Kết quả thành công về chức năng đi tiểu sau mổ

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ bằng giá đỡ niệu đạo qua lỗ bịt (Trang 98 - 100)

4.2.1. Tiêu chuẩn thành công sau mổ

Khi đánh giá tiêu chuẩn thành công sau mổ chúng tôi cho rằng phải chấm dứt hoàn toàn TKKSKGS bệnh nhân than phiền trước đó và xem như thất bại khi vẫn còn hiện tượng này dù nhiều hay ít. Thật vậy một khi TKKSKGS còn tồn tại về mặt tâm lý bệnh nhân vẫn không an tâm và họ vẫn còn rất khó hòa nhập trở lại vào trong xã hội [85].

Chúng tôi chọn thời điểm 1 tuần để đánh giá kết quả phẫu thuật khi các yếu tố ảnh hưởng đến triệu chứng đi tiểu của bệnh nhân không còn nữa: triệu chứng kích thích do phù nề sau đặt thông tiểu, hiện tương đau do rạch vùng âm đạo hay rạch da vùng đùi mặc dù rất nhỏ, hay tác dụng của thuốc gây mê gây tê của cuộc mổ…

4.2.2. Thang điểm đánh giá chức năng đi tiểu sau mổ

Phân tích các thang điểm chức năng đi tiểu MHU, theo hiểu biết của chúng tôi đó là nghiên cứu đầu tiên nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống đi

tiểu trong phẫu thuật qua lỗ bịt, lợi điểm của thang điểm đánh giá này là nhằm để đánh giá toàn bộ các kết quả về mặt chức năng trên đường niệu sau phẫu thuật, bổ sung cho đánh giá mang tính chất khách quan của khám lâm sàng và cũng như đánh giá niệu động lực học sau mổ. Chúng tôi nghĩ rằng đó là một đánh giá chủ quan có ý nghĩa nhất của bệnh nhân về tình trạng đi tiểu và trên bệnh lý chức năng như tiểu không kiểm soát khi gắng sức.

Tham khảo y văn, sự khó khăn chủ yếu là có nhiều thang điểm được sử dụng khác nhau theo thói quen của các tác giả, các nghiên cứu có liên quan đến phẫu thuật qua lỗ bịt đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến đi tiểu sau mổ được sử dụng ít nhiều như thang điểm của Rumeguere và cộng sự [143] hay các câu hỏi của KHQ và BFLUTS theo De Leval và cộng sự [54], KHQ sử dụng đơn thuần theo Silva- Filho và cộng sự [150]. Từ đó các kết quả khó có thể so sánh từ những nghiên cứu này đến những nghiên cứu khác.

Cũng có nhiều nghiên cứu các thang điểm câu hỏi so sánh với nhau và so sánh với MHU. Tuy nhiên theo các tác giả không thấy có sự khác biệt nào có ý nghĩa có liên quan đến các kết quả của các câu hỏi về mặt chức năng đi tiểu sau phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ [64]. Kết quả của tôi thì lại cho thấy có sự khác biệt về thang điểm triệu chứng đi tiểu có cải thiện có ý nghĩa sau mổ P<0,001.

Điểm số trung bình về chất lượng cuộc sống sau mổ của nghiên cứu này là 1 tương ứng với các điểm số được ghi nhận qua phẫu thuật TVT (điểm số trung bình là 1,4) theo Ducarme và cộng sự [64] các kết quả này dường như cho thấy chất lượng cuộc sống về đi tiểu toàn bộ rất tốt sau phẫu thuật qua lỗ bịt có thể so sánh tương đương với các kết quả tốt thu nhận được sau phẫu thuật TVT. Nghiên cứu của tôi cũng cho kết quả tương tự với thống kê có ý nghĩa P<0,001.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ bằng giá đỡ niệu đạo qua lỗ bịt (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)