Nhóm thái độ tiêu cực

Một phần của tài liệu Trường (field) và không khí (tenor) của hội thoại hàng ngày trong giao tiếp tiếng việt (trên tư liệu phim người hà nội) (Trang 61)

a. Thái độ tiêu cực thể hiện qua sự bi quan của ngƣời nói

Khác với chồng, nhân vật Thảo luôn tỏ ra bi quan về những khó khăn trong cuộc sống mà cụ thể là những khoản chi tiêu dùng để trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Thái độ bi quan đó không chỉ thể hiện qua việc cô lo lắng, tức giận mà còn qua việc cô chuyển sang trách cứ chồng. Phát ngôn thể hiện sự thái độ bi quan của Thảo: - Chết thôi anh ơi!; - Anh thì lúc nào cũng ổn thôi, ổn thôi. Mang tiếng là trung tá kỹ sư, giấy khen, huy chương, huân chương chất đầy một hộp tủ mà lương tháng không đủ nuổi một mụn con; - Quá đói nghèo sống trong xã hội này khốn khổ lắm anh

ạ!,… Sự bi quan của Thảo đạt đến mức đỉnh điểm khi cô bàn với chồng

cho con nghỉ học: - Hay cho con nghỉ lớp chuyên toán;... Cùng một vấn đề nhƣng nếu nhân vật Nam nghĩ đến các giải pháp mang tính chất khắc phục khó khăn thì nhân vật Thảo lại có xu hƣớng giải quyết vấn đề có phần tiêu cực.

Có thể thấy thái độ tiêu cực thể hiện qua sự bi quan của ngƣời nói đƣợc hiện thực hóa qua một số từ ngữ trong các phát ngôn ở trên nhƣ: chết thôi, lương tháng không đủ nuổi một mụn con, quá đói nghèo, khốn khổ, cho con nghỉ,… Những từ ngữ này cho thấy tâm trạng lo lắng, chán nản của ngƣời nói

và cả những giải pháp khắc phục khó khăn mà ngƣời nói đƣa ra cũng thể hiện sự bí bách.

b. Thái độ tiêu cực thể hiện qua sự phản đối của ngƣời nói

Nếu ông Mạnh đồng ý với quyết định đi Đức của Thảo thì có ba thành viên khác trong gia đình phản đối quyết định đó.

- Những phát ngôn thể hiện thái độ không đồng ý và tức giận của Nam về quyết định của Thảo: - Ai xui khôn xui dại em để em tính chuyện đi lao động ở nước ngoài; - Đường quang không đi lại sấp quàng bụi rậm; - Thích bỏ chồng thì cứ việc bỏ.

- Những phát ngôn thể hiện lý do Nam không đồng ý cho Thảo đi Đức một phần vì sĩ diện một phần vì thƣơng vợ: - Nhưng anh là thằng đàn ông, không lo cho gia đình, để đến nỗi em phải bỏ chồng bỏ con, đi làm thuê, nghĩ nó tủi lắm.

- Cùng ý kiến với Nam, còn có Loan – em gái Thảo. Cô thể hiện thái độ một cách rõ ràng khi Thảo hỏi ý kiến của cô: - Kịch liệt phản đổi!

- Về phía Bình – ngƣời bạn thân của hai vợ chồng, vì lo rằng rằng hạnh phúc của gia đình Thảo Nam không giữ đƣợc nên anh cũng không đồng ý. Theo quan điểm của nhân vật Bình, hạnh phúc gia đình còn quan trọng hơn tiền bạc: - Nếu là mình, không bao giờ mình để cho Thảo đi; -

Nhu cầu đời sống vật chất rất cần nhưng hạnh phúc mong manh vẫn cần liên tục được bảo vệ, liên tục phát triển; - Sao lại nỡ để một người như Thảo đi làm cu li,...

