Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mối tương quan giữa đặc điểm nông sinh học với năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại thái nguyên (Trang 67)

Trong sản xuất ngô năng suất thể hiện quá trình phát triển của quần thể. Một quần thể có độ đồng đều cao giúp cho các cá thể ở trạng thái cân bằng, hoạt động sống của cây diễn ra thuận lợi sẽ đạt năng suất cao nhất.

Đối với cây ngô trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp là những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến độ đồng đều, tính ổn định về các đặc điểm hình thái và sinh lý. Chính vì vậy, đây là những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô.

Qua theo dõi trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.8.

3.1.4.1. Trạng thái cây

Trạng thái cây được đánh giá căn cứ vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, độ đồng đều của cây, mức độ thiệt hại do sâu bệnh, đổ, gãy... Giống có trạng thái cây tốt là giống có tiềm năng cho năng suất cao.

Bảng 3.8: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp

của các THL thí nghiệm vụ Xuân và Thu đông 2014 tại Thái Nguyên

Đơn vị tính: Điểm 1-5

THL

Xuân 2014 Thu đông 2014 TT cây TT bắp Độ bao bắp TT cây TT bắp Độ bao bắp NL13-9 2 2 1 2 1 1 NL13-19 3 3 2 3 4 2 NL14-1 1 1 1 1 1 1 NL14-2 2 2 1 2 2 1 NL14-3 1 1 1 1 1 1 NL14-4 3 3 2 2 2 2 NL14-6 1 2 1 1 1 1 NL14-7 3 3 2 3 3 2 NK4300(đ/c) 2 2 1 2 2 1

Kết quả bảng 3.8 cho thấy trạng thái cây của các tổ hợp lai thí nghiệm

được đánh giá điểm 1-3 ở cả hai vụ nghiên cứu. Tổ hợp lai NL14-1, NL14-3 và NL14-6 trạng thái cây rất tốt đánh giá điểm 1 ở cả hai vụ nghiên cứu. Tổ

hợp lai NL13-19 NL14-7 trạng thái cây đánh giá điểm 3, kém hơn giống chứng. Các tổ hợp lai còn lại trạng thái cây đánh giá điểm 2 tương đương với giống đối chứng.

3.1.4.2. Trạng thái bắp

Trạng thái bắp được đánh giá bằng phương pháp cho điểm căn cứ vào

độ đồng đều của bắp, độ dày của hạt, mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Trạng thái bắp của các giống ngô được đánh giá ở thời kỳ thu hoạch. Trạng thái bắp là cơ sở quan trọng để tạo nên năng suất của một giống.

Trạng thái bắp của các tổ hợp lai thí nghiệm được đánh giá điểm 1-3 (vụ Xuân) và 1-4 (vụ Thu đông).

Vụ Xuân, tổ hợp lai NL14-1, NL14-3 có trạng thái bắp rất tốt đánh giá

điểm 1 cao hơn giống đối chứng. Tổ hợp lai NL13-19, NL14-4 và NL14-7 trạng thái bắp đánh giá điểm 3, kém hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại trạng thái bắp đánh giá điểm 2 tương đương với giống đối chứng.

Vụ Thu đông, tổ hợp lai NL13-19 và NL14-7 trạng thái bắp kém nhất

đánh giá điểm 3-4. Tổ hợp lai NL14-2 và NL14-4 trạng thái bắp đánh giá

điểm 2, tương đương với giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại trạng thái bắp đánh giá điểm 1, tốt hơn giống đối chứng.

Trong các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm, tổ hợp lai NL14-1 và NL14-3 có trạng thái bắp tốt nhất, đánh giá điểm 1 ở cả hai vụ nghiên cứu.

3.1.4.3. Độ bao bắp

Ngô là cây trồng hoa cái có cấu tạo dạng chùm, chùm bao cái được bao bọc bởi lá bi. Lá bi có tác dụng ngăn cách hạt ngô với môi trường bên ngoài, hạn chế những tác động bất lợi như điều kiện khí hậu, thời tiết, sự xâm nhập của sâu bệnh. Giữa lá bi và bắp có rất nhiều trạng thái khác nhau: Lá bi bằng với bắp, lá bi dài hơn bắp hoặc lá bi ngắn hơn bắp. Đặc điểm này được quyết

định bởi tính di truyền của giống. Những giống có lá bi dài hơn so với bắp sẽ

bảo vệ bắp tốt hơn, vì vậy trong chọn tạo giống những giống có lá bi không che kín bắp (độ bao bắp kém) sẽ bị loại bỏ.

