giai đoạn hiện nay
Cả cuộc đời lấy phương pháp kết hợp giữa tri và hành làm phương châm sống, từ những lý tưởng Nho học Nguyễn Công Trứ đã biến nó thành hành động thực tiễn và làm nên sự nghiệp kinh bang của một Nho sĩ. Tư tưởng kết hợp giữa tri và hành của ông đã góp phần xây dựng phẩm chất con người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, tư tưởng này của Nguyễn Công Trứ đã giúp nhân dân và các nhà lãnh đạo tự hoàn thiện nhân cách, phẩm chất cá nhân, để cùng Đảng và Nhà nước xây dựng một đất nước văn minh, giàu đẹp.
Tư tưởng kết hợp giữa tri và hành của Nguyễn Công Trứ không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với thời đại của ông mà nó còn đem lại những giá trị và bài học kinh nghiệm đối với giai đoạn hiện nay, khi nước ta bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Đòi hỏi trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước phải có đội ngũ những người lao động, những nhà quản lý nói được làm được và phải luôn gắn kết giữa nhận thức với hành động, tránh tình trạng nói được mà không làm được, sách vở, giáo điều xa rời thực tiễn làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển đất nước. Tư tưởng kết hợp giữa tri và hành của Nguyễn Công Trứ về cơ bản phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước ta giai đoạn hiện nay, không chỉ bởi những giá trị và những bài học kinh nghiệm của nó để lại mà còn là sự tương đồng giữa tư tưởng của ông với quan điểm của Đảng, Nhà nước và của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Nói về
sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp” [74; 47]. Qua đây người đã khẳng định tầm quan trọng của sự gắn kết giữa biết và làm. Người cũng không quên chỉ rõ sự cần thiết của việc phải biết liên hệ giữa lý luận và thực tiễn “Thực tiễn mà không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [77; 496]. Theo người, lý luận là cốt để áp dụng vào thực tế còn nếu chỉ học thuộc lòng thì lý luận đó là vô ích và việc thuộc lý luận mà xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các bệnh giáo điều, sách vở và không giúp gì cho sự phát triển của phong trào cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước. Bằng những hành động cụ thể Hồ Chí Minh đã cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân quán triệt học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, nhưng không phải là bê nguyên xi lý luận này vào nước ta, mà là sự vận dụng một cách sáng tạo vào tình hình cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử và thu được kết quả to lớn trong quá trình bảo vệ, xây dựng phát triển đất nước.
Ngoài ra tư tưởng kết hợp giữa tri và hành của Nguyễn Công Trứ, đã giúp cho người dân có cái nhìn sâu sắc, sáng tạo về cuộc sống. Đó là khi đứng trước sự đổi thay của đất nước đòi hỏi họ phải linh hoạt, biết nắm bắt và tận dụng khả năng của mình để áp dụng vào trong thực tiễn nhằm thu được hiệu quả cao nhất, đồng thời tư tưởng này còn giúp họ luôn biết gắn kết giữa lời nói và việc làm, nói được phải làm được và hành động theo đúng tư duy. Trong cuộc sống phải quán triệt thực hành theo đường lối sống có tình có lý, tránh tình trạng sống thiên về một phía tình hoặc lý sẽ dẫn đến những sai lầm trong cuộc đời, như Vũ Đình Trác nhận xét “Người sống vì tình hay duy tình, thì thường yếu chí khí, ngại xông pha và thích khoái lạc an nhàn, đối với xã hội thì thường ưa xuất thế. Còn những người sống vì lý hay duy lý, lại thường hay độc đoán, có óc đấu tranh, nhưng ít sự hợp tác và ứng dụng; đối với xã
hội thường khó sống, khó hòa hợp và nhiều bất mãn” [121; 102 – 103], tư tưởng sống có lý, có tình của Nguyễn Công Trứ đã được soi sáng bởi tư tưởng của Hồ Chí Minh khi nói về việc sống có tình nghĩa “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được” (buổi gặp gỡ cán bộ Tuyên giáo năm 1968). Do dung hòa được cả phương diện tình và lý, nên đã giúp Nguyễn Công Trứ gây dựng được công danh sự nghiệp vẻ vang, lưu trạch ngàn đời mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đồng thời là bài học quý giá cho nhân dân, đất nước ta nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà sự phát triển của xã hội đã làm cho cái tình và lý đôi khi chệch hướng nhau. Chẳng hạn như, những suy giảm về đạo đức trong xã hội đã làm cho yếu tố tình bị giảm sút và thay vào đó là sự lên ngôi của cái lý. Điều này đã dẫn đến những tình trạng độc đoán, cửa quyền hoặc ở đâu đó lại tồn tại những tư tưởng “nhất thân, nhì quen” đã đặt yếu tố tình cao hơn lý, nên dẫn đến tình trạng thích hưởng thụ và không tuân thủ luật pháp.
