Phân tích mẫu

Một phần của tài liệu Trường (field) và không khí (tenor) của hội thoại hàng ngày trong giao tiếp tiếng việt (trên tư liệu phim người hà nội) (Trang 49 - 53)

Ngôn ngữ đƣợc dùng để diễn đạt ba loại nghĩa khái quát hay thực chất là ba siêu chức năng của ngôn ngữ: siêu chức năng kinh nghiệm (experiential

metafunction), siêu chức năng liên nhân (interpersonal metafunction) và siêu chức năng văn bản (textual metafunction) (Halliday 1994). Về chức năng, trường thể hiện sự lựa chọn của ngƣời nói/viết nhằm thực hiện chức năng

kinh nghiệm. Vì vậy, muốn phân tích trƣờng thì phải làm rõ siêu chức năng kinh nghiệm mà siêu chức năng kinh nghiệm lại đƣợc thể hiện trong hệ thống chuyển tác thông qua hệ thống cấu trúc nghĩa biểu hiện. Theo cấu trúc nghĩa biểu hiện, cú đƣợc phân chia thành ba phần chính: QUÁ TRÌNH + Tham thể

(bắt buộc) + Chu cảnh (không bắt buộc). Chúng ta có thể mô phỏng lại lập

luận trên theo mô hình nhƣ sau:

Theo Halliday, thế giới kinh nghiệm đƣợc hệ thống chuyển tác thiết lập thành một tập hợp các quá trình. Mỗi quá trình gồm ba thành phần quá trình,

tham thể và chu cảnh. Sự kết hợp của ba thành phần đó trong cú tạo ra sáu

kiểu quá trình chính là: quá trình vật chất, quá trình tinh thần, quá trình quan

hệ, quá trình hành vi, quá trình phát ngôn và quá trình hiện hữu. Với sáu kiểu

quá trình, con ngƣời có thể thoải mái biểu đạt các loại kinh nghiệm khác nhau để mô tả thế giới. Siêu chức năng kinh nghiệm Hệ thống chuyển tác Cấu trúc nghĩa biểu hiện

(Quá trình + Tham thể + Chu cảnh)

Dựa vào đặc điểm của các kiểu quá trình theo lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday, nghiên cứu tiến hành phân tích 443 cú tiếng Việt để làm rõ đặc trƣng thế giới kinh nghiệm của các hội thoại hàng ngày trong phim “Ngƣời Hà Nội” (xin xem Phụ lục 2). Dƣới đây, chúng tôi xin phân tích mẫu một số ví dụ:

- Quá trình vật chất: Mô hình:

Hành thể + Quá trình + Đích thể Ví dụ:

Anh sẽ cai thuốc lá

Hành thể Quá trình vật chất Đích thể

Phát ngôn Anh sẽ cai thuốc lá là một cú có hai tham thể: (1) anh chỉ một thực thể là ngƣời và đóng vai trò là hành thể trong câu – chủ thể của hành động; (2) thuốc lá cũng là một thực thể và đóng vai trò là đích thể

trong câu - cái mà hành động đó hƣớng tới. Ngoài hai tham thể ra, câu trên còn có một quá trình hành động đƣợc hiện thực hóa bằng động từ cai. Quá trình này đƣợc gọi là quá trình vật chất bởi vì nó diễn đạt khái niệm một thực thể nào đó làm một cái gì đó mà có thể thực hiện sang một thực thể khác.

- Quá trình tinh thần: Mô hình:

Cảm thể + Quá trình + Hiện tƣợng Ví dụ:

Anh tin em đi

Phát ngôn Anh tin em đi là một cú có hai tham thể: (1) anh là tham thể

chỉ ngƣời – có thể cảm nhận, tri nhận, tri giác; (2) em là tham thể chính yếu

khác – thành phần đƣợc cảm, đƣợc tri nhận và đƣợc tri giác. Tham thể thứ nhất đƣợc gọi là cảm thể và tham thể thứ hai đƣợc gọi là hiện tƣợng. Hơn nữa, phát ngôn này thuộc quá trình tinh thần vì nó đƣợc hiện thực hóa bởi từ

tin – một hoạt động tinh thần tri nhận.

