Hydrocotyle asiatica L

Một phần của tài liệu Khảo sát thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học của hai cây rau má lá sen hydrocotyle bonariensis comm ex lam và hydrocotyle vulgaris l (apiaceae) (Trang 30 - 34)

Tên gọi khác: Centella asiatica (L.), Gotu kola, rau má

1.3.1.1 Sử dụng theo y học cổ truyền[1,2,4,6]

Rau má là loại rau ăn được, đồng thời còn là vị thuốc dân gian. Thuốc từ rau má không độc, phụ nữ có thai vẫn dùng được, tuy nhiên cần thận trọng liều lượng. Ngày dùng 30–40 gam tươi vò nát lấy nước uống hoặc sắc uống giúp lợi sữa.

Rau má được dùng như phương thuốc trị bệnh đi tiêu lỏng: rau má (cả dây, cả lá) rửa thật sạch thêm ít muối nhai sống.

Phương thuốc trị đau bụng kinh nguyệt, đau lưng: rau má hái lúc ra hoa, phơi khô, tán nhỏ, ngày uống 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần 2 thìa cà phê gạt ngang.

Phương thuốc trị rôm sảy, mẩn ngứa: hàng ngày ăn rau má trộn dầu giấm, hoặc rau má hái về xay vắt lấy nước, thêm đường vào uống.

1.3.1.2 Theo nghiên cứu khoa học

* Sử dụng cao trích: Theo Đỗ Tất Lợi,[2]

rau má được dùng làm giảm huyết áp cao, tăng cường trí nhớ và gia tăng tuổi thọ. Rau má cũng rất hữu dụng cho những người khó ngủ vì bệnh; là một thuốc lợi tiểu nhẹ, giúp giảm bớt sự căng phình mạch máu và sự ứ tụ lưu chất. Rau má có tính kháng viêm và có tác dụng nhanh trong việc trị phỏng.

Các chế phẩm từ rau má Centella asiatica đã được nghiên cứu bào chế ở các nước như Ấn độ, Pháp, Trung quốc…, rất thông dụng với nhiều công dụng khác nhau: thuốc mau lành vết thương, thuốc đắp lên chỗ viêm tấy u loét, thuốc trị bệnh về da, trị thấp khớp, viêm khớp, các chứng bệnh về ruột, bệnh run cơ.

- Làm lành vết thương: hoạt tính này của rau má H. asiatica đã được khám phá và ứng dụng từ Thế chiến II. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng nhận rằng cao trích từ rau má H. asiatica hoạt hóa một số tế bào biểu bì và thúc đẩy keratin hóa nên làm mau liền sẹo.[23,46,65,66]

Thuốc thoa Madecassol (Bayer) của Pháp sản xuất là một dược phẩm làm liền sẹo nhanh và trị phỏng.

- Hiệu quả với hệ thần kinh: Thử nghiệm in-vitro một vài phân đoạn chọn lọc của cao etanol từ cây H. asiatica cho thấy cao này có hoạt tính thúc đẩy tăng trưởng nhanh các bó sợi tế bào thần kinh của người, giúp nhanh hồi phục các bó sợi thần kinh hư tổn.[46,67,68]

Appa Rao và các cộng sự[8] quan sát được sự gia tăng đáng kể chỉ số thông minh (IQ) đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ và trẻ có chỉ số IQ từ 90– 110, sau khi dùng thuốc từ 6 tháng cho đến 1 năm, mà trong thành phần điều chế có bột cây H. asiatica. Thí nghiệm trên 30 trẻ chậm phát triển trí óc, trong 12 tuần dùng thuốc bột từ cây này, với liều lượng 0,5 g/ ngày, cho thấy có sự phát triển khả quan cả về hành vi lẫn trí tuệ.

- Cao alcol từ cây H. asiatica qua thử nghiệm in vivo có tác dụng làm giảm acetylcholine và histamine trong các hormone của chuột bạch. Cao này ức chế rất hiệu quả sự lây lan virus, làm giảm lượng virus Herpexsimplex type 1 và type 2.[77]

- Cao trích từ Rau má được thử nghiệm trên nhiều loại tế bào ung thư, tỏ ra có độc tính kháng lại loại tế bào ung thư lymphoma, ung thư phổi.[12,14,69]

- Cao rau má là một trong các thành phần thuốc điều trị sỏi thận,[27] viêm khớp.[44]

* Công dụng của các hợp chất được cô lập - Trong việc làm liền sẹo:

Theo Maquart F.X.,[46] từ các kết quả của nghiên cứu in vivo trên đơn lớp tế bào nuôi cấy, và khi điều trị lâm sàng, đều cho thấy asiatic acid và các triterpene trong cây Centenla asiatica (Hydrocotyle asiatica) có hiệu quả trong tổng hợp collagen, giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên nghiên cứu chưa tính đến mức nồng độ cần chọn lọc của các asiatic acid và triterpen này để nạp vào vết thương.

Năm 1996, P.K. Inamdar và cộng sự[55] nghiên cứu khả năng trị lành vết thương của lá cây Centenla asiatica, thực nghiệm xác định được các phân đoạn có hoạt tính là phân đoạn chứa các hợp chất: acid asiatic, acid madecasic, asiaticoside và madecassoside.

Các nghiên cứu của Shukla[65,66]

từ cây Hydrocotyle asiatica thu hái tại Srilanka trong khoảng thời gian sau đó, 1999, cũng cho thấy madecassol và ba

thành phần nêu trên là acid madecassic, acid asiatic và asiaticoside giúp tăng sức đề kháng, mau liền vết thương, điều trị phỏng rất hiệu quả. Nghiên cứu về tiến trình làm liền sẹo đã nhấn mạnh vai trò của asiaticoside trong việc tăng mức độ các chất kháng oxy hóa (thuộc nhóm enzyme và nhóm nonenzyme).