Biểu hiện rõ nhất về sự phản đối của ngƣời nói trong phát ngôn ở trên là từ phản đối đƣợc sử dụng kết hợp với từ chỉ mức độ mạnh kịch liệt. Điều đó càng cho thấy sự dứt khoát cũng nhƣ quan điểm phản đối rõ ràng của ngƣời nói. Bên cạnh đó, ngƣời nói cũng liên tƣởng đến chính bản thân mình anh là, nếu là mình,… Việc liên tƣởng này không chỉ để cảm nhận

rõ nhất suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó mà còn coi việc đó nhƣ là việc của chính mình.

c. Thái độ tiêu cực thể hiện qua sự thất vọng của ngƣời nói

Sau khi từ Đức trở về, Thảo đã thực sự đã trở thành một ngƣời đúng nhƣ tiêu đề phần 3 của bộ phim – ngƣời đàn bà xa lạ. Niềm tin của mọi ngƣời dành cho Thảo đã bị thế chỗ cho sự thất vọng.

- Phát ngôn hiện thực hóa sự thất vọng của ông Mạnh với Thảo: - Trời

ơi, sao bỗng dưng lại đổ đốn ra như vậy?

- Phát ngôn thể hiện sự thất vọng của bà Mạnh với Thảo: - Thế là con mất tất!

- Phát ngôn thể hiện sự thất vọng của Loan với Thảo: - Em thực sự thất

vọng, thất vọng hoàn toàn đấy bà chị yêu quý ạ!

- Phát ngôn thể hiện sự thất vọng của Nam với những gì đang diễn ra: -

Tao đã quá chán ngôi nhà này rồi; - Toàn chuyện bịa đặt; - Toàn những chuyện hươu vượn,...

Những từ ngữ đƣợc sử dụng trong phát ngôn trên để thể hiện nỗi thất vọng của ngƣời nói là: trời ơi, mất tất, thật sự thất vọng, thất vọng hoàn toàn,

quá chán,… Các từ ngữ đƣợc sử dụng ở mức độ cao góp phần lột tả nỗi thất

vọng, buồn chán đến tận cùng của ngƣời nói.

d. Thái độ tiêu cực thể hiện qua lời chê của ngƣời nói

Bên cạnh lời khen, còn có các từ ngữ mang tính đánh giá tiêu cực thể hiện thái độ chê bai.

- Những từ ngữ đƣợc ông Mạnh sử dụng khi chê Loan: đua đòi lố lăng,

ăn nói lý sự triết lý rẻ tiền, chẳng có cái nghề ngỗng gì cho ra hồn, loăng quăng như con rối.

- Phát ngôn thể hiện thái độ tiêu cực khi ông Mạnh chê bà Mạnh: - Điếc

gì mà điếc gớm thế không biết!

- Phát ngôn thể hiện thái độ tiêu cực khi Nam chê vợ: - Trách nhiệm thì

- Phát ngôn thể hiện thái độ không vừa lòng của bà Mạnh về cách ăn mặc của Loan: - Ăn với mặc, cũn ca cũn cỡn.

Trái ngƣợc với những lời khen, từ ngữ đƣợc sử dụng trong lời chê mang đậm tính chất tiêu cực, đó là: lố lăng, rẻ tiền, điếc, đạo đức thì không,… Các từ ngữ phần nào cho thấy sự không vừa lòng và tâm trạng tức giận của ngƣời nói. Những lời nói đó phần nào sẽ động chạm đến lòng tự ái của ngƣời nghe vì thật sự là không có ai muốn bị ngƣời nào khác chê mà lại bị chê ở mức thậm tệ nhƣ thế.

3.1.2. Chiến lược dấn thân

Thông thƣờng ngƣời nói sẽ hƣớng mình vào cuộc đối thoại hay cuộc tranh luận với những gì ngƣời khác đã nói trƣớc đó. Qua các phƣơng tiện ngôn ngữ, ngƣời nói thể hiện lập trƣờng và quan điểm của mình. Họ đẩy lùi các quan điểm của ngƣời khác bằng việc đƣa ra các tuyên bố mang tính cá nhân có sức thuyết phục. Đồng thời, các tuyên bố đó cũng phản ánh mức độ chắc chắn hay mức độ đáng tin cậy trong lời nói của chủ thể phát ngôn. Các nhân vật trong phim “Ngƣời Hà Nội” đã vận dụng chiến lƣợc dấn thân này trong các hội thoại với mục đích giải thích, thể hiện quan điểm cá nhân hoặc thuyết phục ngƣời cùng giao tiếp.

