Đặc điểm phát triển thân của các tổ hợp lai thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mối tương quan giữa đặc điểm nông sinh học với năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại thái nguyên (Trang 55 - 62)

3.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai thí nghiệm

Ngô là cây trồng có quá trình phát triển của thân chia thành nhiều giai

đoạn. Giai đoạn đầu thân phát triển rất chậm, khi 6 lá đỉnh sinh trưởng thân mới ở trên mặt đất. Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, chiều cao cây tăng dần và tăng mạnh nhất là giai đoạn từ 9 lá đến trỗ cờ và dừng lại sau khi kết thúc quá trình thụ tinh. Quá trình phát triển của thân là cơ sở cho việc bón phân, điều tiết nước và vun gốc cho ngô.

Chính vì vậy, để thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đồng ruộng có hiệu quả cần theo dõi quá trình phát triển của thân thông qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của cây.

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai thí nghiệm cho thấy:

* Giai đoạn 20 ngày sau trồng:

Giai đoạn sau trồng 20 ngày tốc độ tăng trưởng chiều cao của các tổ

hợp lai thí nghiệm đạt 1,5-2,2 cm/ngày (vụ Xuân) và 2,69-3,53 cm/ngày (vụ

Thu đông).

Vụ Xuân, tổ hợp lai NL14-2, NL13-19 tốc độ tăng trưởng đạt 2,0-2,2 cm/ngày lớn hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các tổ hợp lai còn lại tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 1,5-1,8 cm/ngày tương đương với giống đối chứng.

Vụ Thu đông 2014, tổ hợp lai NL14-2, NL14-7, NL14-3, NL14-1 tốc

độ tăng trưởng chiều cao đạt 2,69-2,93 cm/ngày, thấp hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại tốc độ tăng trưởng đạt 3,14-3,30 cm/ngày tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

* Giai đoạn 30 ngày sau trồng

Vụ Xuân tốc độ tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai thí nghiệm đạt 2,7-4,1 cm/ngày. Tổ hợp lai NL14-2, NL14-4, NL13-9, NL13-19 tốc độ tăng trưởng đạt 3,8-4,1 cm/ngày, lớn hơn giống đối chứng chắn chắn (P<0,05). Các tổ hợp lai còn lại tốc độ tăng trưởng đạt 2,7-3,3 cm/ngày tương đương với giống đối chứng.

Vụ Thu đông 2014, tổ hợp lai NL14-4 tốc độ tăng trưởng đạt 5,09 cm/ngày tương đương với giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 5,39-6,73 cm/ngày lớn hơn giống đối chứng chắc chắn ở

mức tin cậy 95%.

* Giai đoạn sau trồng 40 ngày

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai thí nghiệm lớn hơn so với giai đoạn 30 ngày sau trồng. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai thí nghiệm ở vụ Thu đông đạt tối đa, cây ngô chuẩn bị vào giai đoạn trỗ cờ.

Tổ hợp lai NL14-6 tốc độ tăng trưởng đạt 3,4-6,93 cm/ngày thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% ở cả 2 vụ nghiên cứu. Tổ hợp lai NL13-19, NL14-3 tốc độ tăng trưởng đạt 7,14-7,29 cm/ngày (vụ Thu

đông) thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các tổ hợp lai còn lại tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đương với giống đối chứng ở cả

hai vụ nghiên cứu.

* Giai đoạn sau trồng 50 ngày

Vụ Xuân 2014, tốc độ tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai thí nghiệm đạt 4,0-6,0 cm/ngày. Tổ hợp lai NL14-1 tốc độ tăng trưởng chiều cao

đạt 6,0 cm/ngày lớn hơn giống đối chứng. Tổ hợp lai NL14-4 và NL14-7 tốc

độ tăng trưởng chiều cao đạt các giá trị tương ứng là 4,0 cm/ngày và 4,5 cm/ngày thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các tổ hợp lai còn lại tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 4,7-5,0 cm/ngày tương đương với giống đối chứng.

