Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mối tương quan giữa đặc điểm nông sinh học với năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại thái nguyên (Trang 42)

- Thí nghiệm được thực hiện tại Phường Quang Vinh - Thành phố Thái Nguyên trong vụ Xuân và Thu đông 2014.

- Vụ Xuân gieo ngày: 20/2/2014. - VụĐông gieo ngày 22/8/2014.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm.

- Đánh giá khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm. - Xác định mối tương quan giữa một số đặc điểm nông học với năng suất của các tổ hợp lai thí nghiệm.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 9 công thức được bố trí 3 lần nhắc lại theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD - Randomized Complete Block Design) với diện tích ô thí nghiệm 14 m2 (dài 5 m x rộng 2,8 m). Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bảo vệ 9 3 7 6 1 4 8 2 5 6 4 8 5 2 7 1 3 9 2 1 9 3 8 6 5 4 7 Bảo vệ Ghi chú: 1. NL13 - 9 6. NL14 - 4 2. NL13 - 19 7. NL14 -6 3. NL14 - 1 8. NL14 - 7 4. NL14 - 2 9. NK4300 (đối chứng) 5. NL14-3

2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ

thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô (QCVN 01-56 - 2011) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [5].

Mỗi ô thí nghiệm trồng 4 hàng, tất cả các chỉ tiêu theo dõi trên 2 hàng giữa.

2.5.2.1. Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

+ Ngày trỗ cờ: Được tính từ gieo đến khi có trên 50% số cây trong công thức xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ.

+ Ngày tung phấn: Được tính từ gieo đến khi trên 50% số cây trong công thức có hoa nởở 1/3 trục chính.

+ Ngày phun râu: Được tính từ gieo đến khi trên 50% số cây trong công thức có râu dài 2 - 3 cm ngoài lá bi.

+ Ngày chín sinh lý: Được tính từ gieo đến khi có trên 75% số cây trong công thức thí nghiệm có chấm đen ở chân hạt.

Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển quan sát 10 cây ở 2 hàng giữa ô.

2.5.2.2. Chỉ tiêu về hình thái

- Chiều cao cây (cm): Được đo thời kỳ chín sữa, đo từ mặt đất đến

điểm phân nhánh bông cờđầu tiên. Đo 10 cây ở 2 hàng giữa mỗi ô.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Được đo thời kỳ chín sữa, đo từ mặt đất

đến đốt mang bắp trên cùng. Đo 10 cây ở 2 hàng giữa mỗi ô.

- Số lá: Đếm tổng số lá trên cây, để xác định chính xác đánh dấu trên lá thứ 3, 6, 10.

- Số lá còn xanh khi thu hoạch: Đếm ở thời kỳ thu hoạch, đếm số lá còn xanh trên 10 cây theo dõi/ô.

- Đo đường kính gốc thân: Đo sau trỗ 2 tuần, đo sát mặt đất trên 10 cây theo dõi/ô.

- Số rễ chân kiềng: Xác định sau trỗ 2 tuần, đếm số rễ chân kiềng của 10 cây theo dõi/ô.

- Chỉ số diện tích lá: Theo dõi 5 cây/ô ở mỗi công thức với 3 lần nhắc lại, tiến hành đo ở thời kỳ chín sữa. Đo chiều dài từ gốc lá đến đỉnh lá, chiều rộng đo ở phần rộng nhất của phiến lá. Đo tất cả các lá còn xanh trên cây sau

đó áp dụng công thức tính diện tích lá:

Diện tích lá (m2) = Chiều dài x chiều rộng x 0,75 CSDTL (m2lá/m2đất) = DTL/Cây x số cây/m2 - Tốc độ tăng trưởng của cây:

+ Tiến hành đo chiều cao cây sau trồng 20 ngày, đo 5 lần, khoảng cách giữa các lần đo là 10 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cách đo: Đo từ mặt đất đến mút lá (đo 10 cây/ô). Tốc độ tăng trưởng sau trồng 20 ngày =

1 1

t h

h1: Chiều cao cây sau trồng 20 ngày. t1: Thời gian gieo đến đo lần 1 (20 ngày). Tốc độ tăng trưởng sau trồng 30 ngày =

1 2 1 2 t t h h − −

h2: Chiều cao cây sau trồng 30 ngày. t2: Thời gian gieo đến đo lần 2 (30 ngày).

