Khả năng chống đổ của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mối tương quan giữa đặc điểm nông sinh học với năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại thái nguyên (Trang 77 - 81)

Đổ gãy là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng ngô, nhất là đối với những vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam.

Ở các vùng trồng ngô của Việt Nam các yếu tố khí hậu phân bố không

Các yếu tố bất lợi do thiên tai mang lại như: Hạn, rét, bão, lũ...làm giảm đáng kể năng suất và sản lượng ngô. Hàng năm, gió bão làm giảm sản lượng ngô từ 10 - 15% (Trích theo Ngô Hữu Tình, 2002)[33]. Do đó, công tác nghiên cứu, chọn lọc giống ngô chống đổ gẫy là hết sức cần thiết.

Đặc tính chống đổ của ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố của giống như

chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, khả năng ăn sâu của rễ chân kiềng, độ

dài lóng, độ cứng của thân. Các giống có chiều cao cây, chiều cao đóng bắp cao, thân mềm, hệ rễ phát triển kém, khả năng chống đổ kém hơn giống có chiều cao cây thấp, chiều cao đóng bắp thấp, thân cứng, rễ phát triển mạnh.

Đổ gẫy ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và là chỉ tiêu quan trọng trong chọn tạo giống ngô.

Bảng 3.12: Các đặc điểm hình thái liên quan đến khả năng chống đổ của các tổ hợp lai thí nghiệm

THL

Xuân 2014 Thu đông 2014 ĐK gốc (cm) Số rễ CK (rễ) ĐK gốc (cm) Số rễ CK (rễ) NL13-9 1,62 20,97 1,57 19,70 NL13-19 1,62 24,00 1,61 18,63 NL14-1 1,95 27,10 1,85 27,50 NL14-2 1,93 25,53 1,93 27,00 NL14-3 1,48 25,34 1,48 24,87 NL14-4 1,69 15,20 1,64 15,77 NL14-6 1,68 19,57 1,59 18,53 NL14-7 1,72 17,97 1,64 17,97 NK4300(đ/c) 1,90 16,60 1,90 15,53 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 4,2 13,2 2,6 6,1 LSD05 0,13 4,88 0,07 2,19

3.2.1.1. Đường kính gốc thân

Thân ngô cao từ 2-4 m và được cấu tạo bởi các dóng. Hình thái của dóng, đặc biệt là các dóng gốc ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chống đổ. Các giống dóng gốc có đường kính lớn thường có khả năng chống đổ tốt hơn giống có đường kính dóng gốc nhỏ.

Kết quả theo dõi đường kính gốc của các tổ hợp lai thí nghiệm cho thấy:

Đường kính gốc của các tổ hợp lai thí nghiệm ở vụ Xuân đạt 1,48-1,95 cm, vụ Thu đông đạt 1,48-1,93 cm. Tổ hợp lai NL14-1 và NL14-2 có đường kính gốc lớn đạt 1,93-1,95 cm (vụ Xuân) và 1,85-1,93 cm (vụ Thu đông) tương đương với giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại đường kính gốc đạt 1,48-1,72 cm (vụ Xuân) và 1,48-1,64 cm (vụ Thu đông) nhỏ hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

3.2.1.2. Số rễ chân kiềng

Rễ chân kiềng được hình thành từ các đốt thân sát mặt đất. Rễ chân kiềng có nhiệm vụ chính là làm tăng khả năng chống đổ cho cây. Sự hình thành và phát triển của các rễ chân kiềng phụ thuộc vào giống và điều kiện sống. Các giống có nguồn gốc nhiệt đới rễ chân kiềng thường phát triển mạnh. Cùng một giống nếu chăm sóc tốt rễ chân kiềng hình thành nhiều hơn.

Vụ Xuân 2014, các tổ hợp lai thí nghiệm số rễ chân kiềng đạt 15,2-27,1 rễ. Tổ hợp lai NL13-9, NL14-2, NL14-3, NL14-1số rễ chân kiềng là 24,0- 27,1 rễ nhiều hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại hình thành 15,2- 20,97 rễ chân kiềng tương đương với giống đối chứng.

Số rễ chân kiềng của các tổ hợp lai thí nghiệm đạt 15,77-27,5 rễ trong vụ Thu đông. Tổ hợp lai NL14-4 hình thành 15,77 rễ chân kiềng tương đương với giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại số rễ chân kiềng đạt 17,97-27,5 rễ

Bảng 3.13: Khả năng chống đổ của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân và Thu đông 2014 tại Thái Nguyên

THL

Xuân 2014 Thu đông 2014 Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm 1-5) Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm 1-5) NL13-9 3,3 1 5,0 1 NL13-19 5,0 1 4,2 1 NL14-1 0,8 1 0,0 1 NL14-2 5,0 1 4,2 1 NL14-3 0,8 1 0,8 1 NL14-4 0,0 1 0,8 1 NL14-6 4,2 1 5,0 1 NL14-7 5,0 1 7,5 1 NK4300(đ/c) 1,7 1 1,7 1 3.2.1.3. Đỗ rễ, gãy thân

Khả năng chống đổ ở cây ngô được đánh giá thông qua tỷ lệ đổ rễ, gẫy thân. Trên đồng ruộng cây ngô bị nghiêng một góc ≥ 300 thì được xác định là bịđổ rễ.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy khả năng chống đổ của cây ngô tương đối tốt, tỷ lệ đổ rễ chỉ là 0-7,5%. Vụ Xuân tổ hợp lai NL14-4 không có cây bịđổ, vụ Thu đông tổ hợp lai không bị đổ là NL14-1.

Tổ hợp lai có tỷ lệ cây bị đổ lớn nhất là NL13-9, NL14-2, NL14-6 và NL14-7, tỷ lệ đổ là 4,2-7,5%.

Các tổ hợp lai thí nghiệm có tỷ lệ cây gãy <5% nên được đánh giá điểm 1, rất tốt.

Nhìn chung các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm có khả năng chống

đổ khá tốt. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho thấy cây ngô có đặc điểm quý hơn so với các cây họ hòa thảo khác là khả năng chống đổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mối tương quan giữa đặc điểm nông sinh học với năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại thái nguyên (Trang 77 - 81)