3.1.2.1. Chiến lược dấn thân của hai nhân vật Thảo – Loan

Trong cuộc hội thoại của Loan và Thảo về việc đi lao động ở Đức, cả Thảo lẫn Loan đều “dấn thân” bằng cách tranh luận nhằm thuyết phục và thay đổi suy nghĩ ngƣời kia. Lƣợt lời của hai nhân vật đƣợc luân phiên liên tục. Điều đó càng thể hiện mức độ “dấn thân sâu” của các nhân vật. Loan luôn cố gắng thuyết phục Thảo thay đổi quyết định. Còn Thảo thì đáp lại bằng những lời lẽ để bảo vệ chính kiến của mình.

Khi Thảo đƣa ra lý do cô phải đi lao động ở nƣớc ngoài mặc dù cô không muốn (chị còn có một gánh nặng và để thoát khỏi đói nghèo) thì Loan cho rằng phụ nữ không cần lo lắng quá nhiều về kiếm tiền (việc kiếm tiền là của

đàn ông). Thảo ngay lập tức phản ứng lại (Nhưng anh Nam không có điều kiện đó).

Khi Loan đƣa ra giải pháp kiếm tiền khác mà Thảo có thể làm để không cần phải đi lao động (bán chung cà phê với bố mẹ vào các buổi tối) thì Thảo cho rằng cách đó chƣa phải là tốt nhất (đó không phải là lối thoát duy nhất).

Khi Loan cho rằng Thảo muốn đi Đức vì muốn giàu nhanh và muốn hòa nhập vào thế giới văn minh thì Thảo cũng ngay lập tức phản bác lại ý của Loan (Chị nghĩ đó là một nơi hành xác: lao động cực nhọc, giành giật sinh

tồn, xa gia đình, thiếu thốn tình cảm).

Khi Loan lo lắng về những điều không hay có thể xảy ra với gia đình Thảo (biết đâu chị lại mất anh ấy về tay một người đàn bà khác) thì Thảo trả lời rằng cô tin vào tình yêu của Nam.

Những phát ngôn của nhân vật Loan thể hiện sự không thống nhất của hai nhân vật sau cuộc tranh luận: - Vậy thì em hết ý kiến; - Nếu thế thì em chúc chị một chuyến đi thành công.

3.1.2.2. Chiến lược dấn thân của hai nhân vật Thảo – Nam

Đó là cuộc tranh luận giữa Thảo và Nam về quyền nuôi con sau ly hôn. Trong hội thoại này, nhân vật Nam đã dùng những lời nói có phần nặng nề đề nhận xét về ngƣời vợ của anh. Nhân vật Thảo tuy có “xuống nƣớc” nhƣng cuộc đấu lý “đƣa đi đẩy lại” giữa hai vợ chồng dƣờng nhƣ không có hồi kết. Cả hai đều đƣa ra hết lý lẽ này đến lý lẽ khác để thuyết phục và giành đƣợc quyền nuôi con từ ngƣời kia.

- Những phát ngôn mang tính chất thỉnh cầu của Thảo thể hiện niềm mong mỏi đƣợc nuôi con của cô: - Em sẽ không đòi hỏi ở anh bất cứ điều gì,

chỉ miễn rằng đứng trước tòa anh đồng ý cho em nuôi con; - Em sẽ nhận hết mọi lỗi lầm về mình.

