Biểu đồ 2.1. Mô hình kinh nghiệm của hội thoại trong phim “Người Hà Nội”
Đối chiếu mô hình kinh nghiệm của Halliday cùng với kết quả khảo sát nhƣ trên, có thể trình bày trực quan mô hình thế giới kinh nghiệm của hội thoại hàng ngày trong phim “Ngƣời Hà Nội” nhƣ hình 2.1. Sự thể hiện sáu
quá trình của cú tiếng Việt trong các hội thoại phim “Ngƣời Hà Nội” thông qua màu sắc nhƣ trong hình 2.1 có sự tƣơng đồng nhất định về tỉ lệ so với mô hình kinh nghiệm của Halliday. Trong mô hình trên, giống nhƣ mô hình cú tiếng Anh của Halliday, màu đỏ, màu xanh lam và màu vàng là ba màu chính còn màu tím, màu xanh lục và màu da cam chiếm một phần không cao.
2.5. Tiểu kết
Nhƣ vậy, trong chƣơng 2, chúng tôi đã cố gắng trình bày một cách cụ thể đặc điểm về trƣờng của giao tiếp hội thoại hàng trong bộ phim “Ngƣời Hà Nội” thông qua phân tích các phƣơng tiện ngôn ngữ thể hiện chủ đề giao tiếp, mục đích giao tiếp của các hội thoại và đặc trƣng thế giới kinh nghiệm của loại diễn ngôn này.
Thứ nhất, luận văn đã tiến hành nghiên cứu trƣờng hợp một gia đình ngƣời Hà Nội tiêu biểu gồm có ba thế hệ (ông bà – bố mẹ - con cái). Các hội thoại hàng ngày của ngƣời Hà Nội đề cập đến 6 chủ đề chính: chào hỏi, gia đình, công việc, tình yêu và hôn nhân, thế sự trong và ngoài nƣớc, nhân vật Thảo. Trong đó, chủ đề về gia đình và chủ đề về nhân vật Thảo xuất hiện với tần suất nhiều nhất. Để làm rõ các chủ đề trên, chúng tôi đã chỉ ra các phƣơng tiện ngôn ngữ giúp hiện thực hóa từng chủ đề cụ thể. Nhƣ vậy, các hội thoại hàng ngày trong giao tiếp tiếng Việt của ngƣời Hà Nội thƣờng xoay quanh các hiện tƣợng hoặc các vấn đề rất đời thƣờng. Các vấn đề đó không chỉ hiện diện trong cuộc sống của ngƣời Hà Nội ở thời kì đổi mới mà vẫn còn hiện diện một cách rõ nét trong cuộc sống thời nay.
Thứ hai, sau khi thống kê các chủ đề giao tiếp, nghiên cứu tiếp tục chỉ ra mục đích giao tiếp trong các hội thoại hàng ngày. Do các hội thoại diễn ra dƣới hình thức trực tiếp giữa các thành viên có mối quan hệ thân tộc nên đảm bảo đƣợc đặc tính vô cùng tự nhiên. Tùy từng chủ đề cụ thể mà mục đích giao tiếp của các hội thoại sẽ khác nhau. Hơn nữa, vì các chủ đề xuất hiện đan xen ở các hội thoại khác nhau nên việc xác định mục đích giao tiếp không phải là
dễ dàng. Nó đòi hỏi ngƣời nghiên cứu phải có một cái nhìn tổng quan nhất không chỉ về bối cảnh mà còn về nội dung bộ phim cũng nhƣ đặc điểm của các nhân vật.
Thứ ba, ngoài chủ đề giao tiếp và mục đích giao tiếp ra, đặc điểm về trƣờng còn đƣợc thể hiện qua đặc trƣng thế giới kinh nghiệm. Để có đƣợc kết quả khảo sát và xây dựng đƣợc mô hình kinh nghiệm, nghiên cứu đã tiến hành phân tích các cú chuyển tác với sự xuất hiện của sáu quá trình trong các hội thoại, đó là: quá trình vật chất, quá trình tinh thần, quá trình quan hệ, quá trình hành vi, quá trình phát ngôn và quá trình hiện hữu. Kết quả khảo sát cho thấy đặc trƣng thế giới kinh nghiệm của hội thoại hàng ngày trong giao tiếp tiếng Việt ở bộ phim ngƣời Hà Nội là một thế giới vật chất với các mối quan hệ và các trạng thái tinh thần
Nhƣ vậy, có thể nói kết quả phân tích chủ đề giao tiếp, mục đích giao tiếp và đặc trƣng thế giới kinh nghiệm đã góp phần thể hiện một cách toàn diện đặc điểm về trƣờng của các hội thoại hàng ngày trong phim “Ngƣời Hà Nội”. Sự thể hiện trƣờng giao tiếp của các hội thoại đó đã hiện thực hóa chức năng kinh nghiệm của loại diễn ngôn này. Thông qua trƣờng, ngƣời xem có thể nắm đƣợc diễn biến của bộ phim, các sự kiện, đặc điểm của từng nhân vật, cách tạo tình huống và giải quyết vấn đề,… Điều đó giúp truyền tải nội dung cũng nhƣ thông điệp mà bộ phim muốn gửi gắm đến ngƣời xem.
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ KHÔNG KHÍ CỦA GIAO TIẾP HỘI THOẠI HÀNG NGÀY TRONG PHIM “NGƢỜI HÀ NỘI” 3.0. Dẫn nhập
Trong chƣơng 3, chúng tôi sẽ tập trung trình bày những đặc điểm về không khí của giao tiếp hội thoại trong phim “Ngƣời Hà Nội”. Đặc điểm về không khí đƣợc phản ánh thông qua sự thể hiện cá nhân của ngƣời nói (speaker persona), khoảng cách xã hội (social distance) và vị thế xã hội tƣơng đối (relative social status) của các nhân vật trong gia đình Thảo Nam trong các hội thoại hàng ngày mà đƣợc xét đến trong bộ phim “Ngƣời Hà Nội”. Nghiên cứu đã cố gắng làm rõ các đặc điểm không khí thông qua các phƣơng tiện ngôn ngữ trong hội thoại. Thứ nhất, nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết khung đánh giá (Appraisal Framework) của Martin và Peter White để chỉ ra đƣợc sự thể hiện cá nhân của ngƣời nói trong phim thông qua ba khía cạnh: thái độ (attitude), chiến lƣợc dấn thân (engagement), chiến lƣợc tăng giảm (graduation). Thứ hai, đặc điểm về khoảng cách xã hội sẽ đƣợc phản ánh qua kết quả khảo sát các vai giao tiếp cũng nhƣ sự thay đổi về từ ngữ xƣng hô và không khí trong gia đình. Thứ ba, vị thế xã hội trong nghiên cứu này sẽ đƣợc thể hiện ở vị thế của nhân vật Thảo trong các hội thoại mà có sự tƣơng tác với các nhân vật khác. Việc làm rõ đặc điểm về không khí thông qua các phƣơng tiện ngôn ngữ cũng có nghĩa là hiện thực hóa siêu chức năng liên nhân của loại diễn ngôn này.