Kết quả theo dõi độ bao bắp của các tổ hợp lai thí nghiệm cho thấy: Độ

bao bắp của các tổ hợp lai được đánh giá điểm 1-2. Tổ hợp lai NL13-19, NL14-4 và NL14-7 có độ bao bắp đánh giá điểm 2 kém hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại độ bao bắp rất tốt, đánh giá điểm 1 tương đương với giống đối chứng.

3.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai thí nghiệm

Trong sản xuất ngô, năng suất được tạo bởi các yếu tố cấu thành năng suất. Các yếu tố cấu thành năng suất có mối quan hệ sinh học và tác động qua lại với nhau. Vì vậy, một quần thể muốn đạt năng suất cao phải tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý để hình thành tốt tất cả các yếu tố cấu thành năng suất. Các yếu tố này bao gồm: Số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng, khối lượng 1000 hạt, chiều dài bắp và đường kính bắp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.5.1. Số bắp/cây

Hoa cái của ngô có cấu tạo dạng chùm và được hình thành từ nách lá. Trên cây ngô có nhiều chùm hoa cái, nhưng chỉ có 1-2 chùm hoa trên cùng phát triển. Chùm hoa cái sau thụ phấn hình thành hạt tạo nên bắp. Số bắp/cây

được quyết định bởi yếu tố di truyền, ngoài ra còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác.

Số bắp/cây của các tổ hợp lai thí nghiệm đạt 0,96-1,00 bắp (vụ Xuân) và 0,95-1,0 bắp (vụ Thu đông). Số bắp/cây của các tổ hợp lai thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu (P>0,05).

3.1.5.2. Chiều dài bắp

Hoa cái sau khi nở sẽ thực hiện quá trình thụ phấn, thụ tinh hình thành hạt. Số hạt trên hàng sẽ quyết định chiều dài bắp, đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Chiều dài của bắp được đo đến đầu mút bắp có hạt.

Vụ Xuân 2014, chiều dài bắp của các tổ hợp lai thí nghiệm đạt 16,15- 18,41 cm. Tổ hợp lai NL13-9, NL14-1, NL14-2 và NL14-3 chiều dài bắp đạt 17,24-18,41 cm, dài hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các tổ

hợp lai còn lại chiều dài bắp đạt 16,15-16,98 cm tương đương giống đối chứng. Vụ Thu đông 2014, tổ hợp lai NL14-6 chiều dài bắp đạt 18,02 cm dài hơn giống đối chứng, tổ hợp lai NL14-3, NL14-4, NL14-7 chiều dài bắp đạt 16,78-17,43 cm tương đương với giống đối chứng, các tổ hợp lai còn lại có chiều dài bắp ngắn hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Bảng 3.9: Yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

THL B/C (bắp) CD bắp (cm) ĐK bắp (cm) H/B (hàng) H/H (hạt) KL1000 hạt (gr) NL13-9 0,96 17,84 3,86 13,07 34,87 293,92 NL13-19 0,97 16,98 4,16 12,67 32,30 303,47 NL14-1 1,00 18,41 4,42 15,20 34,97 320,87 NL14-2 0,97 17,24 3,95 12,80 31,93 327,49 NL14-3 0,99 17,70 4,27 14,20 32,53 334,77 NL14-4 0,98 16,82 3,79 13,60 30,27 324,40 NL14-6 1,00 16,83 4,26 14,07 33,93 329,17 NL14-7 0,96 16,15 4,09 14,80 30,33 282,10 NK4300 (đ/c) 0,99 16,16 4,10 13,87 31,27 323,07 P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 2,0 3,5 1,7 4,0 3,8 1,6 LSD05 0,03 1,05 0,12 0,96 2,12 8,98

Bảng 3.10: Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Thu đông 2014 tại Thái Nguyên

THL B/C (bắp) CD bắp (cm) ĐK bắp (cm) H/B (hàng) H/H (hạt) KL1000 hạt (gr) NL13-9 0,98 16,43 4,25 12,80 36,30 325,11 NL13-19 0,95 14,87 3,89 12,40 34,03 278,45 NL14-1 1,00 15,83 4,58 15,27 37,67 334,37 NL14-2 0,98 15,57 4,23 12,47 33,43 349,63 NL14-3 0,96 17,10 4,32 14,33 32,77 340,62 NL14-4 0,98 16,78 4,18 13,33 32,77 340,90 NL14-6 0,97 18,02 4,18 14,20 34,70 286,80 NL14-7 0,97 17,43 4,08 14,80 33,93 296,68 NK4300 (đ/c) 0,99 17,30 4,31 14,13 34,03 302,79 P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 4,0 2,3 1,7 3,5 3,3 3,8 LSD05 0,07 0,65 0,13 0,84 1,99 20,95

3.1.5.3. Đường kính bắp

Đường kính bắp được đo ở phần giữa bắp, đây là một trong các yếu tố

tương quan thuận với năng suất hạt.