Vụ Thu đông 2014, tốc độ tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai thí nghiệm bắt đầu giảm. Tổ hợp lai NL13-9, NL13-19 tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 4,33-4,55 cm/ngày tương đương với giống đối chứng. Tổ hợp lai NL14-3, NL14-6 tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 3,44-3,62 cm/ngày nhỏ hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 5,13- 5,6 cm/ngày cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

* Giai đoạn sau trồng 60 ngày

Vụ Xuân, tốc độ tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai thí nghiệm

đạt cao nhất, biến động 6,1-7,3 cm/ngày. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05).

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: cm/ngày

Chỉ tiêu THL

Thời gian sau trồng … (ngày)

20 30 40 50 60 NL13-9 1,8 4,1 4,2 5,0 6,1 NL13-19 2,2 4,1 4,2 4,7 7,0 NL14-1 1,8 3,3 4,1 6,0 6,2 NL14-2 2,0 3,8 3,8 4,7 6,5 NL14-3 1,5 2,7 4,2 5,0 7,2 NL14-4 1,8 4,0 3,9 4,0 6,8 NL14-6 1,8 2,8 3,4 4,8 7,3 NL14-7 1,7 3,1 3,6 4,5 7,3 NK4300(đ/c) 1,6 3,1 4,0 5,0 7,0 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 CV% 7,6 8,8 7,7 5,3 10,5 LSD05 0,2 0,5 0,5 0,4 1,2

Vụ Thu đông chiều cao cây của các tổ hợp lai thí nghiệm đã gần đạt tối

đa, tốc độ tăng trưởng chiều cao không đáng kể.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai thí nghiệm biểu hiện rõ rệt ở hai pha của giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai thí nghiệm tăng dần từ

khi mọc đến trỗ cờ, tăng nhanh nhất ở thời kỳ tiến vọt trước khi trỗ sau đó giảm dần và ngừng tăng trưởng sau khi thụ tinh.

Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Thu đông 2014 tại Thái Nguyên

Đơn vị: cm/ngày

Chỉ tiêu THL

Thời gian sau trồng … (ngày)

20 30 40 50 NL13-9 3,15 6,73 7,69 4,55 NL13-19 3,16 5,57 7,14 4,33 NL14-1 2,93 6,37 7,62 5,24 NL14-2 2,69 5,51 7,75 5,60 NL14-3 2,83 5,39 7,29 3,62 NL14-4 3,14 5,09 7,75 5,13 NL14-6 3,30 6,30 6,93 3,44 NL14-7 2,69 5,71 7,65 5,33 NK4300(đ/c) 3,53 4,86 7,86 4,68 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 11,5 10,9 4,6 16,9 LSD05 0,43 0,40 0,25 0,44

3.1.2.2. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai thí nghiệm * Chiều cao cây (cm)

Thân ngô có nguồn gốc từ chồi mầm, tuy là cây trồng thuộc họ hòa thảo nhưng thân ngô khá chắc do cấu trúc của tế bào hình ống. Chiều cao cây thường tương quan thuận với thời gian sinh trưởng. Tuy nhiên chiều cao cây

là đặc tính rất dễ biến động trước tác động của điều kiện ngoại cảnh. Khi gặp hạn chiều cao cây có thể thay đổi rất lớn.

Chiều cao của cây ngô là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống vì liên quan mật thiết với khả năng chống đổ, khả năng thụ

phấn thụ tinh, khả năng cho năng suất của cây ngô.

Bảng 3.4: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các THL thí nghiệm vụ Xuân và Thu đông 2104 tại Thái Nguyên

THL

Xuân 2014 Thu đông 2014 Cao cây (cm) Cao bắp (cm) TL CC/CB (%) Cao cây (cm) Cao bắp (cm) TL CC/CB (%) NL13-9 170,7 78,2 45,8 214,5 107,5 50,1 NL13-19 167,7 79,7 47,5 195,6 95,7 48,9 NL14-1 182,1 87,6 48,1 227,2 108,4 47,7 NL14-2 173,8 73,2 42,1 228,5 103,2 45,2 NL14-3 169,6 82,1 48,4 213,9 113,7 53,2 NL14-4 169,5 62,0 36,6 218,5 93,9 43,0 NL14-6 176,7 83,5 47,3 198,1 112,4 56,7 NL14-7 174,9 74,8 42,8 213,8 102,47 47,9 NK4300(đ/c) 179,5 77,2 43,0 210,1 108,6 51,7 P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 3,3 7,2 4,4 7,9 LSD05 10,1 9,7 16,2 8,0

Kết quả bảng 3.4 cho thấy chiều cao cây của các tổ hợp lai thí nghiệm dao động từ 167,7 -182,1 cm (vụ Xuân) và 195,6-228,5 cm (vụ Thu đông).