Như chúng ta biết, cha ông ta từ xưa đến nay luôn có truyền thống trọng đạo đức và đòi hỏi nó phải được thực hiện thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày, tức là đưa đạo đức vào hoạt động thực tiễn đồng thời lên án những thói đạo đức giả như: nói một đàng, làm một nẻo; nói hay làm dở; nói như rồng leo, làm như mèo mửa... Bên cạnh đó cũng cần thấy rằng các học thuyết đạo đức và tôn giáo xưa nay cũng rất coi trọng nguyên tắc nói đi đôi với làm song trong thực tế thì vẫn không thực hiện được nhất quán sự kết hợp giữa nói và làm, giữa tư duy và hành động. Với tư tưởng kết hợp giữa tri và hành của Nguyễn Công Trứ cùng với thành tựu mà ông đã đạt được trong sự nghiệp của mình, là bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình xây dựng và phát triển nước ta giai đoạn hiện nay. Đó là việc xây dựng hình ảnh những người quản lý vừa có đức, vừa có tài. Vì đức và tài là hai mặt không thể tách
rời, nó hòa quyện vào nhau, thúc đẩy nhau để hình thành nhân cách của người cán bộ, nên yêu cầu trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN thì cần xây dựng đội ngũ những người quản lý đủ tài đức. Điều này được chỉ rõ trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng “Không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức, đủ tài”. Vì theo quan điểm Hồ Chí Minh thì “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền" nên cần phải xây dựng người quản lý xã hội vừa có đức, vừa có tài, đồng thời người quản lý phải gắn lời nói đi đôi với việc làm. Vì lời nói đi đôi với làm là nguyên tắc cơ bản của xây dựng đạo đức XHCN, là văn hóa ứng xử của người cách mạng. Về điều này Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành” [73; 150]. Qua đây có thể thấy, Người luôn nhất quán giữa lời nói và việc làm, nói được thì phải làm được. Việc xây dựng hình ảnh những người quản lý xã hội có đức, có tài, gắn lời nói với việc làm ở nước ta giai đoạn hiện nay đã một lần nữa khẳng định tư tưởng kết hợp giữa tri và hành của Nguyễn Công Trứ có giá trị sâu sắc và là bài học kinh nghiệm cần thiết cho chúng ta trong quá trình sử dụng đội ngũ những người lãnh đạo đất nước. Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
Tư tưởng kết hợp giữa tri và hành của Nguyễn Công Trứ còn được thể hiện trong quan điểm của ông thông qua việc học và thi. Với ông, thì học không phải chỉ là thuộc hết sách mà học phải gắn liền với thực tiễn, học phải đi đôi với hành, phải lấy việc học để ứng dụng vào thực tiễn thì việc học này mới là khả dụng “Đem quách sở tồn làm sở dụng”. Tư tưởng này của ông đặc biệt có giá trị đối với chúng ta giai đoạn hiện nay, khi mà cả nước đang bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đòi hỏi phải biết kết hợp những điều mình đã học để áp dụng vào tình hình cụ thể của đất nước “phải nắm vững phương châm giáo dục kết hợp với lao động
sản xuất, lý luận gắn liền với thực tế, học đi đôi với hành” (Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III, năm 1960). Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh, học ở đây là phải gắn với thực tế; lý luận phải gắn với thực tiễn, đem việc học những gì học được trong sách vở để hành trong xã hội vì theo người “Dù có thuộc từ đầu chí cuối mà không biết cách áp dụng vào thực tế thì thuộc cũng vô ích, đó là giáo điều”, đồng thời Người cũng luôn đề cao yếu tố tri và hành “Lí luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lí luận./ Lí luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên./ Lí luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng để lòe thiên hạ thì lí luận ấy cũng vô ích./ Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành” (“Sửa đổi
lề lối làm việc” tháng 10/1947). Qua những quan điểm của Đảng, Nhà nước
và của Bác về sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, có thể thấy tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về học đi đôi với hành (kết hợp giữa tri và hành) rất phù hợp với thời đại ngày nay trong việc giáo dục nhân cách con người, đào tạo ra người lao động có khả năng áp dụng những điều mình đã học vào công việc thực tế một cách mềm dẻo nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Ngoài ra sự gắn kết giữa tri và hành của Nguyễn Công Trứ còn được thể hiện thông qua những tư tưởng và hành động, khi ông quyết thực hiện mộng văn võ song toàn và trong cuộc sống thì không bao giờ có tư tưởng cầu nhàn. Vì với ông, đã sinh ra ở trong trời đất phải làm nên công danh sự nghiệp để giúp cho nhân dân, đất nước. Như chúng ta biết, tư tưởng văn võ song toàn trước đây đó chính là sự kết hợp giữa văn học và võ học. Đây là mục tiêu được người quân tử hướng tới để thực hiện hoài bão của mình. Còn đối với ngày nay, tư tưởng văn võ là sự biểu hiện của việc phát triển con người toàn diện, không chỉ giỏi trên một lĩnh vực mà là giỏi trên nhiều lĩnh vực, đồng
thời có khả năng lĩnh hội những điều mình tích lũy được để áp dụng vào đời sống thực. Do đó, tư tưởng văn võ song toàn của Nguyễn Công Trứ, đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay và ngày càng được đề cao khi nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi con người phải làm được những điều mình đã học, phải biết biến những điều mình đã học thành hành động thực tế. Có như vậy mới đáp ứng được sự nghiệp đổi mới đất nước, là bài học kinh nghiệm cho thế hệ trẻ trau dồi kiến thức chuyên môn với mục tiêu hoàn thiện nhân cách, phát triển tài năng nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới đất nước. Tư tưởng không bao giờ cầu nhàn thể hiện quan điểm sống sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn sẽ là bài học cho thế hệ trẻ ngày nay tự khẳng định mình trước cuộc sống, không sợ khó, ngại khổ, không trông chờ ỷ lại, tránh lối sống hưởng thụ, luôn có ý chí vươn lên và không bằng lòng với những gì mình có để cùng chung tay xây dựng một đất nước phồn vinh.