Các tổ hợp ngô lai thí nghiệm có đường kính bắp biến động từ 3,79- 4,42 cm (vụ Xuân 2014) và 3,89-4,58 cm (vụ Thu đông 2014).

Vụ Xuân 2014, tổ hợp lai NL14-6, NL14-3, NL14-1 đường kính bắp

đạt 4,26-4,42 cm lớn hơn giống đối chứng. Tổ hợp lai NL14-4, NL13-9, NL14-2, đường kính bắp đạt 3,79- 3,95 cm nhỏ hơn giống đối chứng. Các tổ

hợp lai còn lại đường kính bắp đạt 4,09-4,16 cm tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Vụ Thu đông 2014 chỉ có tổ hợp lai NL14-1 đường kính bắp đạt 4,58 cm lớn hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Hai tổ hợp lai là NL13-19 và NL14-7 đường kính bắp đạt các giá trị 3,89 cm và 4,08 cm nhỏ hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại đường kính bắp đạt 4,18-4,32 cm tương đương với giống đối chứng.

3.1.5.4. Số hàng hạt trên bắp

Số hàng trên bắp ngô là đặc điểm khá ổn định được quyết định bởi đặc

điểm di truyền của giống. Với cấu tạo hoa kép nên số hàng hạt/bắp ngô luôn luôn là một số chẵn. Số hàng hoa ở chùm hoa cái được hoàn thiện ở giai đoạn cây có 12 lá, sau khi thụ tinh xong sẽ quyết định số hàng hạt.

Số liệu bảng 3.9 và 3.10 cho thấy số hàng trên bắp của các tổ hợp lai thí nghiệm biến động từ 12,67-15,20 hàng (vụ Xuân) và 12,40-15,27 (vụ Thu

đông). Tổ hợp lai NL14-1 số hàng trên bắp đạt 15,20-15,27 hàng nhiều hơn giống đối chứng, tổ hợp lai NL13-19, NL14-2 số hàng/bắp đạt 12,67-12,80 hàng (vụ Xuân) và 12,40-12,47 (vụ Thu đông) ít hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% ở cả hai vụ nghiên cứu. Tổ hợp lai NL13-9 số hàng trên bắp đạt 13,07 (vụ Xuân) tương đương với giống đối chứng và 12,80 hàng (vụ Thu đông) ít hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại có số hàng/bắp tương đương với giống đối chứng ở cả vụ Xuân và Thu đông.

3.1.5.5. Số hạt trên hàng

Số hạt trên hàng được quyết định ở giai đoạn phun râu của hoa cái. Hoa cái của cây ngô nở hoa theo trình tự từ dưới lên trên. Trong điều kiện sản xuất của Việt Nam hoa đực thường nở trước hoa cái, vì vậy thời kỳ phun râu nếu gặp hạn, nhiệt độ thấp, sẽ làm khoảng cách tung phấn- phun râu kéo dài, các noãn

đầu bắp không được thụ tinh hình thành hạt, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột, làm giảm số hạt trên hàng. Đây là yếu tốảnh hưởng rất lớn đến năng suất.

Số hạt trên hàng của các tổ hợp lai thí nghiệm đạt 30,27-34,97 (vụ

Xuân 2014) và 32,77-37,67 (vụ Thu đông 2014). Tổ hợp lai NL13-9 số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hạt/hàng đạt 34,87-36,30 hạt và NL14-1 đạt 34,97-37,67 hạt nhiều hơn giống

đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu. Tổ hợp lai NL14-6 có số hạt/hàng đạt 33,93-34,70 hạt nhiều hơn giống đối chứng ở vụ Xuân, tương đương với giống đối chứng ở vụ Thu đông. Các tổ hợp lai còn lại có số hạt trên hàng tương đương với giống đối chứng ở cả hai vụ Xuân và Thu đông.

Trong các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm, tổ hợp lai NL13-9 và NL14-1 có số hạt/hàng nhiều hơn giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.

3.1.5.6. Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt ở ngô đạt tối đa ở thời kỳ chín sinh lý. Khối lượng 1000 hạt lớn hay nhỏ phụ thuộc vào quá trình tích lũy vật chất khô vào hạt. Quá trình này ở ngô diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng vào hạt là 240C. Nhiệt độ thấp quá trình chín bị kéo dài, nhiệt độ cao, các chất dinh dưỡng vận chuyển về hạt nhanh hơn nhưng chất lượng kém.