- Hiệu quả bảo vệ tế bào thần kinh

Theo kết quả nghiên cứu ở Hàn quốc của Inhee Mook-Jung và cộng sự[29]

1999, các dẫn xuất asiaticoside có hiệu quả bảo vệ tế bào neuron chống lại β-amyloid gây độc tế bào neuron (in vitro). Từ 28 dẫn xuất thử nghiệm, có 3 hợp

chất là asiaticoside, acid asiatic và một hợp chất nữa thể hiện kết quả ức chế mạnh

β-amyloid, nên các hợp chất này có thể được đề cử để nghiên cứu phát triển thuốc điều trị bệnh Alzheimer.

Theo nghiên cứu của Soumyanath Amala[68] công bố năm 2005, acid asiatic trích được từ cao ethanol của Hydrocotyle asiatica trong thử nghiệm in vitro với dòng tế bào thần kinh người SH-SY5Y đã có tác dụng ngay từ nồng độ thấp 1 M, giúp tăng trưởng nhanh bó sợi, nên cao này có thể dùng phục hồi các neuron hư tổn.

- Tác dụng an thần và giảm đau

Qua thử nghiệm trên các loài vật nhỏ (thỏ, mèo), brahmoside và các saponin glycoside của H. asiatica có tác dụng làm an thần và giảm đau.[14] Ngoài ra, các glycoside này khi tiêm vào mèo đã gây mê thì gây ra tác dụng giảm áp suất mạch máu.

Việc xác định hoạt tính của asiaticoside với hệ thần kinh được thử nghiệm bằng một số loại thí nghiệm mô hình trên chuột nhắt đực (in vivo) chứng tỏ chất này có khả năng làm giảm lo lắng.[67]

Năm 2003, Qin Luping và cộng sự[57] công bố thêm một cách tinh chế và ứng dụng glycoside toàn phần của H. asiatica làm thuốc giảm đau và đăng ký độc quyền sáng chế ở Trung quốc.

- Tính kháng khuẩn

Năm 2002, Minija và cộng sự[49]

nghiên cứu tinh dầu của hai loài

tinh dầu Hydrocotyle asiaticaβ-caryophyllene (96), dillapiole (97), geranyl acetate (102), còn trong tinh dầu Hydrocotyle rotundifolia là myristicin (98). Các tinh dầu này được khảo sát tính kháng khuẩn và đều cho kết quả dương tính.

- Khả năng kháng ung bướu

Theo Vogel H.G.[72] các triterpen của Hydrocotyle asiatica có tác dụng kháng mô u hạt.

Từ nghiên cứu của Chun Ching-Ling và cộng sự,[17]

2005, cho thấy acid asiatic có hiệu quả kháng tế bào ung thư phổi ở người. Acid asiatic kìm hãm chu trình của tế bào ung thư và gây ra quá trình apoptosis (lên chương trình tự hủy) của tế bào này.

Nhóm nghiên cứu của Babu và cộng sự[12] đã xác định các cao trích của rau má có độc tính với tế bào ung thư (in vitroin vivo), khả năng kháng ung thư cao hơn hẳn so với cao tương ứng của các loài Coriandrum sativum, Cuminum siminum

Foeniculum vulgare. Cao methanol của Hydrocotyle asiatica và phân đoạn khi sắc ký cột cao này với acetone diệt được các tế bào ung thư loại lymphoma Dalton, Ehrlich, và đã xác định giá trị IC50 của phân đoạn acetone trong mỗi thử nghiệm gây độc tế bào đều tốt, lần lượt là 22 và 17 g/ml.

Nghiên cứu in vivo trên chuột bị chích tế bào lymphoma vào cơ thể, nhận thấy việc cho chuột uống dịch chiết rau má (chứa các triterpenoid) với liều lượng 1g/kg thể trọng, trong 5 ngày, uống cách ngày, ức chế được sự tăng trưởng của bướu ung thư và kéo dài được thêm thời gian sống của chuột.[14] Sự ức chế rõ rệt hơn khi chuột được cho dùng dịch chiết rau má trước khi chích tế bào ung thư vào cơ thể. Kết quả không rõ rệt khi bắt đầu cho chuột dùng dịch chiết rau má 10 ngày sau bị chích tế bào ung thư. Dựa trên các kết quả thực nghiệm và các số liệu dược lực học, một số liều trị liệu đã được đề nghị.

- Khả năng khác

Theo Pointel J.P.[56] dịch trích của rau má có tác dụng điều trị bệnh yếu tĩnh mạch chi dưới.

Nếu dùng rau má, H. asiatica,ở những liều cao hơn 2,7g/kg thể trọng chuột, có thể gặp phản ứng phụ. Nước ép toàn cây tươi rau má có thể gây các tác động chống thụ thai ở chuột khi cho uống với liều tương đương 10 g.[14]

1.3.2 Hydrocotyle bonariensis Comm. ex Lam.

Cây được trồng để sử dụng trong dân gian làm thuốc tiêu độc. Lá ăn được, tuy nhiên do đắng và thân khá dai nên thường dùng phần ngọn non nấu chín nhanh. Chưa được nghiên cứu nhiều về dược tính và thành phần hóa học. Hiện tại, đây là một trong hai đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.

Một phần của tài liệu Khảo sát thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học của hai cây rau má lá sen hydrocotyle bonariensis comm ex lam và hydrocotyle vulgaris l (apiaceae) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)