- Những phát ngôn hiện thực hóa lý do Nam không đồng ý cho Thảo nuôi con: - Cô không đủ tư cách làm mẹ nó nữa; - Trách nhiệm thì có nhưng

- Những phát ngôn của Thảo vừa nhằm phản bác lại những lời nói không hay và có phần cáo buộc của Nam dành cho mình vừa nhằm lay chuyển suy nghĩ Nam: - Còn với con, em luôn là người mẹ có trách nhiệm; - Dù thế nào

em cũng là người mang nặng đẻ đau ra nó.

-Khi Thảo đề nghị hỏi ý kiến con thì Nam không đồng ý (con chưa

đủ lớn để quyết đinh một việc quan trọng, ảnh hưởng đến cả tương lai của nó). Không dừng lại, Thảo tiếp tục đề nghị với Nam rằng cả hai phải tự

quyết định.

3.1.2.3. Chiến lược dấn thân của hai nhân vật ông Mạnh – Nam

Trong cuộc trò chuyện giữa ông Mạnh và Nam với tƣ cách là bố vợ - con rể, ông Mạnh đã cố gắng khuyên Nam nên bỏ qua cho Thảo để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, do cả hai nhân vật cùng dấn thân vào cuộc trò chuyện nên rất khó để đi đến thống nhất. Ngƣời này vừa kết thúc lƣợt lời thì ngƣời kia ngay lập tức bắt đầu một lƣợt lời mới.

Lời lẽ của ông Mạnh quả thật rất triết lý: - Đời người mấy ai tránh được

lầm lỡ, ai nắm tay ai qua ngày đến tối được; - Nhà cao cửa rộng, của nả lớn nhỏ đấy, xây mới khó chứ đập phá đi thì mấy chốc hả anh?;…

Thế nhƣng Nam đáp lại bằng câu trả lời quyết đoán: - Trước đây, ông là

tư lệnh mặt trận, lính đảo ngũ ông bắn hay tha; - Chúng con sẽ giải quyết trong êm thấm; - Đã có pháp luật bảo vệ quyền lợi cho mỗi người,…

3.1.2.4. Chiến lược dấn thân của hai nhân vật bà Mạnh – Thảo

- Những phát ngôn hiện thực hóa lý do mà bà Mạnh đƣa ra nhằm thuyết phục con gái nên quay về với chồng con: - Một điều nhịn là chín điều lành;

Đừng già néo đứt dây; - Con cũng có lỗi; - Cứ về xin lỗi nói xem sao;…

- Những phát ngôn hiện thực hóa lời giải thích của Thảo với mẹ: - Con

đã xin lỗi anh ấy nhiều lần rồi; - Còn bây giờ đã muộn rồi; - Anh ấy sắp lấy vợ rồi;…

Nhƣ vậy, có thể thấy chiến lƣợc dấn thân của bà Mạnh đƣợc thực hiện với mục đích thuyết phục con gái đã không thành công.

3.1.2.5. Chiến lược dấn thân của hai nhân vật Nam – Bình

Đứng trƣớc sự việc hôn nhân giữa Thảo - Nam có nguy cơ đổ vỡ, giống các thành viên khác trong gia đình ngƣời Hà Nội, nhân vật Bình cũng đã khuyên nhủ Nam tha thứ cho Thảo: - Cậu nên rộng lượng; - Đánh kẻ chạy đi

chứ ai đánh kẻ chạy lại; - Họ gặp nhau để từ giã;…

Tuy nhiên, Nam đã không nghe theo lời khuyên của Bình và thậm chí là phản bác lại ý kiến của bạn: - Cô ta không chạy lại; - Lại bịa đặt;…

Cuộc dấn thân của hai ngƣời đàn ông với tƣ cách là bạn thân cũng đã không thể đƣa đến kết luận chung. Dƣờng nhƣ việc thuyết phục Thảo hay Nam đều nằm ngoài khả năng của các thành viên khác vì chính ngƣời trong cuộc luôn có ý thức dấn thân để tranh luận và bảo vệ quan điểm của họ.