Tốc độ tăng trưởng sau trồng 40, 50, 60 ngày tính tương tự như sau trồng 30 ngày.

- Tốc độ ra lá:

+ Tiến hành đếm số lá sau trồng 20 ngày, chỉ đếm lá đã xuất hiện cổ lá, đếm 5 lần, khoảng cách giữa các lần đếm lá là 10 ngày.

Tốc độ ra lá sau trồng 20 ngày = 1 1 t l l1: Số lá sau trồng 20 ngày.

t1: Thời gian gieo đến đếm lá lần 1 (20 ngày). Tốc độ ra lá sau trồng 30 ngày = 1 2 1 2 t t l l − − l2: Số lá sau trồng 30 ngày.

t2: Thời gian gieo đến đếm lá lần 2 (30 ngày).

Tốc độ ra lá sau trồng 40, 50, 60 ngày tính tương tự như sau trồng 30 ngày.

- Trạng thái cây: Theo dõi ở thời kỳ chín sáp căn cứ vào độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh, chống đổ của 10 cây ở 2 hàng giữa ô. Đánh giá theo thang điểm 1 - 5:

Điểm 1: Tốt. Điểm 2: Khá.

Điểm 3: Trung bình.

Điểm 4: Kém.

Điểm 5: Rất kém.

- Độ che kín bắp: Quan sát đánh giá 10 bắp của cây trên 2 hàng giữa ô.

Đánh giá theo thang điểm.

Điểm 1: Rất kín: Lá bi kín đầu bắp và vượt khỏi bắp.

Điểm 2: Kín: Lá bi bao kín đầu bắp.

Điểm 3: Hơi hở: Lá bi bao không chặt đầu bắp.

Điểm 4: Hở: Lá bi không che kín bắp để hở đầu bắp.

Điểm 5: Rất hở: Bao bắp rất kém đầu bắp hở nhiều.

- Trạng thái bắp: Sau khi thu hoạch, trước khi lấy mẫu tiến hành đánh giá căn cứ vào hình dạng bắp, kích thước bắp, tình trạng sâu bệnh của bắp theo thang điểm: 1-5 ( điểm 1 bắp đồng đều - điểm 5 bắp kém ).

- Khả năng chống đổ: Quan sát và đánh giá toàn bộ cây trên 2 hàng giữa ô vào giai đoạn chín sáp hoặc sau các đợt gió to.

+ Đổ rễ (%): Đánh giá vào giai đoạn chín sáp trên toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại.

Đếm các cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 30 độ so với chiều thẳng đứng của cây và tính tỷ lệ cây bị đổ.

+ Gẫy thân: Đánh giá sau các đợt gió, bão trên toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đếm các cây bị gẫy ở đoạn thân phía dưới bắp khi thu hoạch và chia thành các mức sau:

Tốt: <5 % cây gãy. Khá: 5 - 15% cây gãy.

Trung bình: 15 - 30% cây gãy. Kém: 30 - 50% cây gãy.

Rất kém: >50% cây gãy.

2.5.2.3. Chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh

- Sâu đục thân (Chilo partellus) đánh giá vào giai đoạn chín sáp trên toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại. Đánh giá theo thang điểm 1 - 5. Điểm 1: < 5% số cây bị sâu. Điểm 2: 5-<15% số cây bị sâu. Điểm 3: 15-<25% số cây bị sâu. Điểm 4: 25-<35% số cây bị sâu. Điểm 5: 35-<50% số cây bị sâu.

- Sâu cắn râu (%): Đánh giá vào giai đoạn sau phun râu 1 tuần, trên toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại.

- Bệnh gỉ sắt (%): Đánh giá vào giai đoạn chín sáp trên toàn bộ số cây ở

2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại.

Tính tỷ lệ cây bị bệnh(%) = (Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) x 100.

2.5.2.4. Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp, đo trên bắp thứ nhất của 30 cây mẫu.

- Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp, đo trên bắp thứ nhất của 30 cây mẫu.

- Số bắp/cây: Tổng số bắp hữu hiệu/tổng số cây hữu hiệu trên ô. Đếm số bắp và số cây trong ô lúc thu hoạch.

