- Xử lý số liệu với phầm mềm Stata
3. Yếu tố theo thời gian
Biến id_2007 có hệ số hồi quy là 0.0089> 0 và p-value là 0.060< 0.10 nghĩa là các biến cố khác chưa được quan sát xảy ra trong năm 2007 có ảnh hưởng đến tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm với mức ý nghĩa 10%, cụ thể: tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm năm 2007 có xu hướng cao hơn 0.0089 điểm phần trăm trong trường hợp các yếu tố khác không đổi. Biến id_2008 có hệ số hồi quy là 0.0335> 0 và p-value là 0.002< 0.05 nghĩa là các biến cố khác chưa được quan sát xảy ra trong năm 2008 có ảnh hưởng đến tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm với mức ý nghĩa 5%, cụ thể: tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm năm 2008 có xu hướng cao hơn 0.0335 điểm phần trăm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Biến id_2009 có hệ số hồi quy là 0.0189> 0 và p-value là 0.014< 0.05 nghĩa là các biến cố khác chưa được quan sát xảy ra trong năm 2009 có ảnh hưởng đến tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm với mức ý nghĩa 5%, cụ thể: tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm năm 2009 có xu hướng cao hơn 0.0189 điểm phần trăm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
47
Như vậy, từ chỉ số hồi quy cũng như biểu đồ cho thấy rằng tỷ lệ hủy bỏ tăng đột biến trong năm 2008.
Thực tế, thời kỳ từ 2007 – 2009 là thời kỳ xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ trong đó tập đoàn tài chính AIG là nạn nhân của cuộc khủng hoảng này và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng mà AIA là công ty con của AIG.Hầu hết các công ty bảo hiểm nhân thọ ở khu vực châu Á đều bị ảnh hưởng bởi sự kiện này. Khách hàng mua bảo hiểm trở nên hoang mang lo lắng về tài sản (HĐBH) của mình ở các công ty bảo hiểm này. Họ càng thực sự mất niềm tin khi ngày 18/9/2008, Công ty bảo hiểm nhân thọ AIA ở Singapore- một công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài đứng đầu ở Singapore về doanh số đột ngột đóng cửa và Tổng giám đốc của AIA Singapore đã biến mất không thông báo. Khách hàng AIA Việt Nam bắt đầu hủy ngang HĐBH hàng loạt ở các văn phòng của AIA Việt nam trên toàn quốc. Và kết quả là tỷ lệ hủy ngang HĐBH nhân thọ đạt đỉnh điểm và đây là đỉnh điểm cao nhất từ lúc AIA Việt nam thành lập đến bây giờ.
Như vậy, yếu tố thời gian ở đây có thể thấy rõ đó là Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ giai đoạn 2007-2010 trong đó có tập đoàn tài chính AIG đã tác động đến việc hủy ngang HĐBH ở AIA Việt Nam.
Nhận xét, kết luận
Với độ tin cậy 5%, ta có thể rút ra một số nhận xét, kết luận sau:
i,Tỷ lệ thất nghiệp càng cao thì tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm càng lớn.
ii, Có sự khác biệt theo thời gian về tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm. Sự khác biệt này đến từ các yếu tố khác chưa được quan sát. Khủng hoảng tài chính toàn cầu trong đó khủng hoảng tài chính của AIG là một trong các yếu tố ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến việc hủy ngang HĐBH
iii, Lãi suất (theo tháng trung bình) không có ảnh hưởng đến tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng trong giai đoạn này.
48 Với RP Với RP
2P P
= 99.98%, mô hình có mức độ phù hợp cao với dữ liệu mẫu nghiên cứu. Nghĩa là chúng ta có thể sử dụng mô hình này để dự đoán tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng (ký trong năm 2007) tại thời điểm hiện tại dựa trên các yếu tố IR, UR và biến giả thời gian.