- Quá trình quan hệ: Mô hình:

Quá trình quan hệ định tính Đƣơng thể + (Quá trình) + Thuộc tính

Quá trình quan hệ đồng nhất Bị đồng nhất thể + (Quá trình) + Đồng nhất thể (Biểu hiện) (Giá trị) Ví dụ:

Tiền học thêm của con gần 40 ngàn nữa

Đƣơng thể Thuộc tính

Phát ngôn Tiền học thêm của con gần 40 ngàn nữa là một cú chỉ có một tham thể đóng vai trò đƣơng thể và đƣợc hiện thực hóa bởi cụm danh từ tiền

học thêm của con. Tham thể này có một phẩm chất hay đặc tính (gần 40 ngàn nữa). Phẩm chất hay đặc tính này đƣợc gọi là thuộc tính. Phát ngôn này đƣợc

nhận diện là một cú thuộc quá trình quan hệ định tính.

Em sẽ là bên nguyên đơn xin ly dị Bị đồng nhất thể QT quan hệ Đồng nhất thể

Phát ngôn Em sẽ là bên nguyên đơn xin ly dị là một cú có hai tham thể:

(1) em là bị đồng nhất thể và (2) bên nguyên đơn xin ly dị là đồng nhất thể.

Hai tham thể này khi hoạt động trong cú có thể đổi vị trí cho nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa kinh nghiệm của cú. Vì vậy, phát ngôn này đƣợc xác định là một cú thuộc quá trình quan hệ đồng nhất.

- Quá trình hành vi: Mô hình: Ứng thể + Quá trình + (Hiện tƣợng) Ví dụ: Ông uống nƣớc Ứng thể Quá trình hành vi Hiện tƣợng

Phát ngôn Ông uống nước có một thực thể là ngƣời. Thực thể này là một tham thể ứng xử và đƣợc gọi tên là ứng thể. Ứng thể thực hiện một hành vi tâm sinh lý (uống). Hành vi này bao gồm một thực thể khác (nước) mà đang đƣợc cƣ xử. Vai diễn tham thể này đƣợc gọi là hiện tƣợng. Phát ngôn này đƣợc xác định là một cú thuộc quá trình hành vi.

- Quá trình phát ngôn: Mô hình:

Phát ngôn thể + Quá trình + (Tiếp ngôn thể) + (Ngôn thể) + (Đích ngôn thể) Ví dụ:

Việc ấy chị cảm ơn em

Chu cảnh: Vấn đề Phát ngôn thể Quá trình phát ngôn Đích ngôn thể Phát ngôn Việc ấy chị cảm ơn em là một kiểu hành động hữu ngôn gồm

có: một phát ngôn thể/ ngƣời nói (chị) và một đích ngôn thể/ ngƣời mà quá trình phát ngôn nhắm tới (em). Phát ngôn thể nói cảm ơn đồng thời cũng thực hiện luôn hành động cảm ơn đó. Ngoài ra, phát ngôn này còn có một thành tố khác là chu cảnh có chức năng giới hạn vấn đề đƣợc nói đến.

- Quá trình hiện hữu: Mô hình:

Quá trình hiện hữu + Hiện hữu thể Ví dụ:

Giờ còn quan với vua Chu cảnh: Định vị: Thời gian Quá trình hiện hữu Hiện hữu thể

Phát ngôn Giờ còn quan với vua là một cú có một tham thể cố hữu đƣợc giao chức năng hiện hữu thể (quan với vua). Nó đứng sau quá trình hiện hữu (còn) và đƣợc hiện thực hóa bằng một cụm danh từ chỉ ngƣời. Bên cạnh đó, cú này còn có một thành phần nữa đảm nhận chức năng chu cảnh định vị thời gian.

Một phần của tài liệu Trường (field) và không khí (tenor) của hội thoại hàng ngày trong giao tiếp tiếng việt (trên tư liệu phim người hà nội) (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)