Trong cuốn “Đại cƣơng ngôn ngữ học (tập 2)”, tác giả Đỗ Hữu Châu đã đề cập đến mô hình lý thuyết hội thoại Thụy Sĩ – Pháp. Theo tác giả, mô hình lý thuyết này có thể đƣợc sử dụng “để định ra các vấn đề và xử lý các vấn đề trong nghiên cứu hội thoại” [4, 344].
Theo lý thuyết hội thoại Thụy Sĩ – Pháp, hội thoại là “một tổ chức tôn ti nhƣ tổ chức một đơn vị ngữ pháp”. Các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về hội thoại ở Thụy Sĩ tiêu biểu là Eddy Roulet và ở Pháp tiêu biểu là Catherine Kerbrat Orecchioni đã xây dựng cấu trúc hội thoại gồm có các đơn vị sắp xếp từ nhỏ đến lớn lần lƣợt là: Hành vi ngôn ngữ, tham thoại, cặp thoại, đoạn thoại và cuộc thoại. Có thể hình dung cấu trúc hội thoại bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc hội thoại
cuộc thoại
đoạn thoại 1 đoạn thoại 2 đoạn thoại n
cặp thoại 1 cặp thoại 2 cặp thoại n
tham thoại 1 tham thoại 2 tham thoại n
hành vi 1 hành vi 2 hành vi n
Trong đó, hành vi ngôn ngữ và tham thoại có đặc điểm là do một ngƣời nói ra. Ba đơn vị còn lại thì đƣợc hình thành do vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại. Ở đây, chúng tôi đặc biệt lƣu ý đến đơn vị tham thoại. Bởi lẽ, một lƣợt lời có thể gồm nhiều tham thoại. Nếu một tham thoại là cú chuyển tác thì nó chính là đối tƣợng mà chúng tôi phân tích để nhận diện quá trình trong mô hình kinh nghiệm. Tuy nhiên, cả năm đơn vị này đều đƣợc chúng tôi xét đến khi làm rõ các đặc trƣng về trƣờng cũng nhƣ mô tả đặc điểm không khí hội thoại trong phim “Ngƣời Hà Nội”.
Tóm lại, hội thoại là dạng thức giao tiếp bằng khẩu ngữ (ngôn ngữ nói) giữa các nhân vật tham gia giao tiếp nhằm trao đổi thông tin, tƣ tƣởng và tình cảm,… Các nhân vật trong hội thoại liên tục thực hiện hành động trao đáp thông qua lƣợt lời của mình. Vận động trao đáp đƣợc thực hiện một lần sẽ tạo ra một cặp thoại. Các cặp thoại tạo ra đoạn thoại. Cuộc thoại đƣợc hình thành từ các đoạn thoại. Để có một cuộc thoại dài, sự tƣơng tác giữa các bên là rất quan trọng. Trong hội thoại, ngoài ngôn ngữ là công cụ
chính ra, cả ngƣời nghe lẫn ngƣời nói có thể sử dụng các phƣơng tiện phi ngôn ngữ nhƣ cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, nét mặt,… để đạt đƣợc mục đích giao tiếp. Trong quá trình vận động của hội thoại, ngƣời nói phải luôn chú ý tạo cơ hội cho ngƣời nghe đƣợc nói lƣợt lời của mình. Sự phối hợp nhịp nhàng kết hợp với việc luân phiên lƣợt lời đƣợc vận hành tốt thì cuộc hội thoại mới có kết quả.
1.2.3. Cú được giải thích theo quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống
Trong mô hình ngữ pháp chức năng hệ thống, cú là một đơn vị ngữ pháp cao nhất: (a) giải thích kinh nghiệm của ngƣời nói về thế giới bên ngoài cũng nhƣ thế giới nội tâm của ý thức, (b) diễn đạt sự xen chen của ngƣời nói vào một tình huống giao tiếp nào đó, vai diễn lời nói mà họ chấp nhận trong tình huống, do đó giao các sự lựa chọn vai diễn cho ngƣời nghe và (c) thể hiện một thông điệp trong toàn bộ sự kiện giao tiếp [17, 121]
Ở tầng ngữ pháp – từ vựng, cú có thể đƣợc nhận diện là đơn vị duy nhất có khả năng hiện thực hóa những sự lựa chọn từ các hệ thống chuyển tác, mở rộng, phóng chiếu, thức và đề ngữ.
Hệ thống chuyển tác đƣợc cho là hiện thực hóa các ý nghĩa kinh nghiệm. Cú thuộc hệ thống chuyển tác hay còn gọi là cú chuyển tác có chức năng điển hình là diễn đạt sự kiện đang diễn ra. Trong nghiên cứu ngữ pháp chức năng, cú chuyển tác là đơn vị cơ bản của diễn ngôn. Sự kiện đang diễn ra này đƣợc biết đến nhƣ là một quá trình. Vì vậy, quá trình là một khái niệm cực kì quan trọng để xác định cú tiếng Việt.
1.3. Tiểu kết
Tóm lại, trong chƣơng một chúng tôi đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc theo hƣớng tiếp cận ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday để giải quyết các vấn đề ngôn ngữ nói chung và các vấn đề thuộc phạm vi ngữ vực nói riêng.
Hơn nữa, chúng tôi còn xác định những tri thức lý luận làm tiền đề cho việc triển khai luận văn. Đó là những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài nhƣ ngữ vực (khái niệm, cấu trúc và phƣơng pháp phân tích), trƣờng, không khí, phƣơng thức và lý thuyết hội thoại (khái niệm, vận động và cấu trúc). Ở mỗi vấn đề, chúng tôi cố gắng đƣa ra cái nhìn khái quát nhất về những quan niệm khác nhau hiện đang tồn tại trong giới nghiên cứu trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ đƣa ra một cách hiểu mà theo chúng tôi là phù hợp nhất với nghiên cứu.
Có thể khẳng định rằng, ngữ pháp chức năng nói chung và ngữ vực nói riêng đã trở thành đề tài thu hút đƣợc rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề này cũng đang đƣợc chú trọng nghiên cứu vì nó giúp chúng ta lý giải đƣợc nhiều hiện tƣợng ngôn ngữ trong đời sống không chỉ ở dạng viết mà còn ở cả dạng nói. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề về cả ý nghĩa lý thuyết và ý nghĩa thực tiễn, chúng tôi mạnh dạn thực hiện theo hƣớng nghiên cứu này thông qua việc tham khảo nhiều nghiên cứu, bài báo có liên quan. Với mục tiêu ban đầu tìm hiểu về đặc trƣng của hai thông số trong ngữ vực (trƣờng và không khí) đƣợc thể hiện qua giao tiếp hội thoại hàng ngày trong phim “Ngƣời Hà Nội”, nghiên cứu hi vọng sẽ góp phần bổ sung và hoàn thiện những luận điểm đang còn tồn tại cũng nhƣ các nghiên cứu về ngữ vực theo hƣớng ngữ pháp chức năng hệ thống.
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ TRƢỜNG CỦA GIAO TIẾP HỘI THOẠI HÀNG NGÀY TRONG PHIM “NGƢỜI HÀ NỘI”
2.0. Dẫn nhập
Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ đề cập đến bối cảnh chung của bộ phim “Ngƣời Hà Nội”. Xuất phát từ bối cảnh chung của bộ phim, chúng tôi chọn ra một gia đình Hà Nội tiêu biểu – gia đình Thảo Nam. Nhƣ vậy, các hội thoại đƣợc xét đến trong nghiên cứu là hội thoại của các nhân vật: ông Mạnh (bố Thảo), bà Mạnh (mẹ Thảo), Thảo, Nam (chồng Thảo), Niên Thảo (con gái Thảo), Loan (em gái Thảo) và Bình (bạn của Thảo và Nam). Lý do chúng tôi chọn bảy nhân vật này là họ đều có đặc điểm chung là ngƣời Hà Nội và có mối quan hệ thân tộc, bạn bè thân thiết với nhau. Hơn nữa, chủ đề bộ phim cũng chủ yếu xoay quanh cuộc sống diễn ra hàng ngày của bảy nhân vật này. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát đặc điểm trường của 65 hội thoại với 613 lƣợt lời đƣợc xây dựng từ 7 nhân
vật ngƣời Hà Nội nhƣ đã nói ở trên. Đặc điểm về trường đƣợc thể hiện thông qua ba nguồn dữ liệu: thứ nhất là đặc điểm chủ đề giao tiếp; thứ hai là đặc điểm mục đích giao tiếp và thứ ba là thế giới kinh nghiệm của các hội thoại đƣợc xét đến trong phim. Kết quả thứ nhất sẽ cho biết các chủ đề chính đƣợc đề cập đến trong giao tiếp hội thoại hàng ngày của gia đình ngƣời Hà Nội. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra mục đích giao tiếp của các nhân vật trong các hội thoại đó. Kết quả thứ nhất và thứ hai sẽ đƣợc chỉ ra thông qua các phƣơng tiện ngôn ngữ hiện thực hóa chủ đề cũng nhƣ mục đích giao tiếp của các hội thoại. Để có đƣợc kết quả thứ ba, nghiên cứu đã vận dụng những tri thức mô hình kinh nghiệm theo hƣớng ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday. Chúng tôi tiến hành phân tích 443 cú tiếng Việt bao gồm cả các cú phóng chiếu trong các hội thoại đó rồi phân loại thành 6 kiểu quá trình. Bằng cách này, nghiên cứu có thể xây dựng đƣợc mô hình kinh nghiệm và làm nổi
bật đƣợc đặc trƣng thế giới kinh nghiệm của giao tiếp hội thoại hàng ngày trong phim “Ngƣời Hà Nội”.
2.1. Bối cảnh giao tiếp hội thoại trong phim
2.1.1. Bối cảnh chung
Bộ phim “Ngƣời Hà Nội” xoay quanh cuộc sống đời thƣờng của ngƣời Hà Nội vào những năm đầu đổi mới (cuối thập niên 1980, đầu những năm 1990). Nội dung bộ phim chia thành ba phần lớn: Trở gió, Giấc mơ vàng và
Người đàn bà xa lạ. Bộ phim giống nhƣ một bức tranh thu nhỏ về Hà Nội. Ở
đó, có những gia đình công chức, những ngƣời sống bằng nghề buôn bán, những ngƣời phải đi làm ăn xa, công an giữ trật tự an ninh đƣờng phố, những em bé ăn xin và cả những ngƣời nƣớc ngoài,... Tất cả đã tạo nên hình ảnh về một Hà Nội vừa bƣớc qua thời kỳ bao cấp và chuyển sang giai đoạn đổi mới chƣa đƣợc bao lâu. Hà Nội khi đó vừa bình yên vừa nhộn nhịp với những con ngƣời đang tất bật cho cuộc sống mƣu sinh. Trong những cuộc hội thoại hàng ngày của ngƣời Hà Nội và của những ngƣời đang sinh sống ở Hà Nội, chủ đề giao tiếp thƣờng liên quan đến chào hỏi, chỗ ăn chỗ ở, công việc, phí sinh hoạt (tiền điện nƣớc, tiền ăn, tiền học của con), thời chiến tranh, bạn bè, tình yêu, đám cƣới, đón Tết, cách làm giàu,… Những chủ đề đó luôn là một phần không thể thiếu mỗi khi nhắc đến một Hà Nội đã từng bình dị, gần gũi và rất đỗi quen thuộc.
2.1.2. Bối cảnh riêng
Nổi bật lên trong bộ phim là một gia đình nhỏ sống ở Hà Nội – gia đình của Thảo và Nam. Gia đình của Thảo Nam là kiểu gia đình hạt nhân tiêu biểu gồm có bố mẹ và một đứa con gái tên là Niên Thảo. Nếu coi gia đình Thảo là một vòng tròn nhỏ thì có một vòng tròn khác bao ở bên ngoài. Trên vòng tròn lớn này có bốn điểm tƣơng ứng với bốn ngƣời: ông Mạnh, bà Mạnh, Loan – em gái Thảo và Bình - một ngƣời bạn rất thân của cả hai vợ chồng và đồng
thời là bố nuôi của Niên Thảo. Tâm điểm của cả hai vòng tròn trên chính là Thảo. Tất cả các thành viên trong đại gia đình của Thảo đều là ngƣời Hà Nội và đang sinh sống ở Hà Nội. Có thể nói, hai vòng tròn trên thể hiện cho hai mô hình gia đình kiểu mẫu ở Việt Nam: gia đình hạt nhân và gia đình nhiều thế hệ. Bộ phim đã đi sâu khắc họa gia đình của Thảo cũng nhƣ những diễn biến liên quan đến Thảo và các thành viên khác trong gia đình.
Trong những năm đầu đổi mới, giống nhƣ bao gia đình Hà Nội khác, gia đình Thảo cũng gặp nhiều khó khăn với bao lo toan trong cuộc sống thƣờng ngày từ câu chuyện “cơm ăn áo mặc” đến tiền học hành của con và cả tƣơng lai sau này. Sự việc bắt đầu diễn biến cao trào từ khi Thảo quyết định đi lao động ở Đức. Nút thắt của câu chuyện về gia đình Thảo là sau khi Thảo từ Đức trở về. Những biến cố cũng từ đó xảy ra với gia đình Thảo Nam đến mức hai vợ chồng phải đứng trƣớc bờ vực của li hôn.
Ba phần lớn của bộ phim chính là khắc họa ba giai đoạn chuyển biến của gia đình Thảo.
Phần 1 – “Trở gió” phản ánh cuộc sống còn không ít khó khăn và thiếu thốn của gia đình Thảo.
Phần 2 – “Giấc mơ vàng” phản ánh việc Thảo quyết định đi xuất khẩu lao động ở Đức để kiếm thật nhiều tiền với mong muốn gia đình của mình sẽ có một cuộc sống đầy đủ hơn.
Phần 3 – “Ngƣời đàn bà xa lạ” phản ánh việc cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng rạn nứt. Sau khi trở về từ một đất nƣớc giàu có, Thảo đã biến thành một ngƣời xa lạ đối với tất cả mọi ngƣời trong gia đình.
Có thể nói, bộ phim “Ngƣời Hà Nội” không chỉ khắc họa đời sống thƣờng ngày của ngƣời Hà Nội mà còn đọng lại trong lòng ngƣời xem bài học về hạnh phúc gia đình. Đây quả thực là một phim hay, ý nghĩa và đầy xúc động.
2.2. Đặc điểm chủ đề giao tiếp
2.2.1. Các chủ đề được đề cập
Nghiên cứu đã ghi lại 65 hội thoại, 613 lƣợt lời của 7 nhân vật và đƣợc hiện thực hóa dƣới dạng văn bản với 42 trang (cỡ chữ 13) và 14.652 chữ. Trong tổng cộng 65 hội thoại chúng tôi ghi lại đƣợc của một gia đình ngƣời Hà Nội tiêu biểu – gia đình Thảo Nam, các hội thoại của khách thể nghiên cứu có thể phân định thành 6 chủ đề lớn: chào hỏi, gia đình, công việc, tình
yêu và hôn nhân, thế sự trong và ngoài nước, nhân vật Thảo. Một hội thoại
của các thành viên trong gia đình ngƣời Hà Nội có thể gồm nhiều cuộc thoại và đề cập đến hơn một chủ đề. Vì vậy, tần số xuất hiện từ cao xuống thấp của 6 chủ đề trên trong các hội thoại cụ thể nhƣ sau:
- Chủ đề gia đình có 26 cuộc thoại.