Kết quả theo dõi khối lượng 1000 hạt của các tổ hợp lai thí nghiệm ở

vụ Xuân cho thấy: Tổ hợp lai NL14-3 khối lượng 1000 hạt đạt 334,77 gam lớn hơn giống đối chứng, tổ hợp lai NL14-7, NL13-9 và NL13-19 khối lượng 1000 hạt đạt 282,1-303,47 gam nhỏ hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các tổ hợp lai còn lại khối lượng 1000 hạt đạt 320,87-329,17 gam tương đương với giống đối chứng.

Vụ Thu đông 2014, khối lượng 1000 hạt của các tổ hợp lai thí nghiệm

đạt 278,45-349,63 gam. Tổ hợp lai NL13-19 khối lượng 1000 đạt 278,45 gam nhỏ hơn giống đối chứng. Tổ hợp lai NL14-6 và NL14-7 khối lượng 1000 hạt

đạt 286,8-296,68 gam tương đương với giống đối chứng. Các Tổ hợp lai còn lại khối lượng 1000 hạt đạt 325,11-349,63 gam lớn hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Trong các tổ hợp lai thí nghiệm chỉ có tổ hợp lai NL14-3 có khối lượng 1000 lớn hơn giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.

3.1.5.7. Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết thể hiện tiềm năng tối đa về năng suất của giống. Năng suất lý thuyết do các yếu tố cấu thành năng suất tạo nên.

Bảng 3.11: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân và Thu đông 2014 tại Thái Nguyên

THL

Xuân 2014 Thu đông 2014 NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NL13-9 73,07 64,27 83,90 71,13 NL13-19 68,37 58,03 63,60 51,78 NL14-1 91,13 75,77 109,60 83,05 NL14-2 73,76 63,70 81,70 65,48 NL14-3 87,40 72,27 87,63 71,44 NL14-4 74,77 60,80 82,70 62,74 NL14-6 89,67 74,97 77,83 70,62 NL14-7 69,16 57,70 82,37 60,94 NK4300(đ/c) 78,30 66,73 81,50 65,25 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 5,0 5,5 8,3 9,0 LSD05 6,87 6,25 12,03 10,47

Số liệu bảng 3.11 cho thấy:

Các tổ hợp lai ở vụ Xuân có năng suất lý thuyết đạt 68,37-91,13 tạ/ha. Tổ hợp lai NL14-3, NL14-6 và NL14-1 năng suất lý thuyết đạt 87,40-91,13 tạ/ha cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tổ hợp lai NL13-9 và NL14-7 năng suất lý thuyết đạt 68,37 và 69,16 tạ/ha thấp hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại năng suất lý thuyết đạt 73,07-74,77 tạ/ha tương đương với giống đối chứng.

Vụ Thu đông 2014, năng suất lý thuyết của các tổ hợp lai thí nghiệm

đạt 63,60-109,60 tạ/ha. Tổ hợp lai NL14-1 năng suất lý thuyết đạt 109,6 tạ/ha lớn hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tổ hợp lai NL13-9

đạt năng suất 63,6 tạ/ha thấp hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại năng suất lý thuyết đạt 77,83-87,63 tạ/ha tương đương với giống đối chứng.

3.1.5.8. Năng suất thực thu

Năng suất thực thu phản ánh tương đối chính xác đặc điểm di truyền cũng như khả năng thích ứng của giống trong điều kiện trồng trọt cụ thể.

Trong quá trình nghiên cứu, các giống được trồng trong chếđộ canh tác như nhau, chính vì vậy sự khác nhau về năng suất chủ yếu được quyết định bởi yếu tố di truyền, là phản ứng của giống với điều kiện sống.

Vụ Xuân 2014, năng suất thực thu của các tổ hợp lai thí nghiệm đạt 57,70-75,77 tạ/ha. Tổ hợp lai NL14-1 và NL14-6 năng suất thực thu đạt 75,77 và 74,97 tạ/ha cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Hai tổ

hợp lai có năng suất thực thu thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% là NL13-9 và NL14-7. Các tổ hợp lai còn lại năng suất thực thu đạt 60,8-72,27 tạ/ha tương đương với giống đối chứng.

Vụ Thu đông 2014, tổ hợp lai NL14-1 năng suất thực thu đạt 83,05 tạ/ha lớn hơn giống đối chứng, tổ hợp lai NL13-9 năng suất thực thu đạt 51,78 nhỏ hơn giống đối chứng, các tổ hợp lai còn lại năng suất thực thu đạt 60,94- 71,44 tạ/ha tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Hình 3.3: Năng suất lý thuyết của các THL thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mối tương quan giữa đặc điểm nông sinh học với năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại thái nguyên (Trang 67)