Sự thay đổi về không khí gia đình

Một phần của tài liệu Trường (field) và không khí (tenor) của hội thoại hàng ngày trong giao tiếp tiếng việt (trên tư liệu phim người hà nội) (Trang 72 - 73)

Sự thay đổi về không khí gia đình cũng cho thấy khoảng cách của các thành viên trong gia đình ngày càng xa, đặc biệt là giữa hai vợ chồng Nam Thảo. Nếu lúc trƣớc, không khí trong gia đình luôn luôn vui vẻ với tiếng cƣời và những lời nói đùa thì sau đó là sự vắng vẻ và lạnh lẽo: “Giá cứ như mười

sáu mét vuông ngày trước, nghèo mà vẫn vuông tròn thương nhau, vẫn hạnh phúc. Còn bây giờ, nhà đấy, tiện nghi đấy mà quay cuồng lạnh lẽo như cái nhà mồ thế này”. Trƣớc đây, cuộc nói chuyện của hai vợ chồng thƣờng về các

vấn đề sinh hoạt trong gia đình, là quan tâm đến sức khỏe của nhau và lo cho con cái thì sau này chủ đề giao tiếp của họ chủ yếu là về việc ly hôn và về quyền nuôi con.

Không chỉ không khí trong gia đình Thảo mà cả ở nhà bố mẹ cũng trở nên buồn bã. Bố Thảo vì tức giận mà phải nhập viện. Mẹ Thảo thì lo lắng và chán nản. Bà nói: “Tết với nhất, chưa bao giờ gia cảnh nhà ta lại buồn bã như thế này. Con đi đường con. Cháu đi đường cháu. Còn trơ thổ địa hai ông bà già. Cám cảnh quá!”. Tần suất giữa các cuộc nói chuyện của Thảo với chồng, với con, với bố mẹ và bạn bè cũng ít dần, thậm chí Thảo còn tránh gặp mặt mọi ngƣời.

Nhƣ vậy, không khí trong gia đình ngƣời Hà Nội thay đổi từ vui vẻ sang buồn bã, từ ấm cúng sang lạnh lẽo. Các yếu tố này đã đẩy bộ phim lên đến

cao trào. Sự đối lập về không khí chính là hiệu ứng mà bộ phim muốn tạo ra nhằm tác động mạnh đến tâm lý của ngƣời xem.

Một phần của tài liệu Trường (field) và không khí (tenor) của hội thoại hàng ngày trong giao tiếp tiếng việt (trên tư liệu phim người hà nội) (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)