- Chủ đề nhân vật Thảo có 20 cuộc thoại. - Chủ đề chào hỏi có 16 cuộc thoại.
- Chủ đề tình yêu và hôn nhân có 13 cuộc thoại. - Chủ đề công việc có 11 cuộc thoại.
- Chủ đề thế sự trong và ngoài nƣớc có 6 cuộc thoại.
Nghiên cứu đã tiến hành làm rõ 6 chủ đề giao tiếp chính của các hội thoại hàng ngày trong phim “Ngƣời Hà Nội” thông qua các phƣơng tiện ngôn ngữ: Từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ), đại từ nhân xƣng, lối nói, phát ngôn,… Nếu coi bộ phim là một bức tranh khắc họa cuộc sống thƣờng ngày của một gia đình Hà Nội nói riêng và của những con ngƣời đang sinh sống trên mảnh đất thủ đô nói chung thì 6 chủ đề ở trên giống nhƣ 6 hình vẽ chính đƣợc họa sĩ sử dụng để để khái quát lên nội dung bao trùm của toàn bức tranh đó.
2.2.2. Các phương tiện ngôn ngữ giúp hiện thực hóa các chủ đề giao tiếp
2.2.2.1. Các phương tiện ngôn ngữ hiện thực hóa chủ đề gia đình
Có thể nhận thấy chủ đề gia đình là chủ đề đƣợc phản ánh nhiều nhất trong các hội thoại sinh hoạt hàng ngày của ngƣời Hà Nội thời ấy. Điều này rõ ràng là đúng đối với một đất nƣớc coi trọng văn hóa gia đình nhƣ Việt Nam. Từ trƣớc đến nay, theo quan niệm của ngƣời Việt, gia đình vẫn luôn đƣợc coi là tế bào của xã hội. Gia đình yên ấm, hạnh phúc thì xã hội phát triển. Trong bộ phim, chủ đề gia đình của các hội thoại đƣợc thể hiện thông qua 5 tiểu chủ đề: con cái, chi phí sinh hoạt, bữa cơm gia đình, nhà cửa và ly hôn.
Gia đình
a. Các phƣơng tiện ngôn ngữ hiện thực hóa tiểu chủ đề con cái
- Những từ ngữ liên quan đến tình hình sức khỏe của con cái mà thƣờng xuất hiện trong những gia đình có con nhỏ: sốt, ốm, đỡ, khỏi, bác sĩ, uống thuốc, chóng khỏe, ca cấp cứu, suy nhược toàn thân,…
- Một vài lối nói cho thấy con cái luôn luôn là ƣu tiên hàng đầu trong cuộc sống của bố mẹ: -Tương lai của con là trên hết; - Tất cả dành cho con em à!;
- Nó là hồn sống của đời chị; - Hai bạn có phải đi ăn xin ăn mày, đứng đường đứng chợ cũng không được để cho thiên thần bé nhỏ của tôi phải đói khổ, học hành dang dở đâu đấy nhé!;…
b. Các phƣơng tiện ngôn ngữ hiện thực hóa tiểu chủ đề chi phí sinh hoạt Bữa cơm
gia đình
Nhà cửa Ly hôn Con cái Chi phí
- Những từ ngữ thể hiện các khoản chi tiêu của gia đình trong một
tháng: tiền điện; tiền học thêm của con; ăn, uống, quà cáp, sách vở của con;…
- Những từ ngữ thể hiện số tiền mà gia đình phải trả cho các khoản chi tiêu trong tháng: trăm mười ngàn, 70 ngàn, 40 ngàn.
- Những từ ngữ chỉ nguồn thu nhập hàng tháng của một gia đình công