thí nghiệm vụ Xuân và Thu đông 2014
Ở Việt Nam, với điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước cùng tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc, sản xuất ngô cũng có đặc trưng riêng của từng vùng, do đó đểđáp ứng yêu cầu của sản xuất mỗi vùng sinh thái phải có các giống phù hợp. Hiện nay, các cơ quan nghiên cứu và sản xuất giống
đã đáp ứng được yêu cầu về giống ở các vùng trồng ngô Việt Nam với bộ
giống ngô lai rất phong phú. Nhưng hiện nay nhu cầu giống ngô lai phục vụ
sản xuất còn rất lớn, chính vì vậy nghiên cứu chọn tạo các giống ngô mới đáp
ứng yêu cầu của sản xuất là vấn đề rất cấp bách. Trong chọn tạo giống đánh giá tổ hợp lai là giai đoạn rất quan trọng để chọn các dòng ưu tú làm vật liệu tạo giống và các tổ hợp lai tốt phát triển thành giống phục vụ cho sản xuất.
3.1.1. Thời gian sinh trưởng và các giai đoạn phát dục của các tổ hợp lai thí nghiệm thí nghiệm
Ở cây trồng sinh trưởng, phát triển là hai mặt của quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể, có tác dụng thúc đẩy nhau và không thể tách rời (Nguyễn Đức Lương và cs, 2000)[23].
Quá trình sinh trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô trên đồng ruộng
được chia làm hai giai đoạn: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được xác định theo số lá. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực được xác định theo quá trình hình thành và phát triển của hạt. Trên đồng ruộng các biện pháp kỹ thuật canh tác được tác động chủ yếu ở
giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Vì vậy cần xác định các giai đoạn sinh trưởng, phát triển để tác động các biện pháp kỹ thuật một cách hợp lý nhất.
Vận dụng cách phân chia của Steves W.Ritchie và Jonh J.Hanway (1989) (Trích theo Ngô Hữu Tình, 1997) [32]. chúng tôi đã theo dõi các giai
đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân và Thu đông 2014 tại Thái Nguyên
Đơn vị : ngày
THL
Xuân 2014 Thu đông 2014 Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín SL Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín SL NL13-9 62 63 63 110 48 50 50 115 NL13-19 63 64 64 112 49 51 49 113 NL14-1 63 63 63 111 50 51 52 116 NL14-2 62 63 63 112 49 50 51 114 NL14-3 69 70 71 115 49 51 50 117 NL14-4 62 63 64 111 50 52 52 115 NL14-6 65 66 66 112 48 50 50 120 NL14-7 64 64 65 112 49 50 52 118 NK4300(đ/c) 65 64 64 112 53 52 53 116 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 1,9 1,0 1,1 1,3 1,5 1,1 1,8 0,9 LSD05 2,0 1,0 1,0 3,0 1,0 1,0 2,0 2,0
3.1.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ, tung phấn, phun râu
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô, thời kỳ ra hoa ảnh hưởng rất lớn đến số hạt/bắp. Quá trình này diễn ra đồng thời hay không phụ
thuộc vào giống và điều kiện môi trường. Nếu gặp điều kiện khí hậu bất thuận, khoảng cách tung phấn, phun râu ở cây ngô bị kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh hình thành hạt.
* Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ
Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm biến
hợp lai NL14-3 thời gian từ gieo đến trỗ cờ là 69 ngày (vụ Xuân) dài hơn giống đối chứng và 49 ngày (vụ Thu đông) ngắn hơn giống đối chứng. Tổ hợp lai NL13-9, NL14-4, NL14-2, thời gian từ gieo đến trỗ cờ là 48-62 ngày, ngắn hơn giống đối chứng trong cả hai vụ. Các tổ hợp lai còn lại có thời gian từ
gieo đến trỗ cờ tương đương với giống đối chứng trong vụ Xuân và ngắn hơn giống đối chứng trong vụ Thu đông.
