Niệu động lực học trong chẩn đoán và điều trị tiểu không kiểm soát

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ bằng giá đỡ niệu đạo qua lỗ bịt (Trang 42 - 47)

Xét nghiệm niệu động lực học từ rất lâu đã là phương pháp thăm khám quan trọng và rất cần thiết khi thăm khám các rối loạn thăng bằng ở vùng chậu.

Từ các kết quả của thăm khám này đã bổ sung rất nhiều thông tin sau khi khám lâm sàng để có được nhận định về chẩn đoán một cách khách quan của các rối loạn trên bệnh nhân có tiểu không kiểm soát từ đó có thể đưa ra chỉ định điều trị tốt nhất và tương đối chính xác nhất cho bệnh nhân đặc biệt là các phương pháp điều trị ngoại khoa.

1.4.1. Nhắc lại các thông số kỹ thuật cơ bản của thăm khám niệu động lực học [161]

1.4.1.1. Áp lực đồ của bàng quang:

Là áp lực bên trong bàng quang ở thì làm đầy bàng quang và trong quá trình đi tiểu. Thông số này còn liên quan đến độ giãn nở của bàng quang: là mối liên quan của sự gia tăng thể tích và áp lực trong bàng quang trong quá trình làm đầy bàng quang với tốc độ cố định.

Sự co thắt bàng quang nếu có được biểu diễn bằng biên độ và thời gian của sự co thắt cơ détrusor mà không do ảnh hưởng bởi áp lực do co thắt ổ bụng.

Ngoài ra giai đoạn thăm khám này cũng còn cung cấp cho chúng ta vài thông số khác như dung tích nước tiểu cho những lần bệnh nhân có nhu cầu đi

tiểu khác nhau (mới bắt đầu có cảm giác mắc tiểu: B1, có cảm giác nhiều hơn: B2, có nhu cầu và đòi hỏi đi tiểu thật sự: B3).

1.4.1.2. Áp lực của niệu đạo:

Áp lực niệu đạo bình thường: 110 – tuổi bệnh nhân.

Người ta nói có sự suy yếu áp lực của cơ vòng khi áp lực này dưới 30cmH2O.

Khi đo áp lực niệu đạo cho những bệnh nhân bị tiểu không kiểm soát khi gắng sức, chúng ta cũng có thể đánh giá được vùng kiểm soát nước tiểu: trong trường hợp bị tiểu không kiểm soát nặng thông thường vùng kiểm soát nước tiểu của bệnh nhân bị âm tính từ 90- 100%. Khi đó, trên lâm sàng bệnh nhân có biểu hiện trạng thái tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở dạng rất điển hình và nặng.

Phân tích áp lực niệu đạo trong tình trạng gắng sức để khi xuất hiện rỉ nước tiểu trong quá trình đo niệu động lực học hết sức quan trọng. Các cải tiến tỉ mỉ trong kỹ thuật được nghiên cứu bởi Henriksson [81] và Bunne [32], ống thông được kéo ra theo chiều dài niệu đạo trong khi bệnh nhân bắt đầu các động tác ho nhiều lần đều nhau. Áp lực bàng quang và áp lực niệu đạo ở trạng thái tĩnh và động được ghi nhận. Khi áp lực bàng quang vượt cao hơn áp lực niệu đạo, lúc đó áp lực đóng niệu đạo trở nên âm tính.

Sự thăng bằng này được cụ thể hóa theo tỷ lệ sau đây:

Tỷ lệ chuyển đổi (%) = áp lực niệu đạo/áp lực bàng quang100 Thông thường phụ nữ tiểu có kiểm soát tỷ lệ này là 100. Tỷ lệ này cũng giúp ích cho việc đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật hoặc bằng tập luyện, đặc biệt trong các trường hợp tiểu không kiểm soát tái phát [28], [30].

Hình 1.11: Đường biểu diễn đo áp lực niệu đạo

1.4.1.3. Niệu dòng đồ khi đi tiểu:

Đây là một thăm khám niệu động lực học được ghi nhận biểu đồ đi tiểu của bệnh nhân. Khám nghiệm này nhằm để tìm bất thường kháng lực niệu đạo trong quá trình đi tiểu.

1.4.2. Mục đích thăm khám niệu động lực học?

 Nhằm chẩn đoán tiểu không kiểm soát khi gắng sức đơn thuần và phức tạp (thể phối hợp).

 Đánh giá một cách khách quan mức độ trầm trọng của hiện tượng tiểu không kiểm soát khi gắng sức.

 Tìm ra được những chẩn đoán của các bất thường của hệ thần kinh phối hợp, có khả năng gây ra rối loạn về chức năng của bàng quang- cơ vòng.

 Có thể giúp xác định được một phần các rối loạn của cơ détrusor và các tắc nghẽn ở vùng cổ bàng quang- niệu đạo sau điều trị ngoại khoa các rối loạn thăng bằng vùng chậu hoặc các điều trị ngoại khoa khác ở vùng chậu.

 Có thể kiểm tra các rối loạn về độ giãn nở của bàng quang ở những bệnh nhân có tiền sử gợi ý: xạ trị vùng chậu, phẫu thuật rộng ở vùng chậu, bệnh nhân mang thông tiểu kéo dài.

 Có thể chẩn đoán các bế tắt đường tiểu dưới.

 Có thể chẩn đoán tình trạng suy yếu cơ vòng gây ra tiểu không kiểm soát khi gắng sức trầm trọng nhưng khám lâm sàng lại không có tăng dịch chuyển niệu đạo.

Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ bằng giá đỡ niệu đạo qua lỗ bịt (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)