Vụ Xuân chiều cao cây của các tổ hợp lai thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05).

Vụ Thu đông 2014, tổ hợp lai NL14-1 và NL14-2 chiều cao cây đạt 227,2 cm và 228,5 cm lớn hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các tổ hợp lai còn lại chiều cao cây đạt 195,6-218,5 cm tương đương với giống chứng.

Hình 3.1: Chiều cao cây của các THL thí nghiệm vụ Xuân và Thu đông 2014

Hình 3.2: Chiều cao đóng bắp của các THL thí nghiệm vụ Xuân và Thu đông 2014

* Chiều cao đóng bắp (cm)

Ở cây ngô, hoa cái được phát sinh từ nách lá, chiều cao từ mặt đất đến vị trí đóng bắp được gọi là chiều cao đóng bắp. Chiều cao đóng bắp ở cây ngô cao hay thấp phụ thuộc vào giống. Đối với giống có 14-15 lá, bắp được hình thành ở đốt thứ 7-8, giống có 18-22 lá bắp thường được hình thành ở đốt thứ

10-14. Chiều cao đóng bắp là chỉ tiêu được quyết định bởi giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, chếđộ dinh dưỡng... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua theo dõi chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân và Thu đông 2014 chúng tôi thấy:

Chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân 2014 đạt 62,0-87,6 cm. Tổ hợp lai NL14-1, chiều cao đóng bắp đạt 87,6 cm cao hơn giống đối chứng. Tổ hợp lai NL14-4 chiều cao đóng bắp đạt 62,0 cm thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các tổ hợp lai còn lại chiều cao đóng bắp đạt 73,2-83,5 cm tương đương với giống đối chứng.

Vụ Thu đông 2014, tổ hợp lai NL13-19 và NL14-4 chiều cao đóng bắp

đạt 95,7 cm và 93,9 cm thấp hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại chiều cao đóng bắp đạt 102,5- 113,7 cm tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Ở ngô những giống có chiều cao đóng bắp thấp thường có khả năng chống đổ tốt, nhưng hiệu quả của quá trình thụ phấn thụ tinh thấp, ngược lại giống có chiều cao đóng bắp cao, thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh, hạn chế được sâu bệnh phá hoại nhưng khả năng chống đổ, gãy kém. Chính vì vậy các nhà tạo giống quan tâm đến mối quan hệ giữa chiều cao đóng bắp và chiều cao cây.

Tỷ lệ giữa chiều cao đóng bắp và chiều cao cây của các tổ hợp lai thí nghiệm đạt 36,6-48,4% (vụ Xuân) và 43,0-56,7% (vụ Thu đông).

Tổ hợp lai NL14-4 chiều cao đóng bắp đạt 36,6-43,0%, NL14-2 đạt 42,1-45,2% thấp vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thụ phấn thụ tinh hình thành hạt.

Trong chọn tạo giống ngô để đạt được nhiều mục tiêu, các nhà khoa học khuyến cáo nên chọn các giống có chiều cao đóng bắp bằng ½ so với chiều cao cây. Chính vì vậy tổ hợp lai NL13-19, NL14-1, NL14-3, NL14-6 có tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây tương đối phù hợp cho quá trình thụ

tinh của cây ngô, với tỷ lệ giữa chiều cao đóng bắp và chiều cao cây giao

động từ 45,8-48,4% trong vụ Xuân và 47,7-56,7% trong vụ Thu đông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mối tương quan giữa đặc điểm nông sinh học với năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại thái nguyên (Trang 55 - 62)