Trong các hình thức diễn ngôn khác, yếu tố mục đích đƣợc thể hiện rất rõ ràng. Tuy nhiên, đối với hình thức diễn ngôn tƣơng tác trực tiếp trong phim, tình hình không diễn ra nhƣ vậy. Trong bộ phim, hội thoại của các nhân vật diễn ra vô cùng tự nhiên bởi vì đó là những hội thoại hàng ngày. Nó phản ánh những sự kiện đời thƣờng xung quanh cuộc sống của ngƣời Hà Nội. Bên cạnh đó, các khách thể nghiên cứu tham gia giao tiếp có mối quan hệ thân mật với nhau. Cho nên, đối với hình thức giao tiếp trực tiếp thì mục đích giao tiếp của bảy nhân vật trong phim tùy theo chủ đề hội thoại cụ thể nhƣ sau:
Với chủ đề gia đình, mục đích giao tiếp của các thành viên trong gia đình ngƣời Hà Nội chủ yếu là bộc lộ tình cảm, thể hiện sự quan tâm, hỏi han tình hình, bàn bạc, trao đổi, yêu cầu, đề nghị, động viên, tâm sự, khen ngợi, trêu đùa, an ủi, nhận xét, khuyên nhủ, trách cứ,… thậm chí đôi khi họ trò chuyện với nhau không nhằm một mục đích rõ ràng, cụ thể nào hết. Điều đó càng cho thấy các hội thoại diễn ra vô cùng tự nhiên đến mức dƣờng nhƣ không có bất cứ một sự áp đặt nào về kịch bản. Vì đây là chủ đề đƣợc đề cập đến nhiều nhất trong giao tiếp hội thoại hàng ngày của ngƣời Hà Nội nên mục đích giao tiếp của các hội thoại thuộc chủ đề này cũng đa dạng hơn so với các chủ đề khác.
Với chủ đề nhân vật Thảo, đây là nhân vật trung tâm của nhiều hội thoại
nói riêng cũng nhƣ trung tâm của bộ phim nói chung. Việc Thảo quyết định đi lao động ở Đức gây ra nhiều ý kiến khác nhau trong gia đình. Vì vậy, mục đích giao tiếp của các hội thoại xảy ra trƣớc khi Thảo đi Đức là bàn bạc, đồng ý cho cô đi hoặc thuyết phục, ngăn cản, khuyên bảo cô không nên đi. Khi nhân vật Thảo đi Đức thì mục đích giao tiếp của các hội thoại là hỏi han tình hình của Thảo hay kể lại một vài những kỉ niệm đáng nhớ của nhân vật này. Còn sau khi Thảo từ Đức trở về, cô nảy sinh tình cảm với một ngƣời đàn
ông khác tên là Hùng. Điều này khiến cho mọi ngƣời trong gia đình thất vọng cũng nhƣ buồn phiền về cô. Các cuộc nói chuyện chủ yếu nhằm trách mắng, khuyên nhủ và thức tỉnh cô từ bỏ mối tình ngang trái để quay về với chồng con.
Với chủ đề chào hỏi, mục đích giao tiếp đơn giản chỉ là chào một đối
tƣợng nào đó khi gặp mặt. Từ xa xƣa, ngƣời Việt đã quan niệm rằng: “Lời chào cao hơn mẫm cỗ”, “Dao năng liếc năng sắc, ngƣời năng chào năng quen” hoặc “Đi đến nơi nào, lời chào đi trƣớc”,… Lời chào là một nghi thức xã giao đầu tiên, là phép lịch sự tối thiểu. Lời chào không chỉ có chức năng mở đầu cuộc nói chuyện/ hội thoại mà còn thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội. Chào hỏi là nét văn hóa ứng xử không thể thiếu của ngƣời Việt Nam từ bao đời nay cho đến tận bây giờ.
Với chủ đề tình yêu và hôn nhân, mục đích giao tiếp thứ nhất là chia sẻ quan điểm về tình yêu cũng nhƣ chuyện tình cảm của bản thân cho ngƣời khác biết. Mục đích giao tiếp thứ hai là tƣờng thuật lại chuyện tình yêu và đám cƣới của ngƣời khác mà ngƣời nói đã chứng kiến hoặc biết rõ. Mục đích giao tiếp thứ ba là bố mẹ/ anh chị trong nhà thúc giục con cái/ em gái sớm lập gia đình.
Với chủ đề công việc, các nhân vật giao tiếp với nhau nhằm mục đích kể chuyện về ngành nghề hoặc công việc hàng ngày của chính nhân vật đó hoặc của nhân vật khác. Có thể thấy ngƣời Hà Nội thời ấy cũng đã làm nhiều ngành nghề khác nhau: ngƣời là công chức nhà nƣớc, ngƣời mở công ty kinh doanh, ngƣời mở cửa hàng buôn bán, ngƣời làm thuê, ngƣời đi lao động nƣớc ngoài,… và vẫn còn những mảnh đời không có công ăn việc làm.
Với chủ đề thế sự trong và ngoài nước, các nhân vật nói chuyện với nhau về chủ đề này với mục đích cập nhật thông tin. Họ có nhu cầu tìm hiểu thông tin tình hình chính trị thế giới vì trong gia đình có ngƣời đang ở nƣớc ngoài. Mối quan tâm của họ chủ yếu hƣớng đến hai nƣớc: Đức và Nga. Đồng thời,
các hội thoại về thế sự cũng góp phần phản ánh những thay đổi trong cuộc sống của ngƣời dân Hà Nội. Qua đó, bối cảnh của bộ phim càng đƣợc hiện lên rõ hơn.