* Giai đoạn từ gieo đến tung phấn, phun râu
Ngô là cây trồng có cơ quan sinh sản khá đặc biệt, hoa đực và cái trên cùng một cây nhưng ở các vị trí khác nhau. Có giống khoảng cách từ hoa đực
đến hoa cái lớn hơn 1 m, do đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thụ phấn của cây ngô.
Thời kỳ tung phấn, phun râu sẽ quyết định số noãn thụ tinh, những noãn không được thụ tinh, không hình thành hạt và bị thoái hóa, gây hiện tượng ngô đuôi chuột. Vì vậy, cần theo dõi chặt chẽ quá trình trỗ cờ, tung phấn, phun râu để chọn ra những giống có khoảng cách này chênh lệch ngắn nhất.
Quá trình theo dõi thời gian tung phấn, phun râu của các tổ hợp lai thí nghiệm chúng tôi thấy:
Vụ Xuân 2014, thời gian từ gieo đến tung phấn của các tổ hợp lai thí nghiệm là 63-70 ngày. Tổ hợp lai NL14-3 và NL14-6 thời gian từ gieo đến tung phấn là 70 và 66 ngày, dài hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại thời gian từ gieo đến 63-64 ngày, tương đương với giống đối chứng.
Vụ Thu đông 2014, thời gian từ gieo đến tung phấn là 50-52 ngày. Tổ
hợp lai NL13-9, NL14-2, NL14-6, NL14-7 thời gian từ gieo đến tung phấn là 50 ngày, ngắn hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại thời gian từ gieo
đến tung phấn là 51-52 ngày tương đương với giống đối chứng.
Thời gian từ gieo đến phun râu của các tổ hợp lai thí nghiệm là 63-71 ngày (vụ Xuân) và 49-53 ngày (vụ Thu đông).
Vụ Xuân 2014, tổ hợp lai NL14-6, NL14-3 thời gian từ gieo đến phun râu 66-71 ngày, dài hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại thời gian từ
gieo đến phun râu là 63-65 ngày tương đương với giống đối chứng.
Vụ Thu đông 2014, tổ hợp lai NL14-1, NL14-4, NL14-7 thời gian gieo
đến phun râu là 52 ngày, tương đương với giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại thời gian từ gieo đến phun râu là 49-51 ngày, ngắn hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm cho thấy, vụ Xuân thời gian hoàn thành các giai đoạn dài hơn so với vụ Thu đông vì vụ Thu đông sau trồng nhiệt độ cao, lượng mưa phù hợp nên tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với vụ Xuân.
Khoảng cách tung phấn phun râu của các tổ hợp lai thí nghiệm là 0-1 ngày (vụ Xuân) và -2 đến 2 ngày (vụ Thu đông). Nhìn chung khoảng cách tung phấn phun râu của các tổ hợp lai thí nghiệm thuận lợi cho quá trình thụ
phấn thụ tinh hình thành hạt. Đặc biệt hai tổ hợp lai NL13-9 và NL14-3 hoa cái nở trước hoa đực, đây là một trong những đặc điểm tốt nếu quá trình ra hoa của cây gặp hạn.
3.1.1.2. Thời gian từ gieo đến chín sinh lý (thời gian sinh trưởng)
Thời gian từ gieo đến khi chín được gọi là thời gian sinh trưởng của cây ngô. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Sau thụ phấn, thụ tinh, quá trình tích lũy vật chất khô vào hạt được thực hiện. Khi vật chất khô tích lũy đạt tối đa, hạt chín.
Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai thí nghiệm là 110-115 ngày (vụ Xuân) và 113-120 ngày (vụ Thu đông). Các tổ hợp ngô lai thí nghiệm có thời gian sinh trưởng tương đương giống đối chứng trong vụ Xuân.
Vụ Thu đông, tổ hợp lai NL14-6 thời gian sinh trưởng là 120 ngày, dài hơn giống đối chứng. Tổ hợp lai NL13-19 thời gian sinh trưởng là 113 ngày ngắn hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các tổ hợp lai còn lại có thời gian sinh trưởng tương đương với giống đối chứng.
Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai thí nghiệm ở hai vụ nghiên cứu biến động từ là 110-120 ngày, đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình.