnh (2015), "Nghiên cứu chọn tạo giống ngô năng suất cao chống chịu bệnh gỉ sắt (Puccinia sp.) cho vùng Tây Nguyên",Luận án tiến sĩ nông nghiệp.

21. Nguyễn Thế Hùng và cs (2006), “Giáo trình kỹ thuật trồng cây màu”,

NXB Hà Nội.

22. An Huy (2013), “Bùng nổ thực phẩm sạch bán online ở Trung Quốc”, VnEconomy

23. Nguyễn Đức Lương, Dương Văn Sơn, Lương Văn Hinh và Cs (2000),

Giáo trình cây ngô, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Lưu (1999), “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai nhiều bắp”,

Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

25. Trần Văn Minh (1993), “Nghiên cứu tập đoàn giống ngô và khả năng sử

26. Ngô Sơn, (2007), “Xăng sinh học- hướng đi thà muộn còn hơn không”,

Báo Lao động, 26/11/2007.

27. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (2015), “Cơ

cấu giống ngô trong sản xuất của tỉnh Thái Nguyên năm 2014”

28. Phạm Thị Tài, (1993), “Khảo nghiệm một số giống ngô mới tại các tình miền núi phía Bắc”, Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I Hà Nội.

29. Ngô Minh Tâm, Bùi Mạnh Cường, Phùng Quốc Tuấn (2009), “Cải tiến nâng cao năng suất dòng bằng phương pháp lai ngược (Back cross)”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 10/2009.

30.Ngô Minh Tâm và cs (2010), “Kết quả chọn tạo giống LVN146”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 4(17)/2010, 24-28.

31. Hoàng Minh Tấn và cs (1994), “Giáo trình sinh lý thực vật”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

32. Ngô Hữu Tình, Trần Hồng Uy, Võ Đình Long, Bùi Mạnh Cường, Lê Quí Kha, Nguyễn Thế Hùng, (1997), “Cây ngô, Nguồn gốc đa dạng di truyền và phát triển", NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

33. Ngô Hữu Tình, Ngô Thị Minh Tâm, (2002) “Trạng thái đổ- gãy định nghĩa và định hướng chọn tạo giống chống đổ”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , số 4/2002, Tr.297-298.

34. Ngô Hữu Tình (2003), “Giáo trình cây ngô", NXB Nghệ An.

35. Ngô Hữu Tình, Phan Thị Vân (2004), “Xác định khả năng kết hợp chung về năng suất của 8 dòng ngô thuần chịu hạn bằng phương pháp lai đỉnh”,

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 1 (37)/2004.

36. Ngô Hữu Tình (2008), “Phương pháp “thuần hóa tích hợp”trong chọn tạo dòng thuần ở ngô", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 1, tháng 1/2008.

37. Ngô Hữu Tình (2009), “Chọn lọc và lai tạo giống ngô”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr.131

38. Tổng cục hải quan, 2015, Số liệu nhập khẩu ngô năm 2014.

39. Tổng cục thống kê (2015), Số liệu thống kê, 2013.

40. Trần Trang, (2015), “Hành trang cho nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Tài Chính.

41. Khuất Hữu Trung và cs (2006), “Kết quả nghiên cứu xây dựng tập đoàn dòng ngô thuần bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn (giai đoạn 2002-2005)”,

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 24/2006.

42. Lương văn Vàng và cs (2002), “Xác định khả năng kết hợp của một số

dòng ngô thuần bằng phương pháp lai đỉnh vụ thu năm 2001”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , số 4 (16)/2002.

43.Phan Thị Vân và cs, (2005), “Đánh giá nhanh khả năng chịu hạn của các dòng và tổ hợp ngô lai luân giao ở giai đoạn cây con bằng phương pháp gây hạn nhân tạo", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số

2/2005,tr 31-34.

44. Phan Thị Vân, Phạm Thu Hiền (2010), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ xuân và Thu đông 2009 tại Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, số 11/2010.

45. Viện Công nghệ môi trường (2015), Ứng dụng nano kim loại tăng năng suất ngô.

46. Viện nghiên cứu ngô (2012), “Giống ngô lai đơn LVN092”, nmri.org.vn

47. Viện nghiên cứu ngô (2012), “Giống ngô lai đơn LVN885”, nmri.org.vn

48.Trần Ngọc Yến, (2015), “Giá ngô Mỹ và tác động”, tintucnongnghiep.com

II. Tài liệu tiếng Anh

49. Anne Crouch jo and Szabo Les J. (2011), “Real-Time PCR Detetion and Discrimination of the Southern and Commom corn rust pathogens

Puccinia polysora and Puccinia sorghi”, Plant Disease journal, 95(6), pp.624-632.

50. Clive James (2015), “Current biotech- Crops, 2014”, ISAAA.

51. Dolezal Wm. E. (2010), “Corn Rust Idenfication”, Pioneer Hi-BredInt’I., Inc.

52. Fakored M.A.B., and Mock J.J. (1978), “Changes in morphological and physiological trait associated with recurrent selection for grain yield in

maize”, Euphytica, 27,pp. 397- 409.

53. FAOSTAT database results (2015).

54. ISAAA, (2014), “Two new drougt tolerant crops”.

55. USDA, (2013), “Worlds corn production and consumption” 56. USDA, (2015), “Worlds corn demand and supply forcast, 2015”

PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2014 tại Thái Nguyên Bảng 1: Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2014 tại Thái Nguyên Yếu tố Tháng Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Tổng lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) 1 16,6 73 3,7 137 2 16,6 82 29,7 262 3 19,4 91 85,9 96 4 24,7 89 139,3 13 5 28,4 79 152,2 62 6 28,9 82 164,6 85 8 28,3 85 329,5 151 9 28,4 82 150,3 167 10 25,9 78 46,5 171 11 22,1 82 58,5 93 12 16,5 70 12,2 106

PHỤ LỤC 2

Một số hình ảnh thực hiện đề tài

Thời kỳ 7 lá- Vụ Xuân 2014

THL NL14-1 Vụ Xuân 2014

PHỤ LỤC 3 Kết quả xử lý thống kê Vụ Xuân 2014

Phan tich cac giai doan sinh truong vu Xuan 2014

VARIATE V003 TC

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 8 140.741 17.5926 12.22 0.000 3 2 NL 2 2.29630 1.14815 0.80 0.471 3 * RESIDUAL 16 23.0370 1.43981 --- * TOTAL (CORRECTED) 26 166.074 6.38746 --- :PAGE 2 Phan tich cac giai doan sinh truong vu Xuan 2014

VARIATE V004 TF

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 8 117.630 14.7037 33.43 0.000 3 2 NL 2 .962963 .481481 1.09 0.360 3 * RESIDUAL 16 7.03703 .439815 ---

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mối tương quan giữa đặc điểm nông sinh học với năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại thái nguyên (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)