3.1.3. Chiến lược tăng giảm

Với chiến lƣợc tăng giảm, ngƣời nói điều biến (tăng hay giảm) mức độ xác quyết, làm mờ hoặc làm rõ ranh giới các phạm trù ngữ nghĩa mà ngƣời nói muốn biểu đạt.

Trong cuộc nói chuyện để thuyết phục Thảo trở về nhà, Loan đã thể hiện chiến lƣợc tăng giảm sao cho không làm ảnh hƣởng đến tình cảm chị em.

Bắt đầu hội thoại, cô nhẹ nhàng gợi nhắc cho Thảo về chồng về con với hi vọng Thảo sẽ suy nghĩ lại và từ bỏ đƣợc mối tình ngang trái: - Chị còn yêu

anh Nam không?; - Chị định từ bỏ anh Nam thật à.

Tuy nhiên, trƣớc sự không quyết đoán của Thảo, Loan không kìm đƣợc sự tức giận và đã nặng lời với Thảo. Lần này, cô đã phải nói ra cho Thảo biết sự thật rằng mọi ngƣời trong gia đình đều đang rất buồn phiên về Thảo. Những phát ngôn hiện thực hóa tăng khả năng thức tỉnh và thuyết phục Thảo

quay về với chồng và con: - Thế chị có biết, chị làm khổ biết bao nhiêu người

trong nhà không?; - Bố tăng huyết áp cấp cứu, mẹ tái phát tim, anh Nam tóc bạc trắng đầu, bé Niên Thảo gầy tọp đi và bỏ học; - Còn tôi dằn hắt chị, chị tưởng tôi sung sướng lắm sao? Chị suy nghĩ kỹ đi rồi lựa chọn lấy một trong hai con đường, đừng sống nửa vời nữa”.

Sau đó, Loan dƣờng nhƣ ý thức đƣợc rằng những điều cô vừa nói chỉ càng làm cho Thảo thêm đau lòng nên cô đã nhẹ nhàng giải thích cho Thảo hiểu tâm ý của mình: - Chị Thảo, bỏ qua cho em, chẳng qua em nặng lời bởi

vì em yêu quý cả hai người và cả bé Niên Thảo nữa..

Nhƣ vậy, có thể thấy nhân vật Loan đã biết cách tăng giảm mức độ theo trật tự từ thấp lên cao rồi từ cao xuống thấp thông qua lời nói để tránh xảy ra tranh cãi và tránh mất hòa khí giữa hai ngƣời. Những điều đó lại càng cho thấy tình cảm chân thật của một ngƣời em gái dành cho ngƣời chị của mình.

3.2. Khoảng cách xã hội

Khoảng cách xã hội chỉ mức độ gần gũi hay xa cách của các bên giao tiếp. Chẳng hạn, việc dùng tên biệt hiệu (nickname) cho thấy mức độ thân mật; việc dùng các danh xƣng chức vụ cho thấy mức độ quan cách, khách khí giữa các bên giao tiếp. Trong giao tiếp hội thoại hàng ngày của bộ phim “Ngƣời Hà Nội”, khoảng cách xã hội đƣợc thể hiện thông qua vai giao tiếp, sự thay đổi về từ ngữ xƣng hô và sự thay đổi về không khí gia đình.

3.2.1. Kết quả khảo sát vai giao tiếp

Có thể thấy, vai giao tiếp của các nhân vật trong các hội thoại hàng ngày của gia đình ngƣời Hà Nội là vai thân hữu. Trong giao tiếp của gia đình ngƣời Hà Nội, có sự xuất hiện của hai cặp vai (vai trên dƣới và vai ngang) và mƣời kiểu tƣơng tác vai. Nghiên cứu đã xác định các cặp vai giao tiếp và tƣơng tác vai trong giao tiếp hội thoại của gia đình ngƣời Hà Nội đƣợc tạo nên từ mối

Một phần của tài liệu Trường (field) và không khí (tenor) của hội thoại hàng ngày trong giao tiếp tiếng việt (trên tư liệu phim người hà nội) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)