Cả cuộc đời lấy phương pháp kết hợp giữa tri và hành làm phương châm sống. Phương pháp này đã chi phối toàn bộ sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ và có ý nghĩa to lớn đối với nước ta giai đoạn hiện nay:
Về mặt chính trị: Tư tưởng an dân, dưỡng dân của Nguyễn Công Trứ là
bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý, lãnh đạo đất nước trong việc lấy dân làm gốc, như trong lời dạy Cán bộ Công an nhân dân của Hồ Chí Minh, người rằng “Quan tâm đến đời sống của quần chúng thì quần chúng sẽ theo ta, ta được lòng dân thì ta không sợ gì cả”, vì dân là chủ và dân có địa vị cao nhất. Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng khẳng định: “đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân”, xác định dân có giàu thì nước mới mạnh vì dân chính là những “người chở thuyền và lật thuyền” nên phải bảo vệ dân, an dân, được sự ủng hộ của dân thì mọi việc tất mới thành.
Về kinh tế: Tư tưởng Nhà nước và nhân dân cùng làm với cùng với sự
thực tiễn sâu sắc, là bài học và tài liệu tham khảo quý giá mà cho đến chúng ta vẫn áp dụng và thu được nhiều thắng lợi to lớn đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thì mô hình Nhà nước và nhân dân cùng làm càng có vai trò quan trọng. Nhà nước đề ra chủ trương, chính sách và tiền bạc cùng nhân dân góp sức người, sức của vào công việc chung nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Điển hình cho hiệu quả của tư tưởng này ở nước ta giai đoạn hiện nay, đó là việc xây dựng nông thôn mới đã và đang thu được nhiều thắng lợi. Áp dụng tư tưởng Nhà nước và nhân dân cùng làm, đã giúp chúng ta tận dụng triệt để nguồn lực lao động phong phú từ nhân dân. Nói về tầm quan trọng của nhân dân. Trong tác phẩm “Dân vận” tháng 10/1949, Hồ Chí Minh viết “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân./ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân./ Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”. Bác luôn đặt nhân dân lên vị trí hàng đầu với tiêu chí “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Qua đây càng khẳng định thêm tư tưởng kinh tế, Nhà nước và nhân dân cùng làm của Nguyễn Công Trứ có ý nghĩa và giá trị đối với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, những hoạt động kinh tế như: Quai đê lấn biển, mở mang sông ngòi kênh rạch của ông cũng đem lại những giá trị, đồng thời là bài học tham khảo cho các nhà quản lý trong việc quản lý đất đai và tài nguyên của đất nước.
Về quân sự: Nguyễn Công Trứ với nghệ thuật quân sự mới lạ và độc
đạo, đó là nghệ thuật thủ dụ dân chúng mà ngày nay gọi là nghệ thuật tuyên truyền. Nghệ thuật quân sự này có ý nghĩa to lớn đối với từng giai đoạn lịch sử cụ thể ở nước ta. Trong thời chiến tư tưởng này của ông đã cổ vũ tinh thần và nhuệ khí của các chiến sĩ – những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến, sẵn sàng chiến đấu hết mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, quyết giữ gìn toàn
vẹn lãnh thổ đất nước, đồng thời giúp những người lính nơi tiền tuyến yên tâm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ; giúp hậu phương – những người vợ, người mẹ có niềm tin vào cuộc chiến đấu. Họ sẽ thay chồng, thay cha chăm sóc gia đình, con cái. Còn đối với hiện nay, khi Việt Nam đang phải đối