- Số hàng/bắp: Một hàng được tính khi > 5 hạt. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Hạt/hàng: Được đếm trên hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. Chỉđếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Khối lượng 1000 hạt (g): Đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt sau đó cân khối lượng của 2 mẫu, nếu khối lượng của mẫu nặng trừ đi khối lượng của mẫu nhẹ <5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu thì khối lượng 1000 hạt bằng tổng khối lượng của 2 mẫu. - Khối lượng 1000 hạt ởđộ ẩm bảo quản (14%). M1000 (14%)= Mhạt tươi x (100 - A 0 ) 100 - 14

- Độ ẩm hạt khi thu hoạch (A0) được đo bằng máy đo độ ẩm Kett 400 của Nhật Bản.

- Tỷ lệ hạt/bắp khi thu hoạch (%): Mỗi công thức lấy 10 bắp, cân khối lượng của 10 bắp sau đó tẽ hạt, cân khối lượng hạt:

Khối lượng hạt Tỷ lệ hạt/bắp = ––––––––––––– x 100 Khối lượng bắp - Năng suất lý thuyết: NSLT(tạ/ha) = Cây/m 2 x bắp/cây x hàng/bắp x số hạt/hàng x M1000 10.000 - Năng suất thực thu: NSTT(tạ/ha) = Tỉ lệ hạt/bắp x Mô tươi x (100 - A0)x 100 Sô x (100 - 14) Tỉ lệ hạt/bắp (%) = Mhạt 10 bắp x 100 M10 bắp A0 : Ẩm độ khi thu hoạch. 14%: Là ẩm độ khi bảo quản. M1000: Khối lượng 1000 hạt ởẩm độ 14%. Mô tươi: Khối lượng bắp của ô thí nghiệm. M10 bắp:: Khối lượng 10 bắp thí nghiệm. Sô: Diện tích ô thí nghiệm.

2.4.3. Xác định tương quan giữa các chỉ tiêu nông học với năng suất

Tương quan giữa các chỉ tiêu nông học với năng suất thực hiện ở cả hai vụ nghiên cứu, bao gồm:

- Tương quan giữa các đặc điểm hình thái với năng suất.

- Tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất với năng suất. Xử lý tương quan được thực hiện trong Microsoft excel.

2.4.4. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm

- Quy trình trồng trọt được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô (QCVN 01-56 - 2011) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [5].

- Mật độ trồng: 5,7 vạn cây/ha. Khoảng cách: 70 cm x 25 cm. - Phân bón:

+ Phân hữu cơ: Phân chuồng 10 tấn/ha. + Phân vô cơ: 150N + 90P2O5 + 90K2O. - Phương pháp bón:

+ Bón lót 100% Phân chuồng + 100% Phân lân supe +1/4 N + Bón thúc:

Lần 1: Bón 1/4 N+1/2 K2O, khi cây có 3 - 5 lá, kết hợp xới xáo lần 1 cho ngô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lần 2: Bón 1/2 N+1/2 K2O và bón khi cây có 7 - 9 lá, kết hợp vun cao thành luống.

- Chăm sóc:

+ Từ khi gieo đến mọc: Dặm cây để đảm bảo đủ mật độ trồng. Nếu mưa, xới nhẹ để phá váng.

+ Khi ngô có 3-5 lá: Tiến hành tỉa định cây kết hợp với xới phá váng, nhổ cỏđồng thời bón thúc lần 1.

+ Tưới nước: Đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô, đặc biệt vào các thời kỳ

trước và sau trỗ cờ 10-15 ngày.

+ Theo dõi, tiến hành diệt trừ khi sâu bệnh phát triển rộ trên đồng ruộng. - Thu hoạch: Khi thân lá và lá bi chuyển sang màu vàng, chân hạt hình thành sẹo đen.

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu về sinh trưởng, phát triển được tính trung bình số học với 3 lần nhắc lại, sử dụng hàm Average, Sum trong Microsoft excel.

- Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê theo chương trình IRRISTART Version 5.0.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân và Thu đông 2014 thí nghiệm vụ Xuân và Thu đông 2014

Ở Việt Nam, với điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước cùng tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc, sản xuất ngô cũng có đặc trưng riêng của từng vùng, do đó đểđáp ứng yêu cầu của sản xuất mỗi vùng sinh thái phải có các giống phù hợp. Hiện nay, các cơ quan nghiên cứu và sản xuất giống

đã đáp ứng được yêu cầu về giống ở các vùng trồng ngô Việt Nam với bộ

giống ngô lai rất phong phú. Nhưng hiện nay nhu cầu giống ngô lai phục vụ

sản xuất còn rất lớn, chính vì vậy nghiên cứu chọn tạo các giống ngô mới đáp

ứng yêu cầu của sản xuất là vấn đề rất cấp bách. Trong chọn tạo giống đánh giá tổ hợp lai là giai đoạn rất quan trọng để chọn các dòng ưu tú làm vật liệu tạo giống và các tổ hợp lai tốt phát triển thành giống phục vụ cho sản xuất.

3.1.1. Thời gian sinh trưởng và các giai đoạn phát dục của các tổ hợp lai thí nghiệm thí nghiệm

Ở cây trồng sinh trưởng, phát triển là hai mặt của quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể, có tác dụng thúc đẩy nhau và không thể tách rời (Nguyễn Đức Lương và cs, 2000)[23].

Quá trình sinh trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô trên đồng ruộng

được chia làm hai giai đoạn: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được xác định theo số lá. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực được xác định theo quá trình hình thành và phát triển của hạt. Trên đồng ruộng các biện pháp kỹ thuật canh tác được tác động chủ yếu ở

giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Vì vậy cần xác định các giai đoạn sinh trưởng, phát triển để tác động các biện pháp kỹ thuật một cách hợp lý nhất.

Vận dụng cách phân chia của Steves W.Ritchie và Jonh J.Hanway (1989) (Trích theo Ngô Hữu Tình, 1997) [32]. chúng tôi đã theo dõi các giai

đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân và Thu đông 2014 tại Thái Nguyên

Đơn vị : ngày

THL

Xuân 2014 Thu đông 2014 Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín SL Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín SL NL13-9 62 63 63 110 48 50 50 115 NL13-19 63 64 64 112 49 51 49 113 NL14-1 63 63 63 111 50 51 52 116 NL14-2 62 63 63 112 49 50 51 114 NL14-3 69 70 71 115 49 51 50 117 NL14-4 62 63 64 111 50 52 52 115 NL14-6 65 66 66 112 48 50 50 120 NL14-7 64 64 65 112 49 50 52 118 NK4300(đ/c) 65 64 64 112 53 52 53 116 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 1,9 1,0 1,1 1,3 1,5 1,1 1,8 0,9 LSD05 2,0 1,0 1,0 3,0 1,0 1,0 2,0 2,0

3.1.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ, tung phấn, phun râu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô, thời kỳ ra hoa ảnh hưởng rất lớn đến số hạt/bắp. Quá trình này diễn ra đồng thời hay không phụ

thuộc vào giống và điều kiện môi trường. Nếu gặp điều kiện khí hậu bất thuận, khoảng cách tung phấn, phun râu ở cây ngô bị kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh hình thành hạt.

* Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm biến

hợp lai NL14-3 thời gian từ gieo đến trỗ cờ là 69 ngày (vụ Xuân) dài hơn giống đối chứng và 49 ngày (vụ Thu đông) ngắn hơn giống đối chứng. Tổ hợp lai NL13-9, NL14-4, NL14-2, thời gian từ gieo đến trỗ cờ là 48-62 ngày, ngắn hơn giống đối chứng trong cả hai vụ. Các tổ hợp lai còn lại có thời gian từ

gieo đến trỗ cờ tương đương với giống đối chứng trong vụ Xuân và ngắn hơn giống đối chứng trong vụ Thu đông.

* Giai đoạn từ gieo đến tung phấn, phun râu

Ngô là cây trồng có cơ quan sinh sản khá đặc biệt, hoa đực và cái trên cùng một cây nhưng ở các vị trí khác nhau. Có giống khoảng cách từ hoa đực

đến hoa cái lớn hơn 1 m, do đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thụ phấn của cây ngô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mối tương quan giữa đặc điểm nông sinh học với năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại thái nguyên (Trang 42)