Quan niệm của Nguyễn Công Trứ về đạo đức và về mối quan hệ

Một phần của tài liệu Tư tưởng nho giáo của nguyễn công trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam (Trang 85)

con ngƣời trong xã hội

Để bảo vệ và duy trì ổn định trật tự xã hội, Nho giáo đề ra đường lối trị nước bằng Đức trị và coi đạo đức là phương tiện cơ bản nhất trong học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo. Khẳng định tầm quan trọng của đạo đức, Khổng Tử viết “Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn

mà tiến tới chỗ tốt lành” [53; 215] vì ngài hiểu rằng “Người có đức chẳng lẻ loi, thế nào cũng có người đồng tâm” [53; 282] người có đạo đức sẽ không bị

cô đơn mà luôn được mọi người đồng lòng. Ngài còn dùng đạo đức để phân biệt tiểu nhân và quân tử “Người quân tử quan tâm tới đạo đức, kẻ tiểu nhân

quan tâm tới chỗ ở” [53; 274]. Theo ngài thì người quân tử chú trọng tới đạo

đức, đạo lý còn kẻ tiểu nhân thì chỉ chú trọng đến chế độ mình được hưởng. Theo Nho giáo, thi hành đạo đức còn là cơ sở để các nhà cầm quyền ổn định xã hội, muốn có một xã hội trật tự kỷ cương thì phải Chính danh, tức là người nào thuộc đẳng cấp nào thì hãy làm đúng phận sự chức vị đó. Tăng Tử nói “Người quân tử suy tính cũng không ngoài chức vị của mình” [53; 546] còn Khổng Tử thì “Không đúng chức vị, chẳng bàn tính đến việc chính trị của

chức vị đó” [53; 546] chức vị của mình đến đâu thì làm đến đó, không nên

can dự vào những việc nằm ngoài chức vị của mình. Theo ngài “Người quân

tử tùy theo địa vị mà cư xử, chẳng trông mong ở bên ngoài. Vốn giàu sang, ở theo giàu sang; vốn nghèo hèn, ở theo nghèo hèn; vốn khốn khó, ở theo khốn khó. Người quân tử rơi vào cảnh nào, cũng vui vẻ cả” [53; 109].

Tư tưởng lấy dân làm gốc cũng được các nhà Nho chú trọng, Khổng Tử cho rằng trong mọi hoạt động thì phải “Làm trước dân, chịu khó giúp dân” [53; 496] có được như vậy thì dân mới tin và làm theo. Mạnh Tử thì “Dân là

quí nhất, sau đó mới tới đất nước, còn nhà vua có thể xem nhẹ” [53; 707 -

708] có thể thấy trong quan điểm này Mạnh Tử đặt dân đứng trên cả vua “Dân vi quý, quân vi khinh”. Kinh thi “Làm vua cốt ở lòng dân” [53; 26] dân có an thì xã tắc mới ổn định, nhà vua mới có thể quản lý đất nước và Kinh thi cũng dạy người quân tử “Điều gì người dân ưa thích, ta cũng ưa thích, điều gì

người dân ghét bỏ, ta cũng ghét bỏ” [53; 53] tức là người làm quan phải biết

lấy lòng dân, thuận theo sở thích của dân thì mới xứng đáng với chức vị của mình và mới làm cho dân tin, dân nghe theo vì Nho học hiểu “được lòng dân

Theo các nhà Nho thì giáo dục, giáo hóa cũng là một trong những biện pháp căn bản để xây dựng một xã hội, nên ngay từ đầu Khổng tử đã chủ trương “Học không biết chán”. Bản thân Khổng Tử cũng thấy rằng, không phải khi sinh ra ông đã biết mọi điều mà có được sự hiểu biết đó là do quá trình học tập “Ta không phải người sinh ra đã biết, chẳng qua chỉ là chuộng

cổ, cần mẫn tìm hiểu (đạo thánh hiền) đấy thôi” [53; 358]. Nho giáo cũng yêu

cầu người cầm quyền cũng phải có đạo đức và luôn tu dưỡng đạo đức của mình vì như vậy mới thuần phục được dân chúng. Về điều này trong Kinh Thi có chép “người quân tử trước hết phải thận trọng về đức. Có đức ắt có người,

có người ắt có đất, có đất ắt có của” và “Đức là gốc, của cải là ngọn” [53;

56], khuyên người quân tử phải đặt đức lên hàng đầu vì đức là cái gốc nên khi “Lấy đức để làm việc chính trị cũng ví như ngôi sao Bắc thần, ở yên vị mà các

ngôi sao khác đều chầu về” [53; 214] nghĩa là người có đức sẽ làm cho người

khác tin tưởng mà hướng tới.

Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn của xã hội, các nhà Nho thấy rằng tình trạng xã hội rối loạn xuất phát từ những rối loạn trong gia đình, đó là tình trạng “Cha không ra cha, con không ra con” đã làm cho gia đình mất kỷ cương, kéo theo đó là sự mất ổn định trong xã hội. Muốn xã hội có trật tự, kỷ cương thì phải chủ trương giáo dục và giáo hóa mọi người trong xã hội theo nguyên lý đạo đức Chính danh, tam cương, ngũ thường. Vì con người có rất nhiều mối quan hệ chồng chéo và đan xen lẫn nhau hết sức phức tạp, nên muốn con người có thể giữ đúng trách nhiệm và vai trò của mình trong từng mối quan hệ, Nho giáo đã định ra quy phạm, chuẩn mực nhằm cột chặt và quy định rõ trách nhiệm của con người trong mỗi mối quan hệ khác nhau, qua đó làm cho con người có ý thức về vai trò của nhằm xây dựng một xã hội có trật tự kỷ cương.

Để đánh giá về vai trò, trách nhiệm của con người trong các mối quan hệ, Nho giáo đã dùng tam cương, ngũ thường để giáo hóa suy nghĩ và hành động của con người cho phù hợp với danh phận của mình “Vua ra vua, tôi ra

tôi, cha ra cha, con ra con” [53; 484] còn nếu “vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, thì dẫu có lúa (đầy kho), ta có thể ngồi mà ăn được chăng?” [53; 484]. Xuất phát từ tư tưởng này nên Khổng tử

yêu cầu rất nghiêm khắc với các học trò “Các đệ tử khi vào phải hiếu với cha

mẹ, khi ra phải kính nhường người lớn tuổi, làm việc phải cẩn thận và giữ chữ tín, yêu thương mọi người mà thân với người nhân. Làm những việc đó có dư sức mới dành cho việc học văn chương” [53; 201] có thể thấy rằng

Khổng Tử đề cao yếu tố hiếu, lễ, nghĩa và đặt những yếu tố này lên hàng đầu trong giáo dục con người, đặc biệt là người quân tử. Người quân tử cần phải thực hiện được những điều này trước rồi thừa sức mới học tới Thi, Thư và lục nghệ vì chỉ có thực hiện được những giáo lý tam cương, ngũ thường như vậy thì con người mới có đạo đức, xã hội mới ổn định và có trật tự và kỷ cương.

Nho giáo sử dụng Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín như là những phẩm chất đạo đức cao cả của con người và sử dụng những đức tính này để ràng buộc, cột chặt con người vào những mối quan hệ sẵn có. Đồng thời, Nho giáo yêu cầu mọi người cần tu dưỡng để làm tốt vai trò trách nhiệm của mình trong xã hội, vì theo Nho giáo “Người trí chẳng nghi hoặc, người nhân chẳng lo âu,

người dũng chẳng sợ hãi” [53; 418]. Trong năm đức thì đức Nhân là phạm trù

đạo đức được các nhà Nho đề cập đến đầu tiên và được coi là cơ bản nhất, quyết định tới những đức tính còn lại “Người mà không có lòng nhân, dùng lễ

sao được? Người mà không có lòng nhân, dùng nhạc sao được?” [53; 239] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người có đức Nhân thì sẽ làm được mọi việc, sẽ sử dụng Lễ Nhạc một cách tốt đẹp và con người khi thực hiện được điều nhân thì “chí vào điều nhân, sẽ

Nhân đối với con người, Khổng Tử rằng “Đạo nhân đối với người dân còn

cần thiết hơn là nước với lửa” [53; 586]. Ngài đã sử dụng hình ảnh cụ thể để

nói đến tầm quan trọng của đạo Nhân đối với con người và khuyên “Người

nhân nên vui với điều nhân” [53; 266]. Có được như vậy thì con người mới có

thể thực hiện được những đức tính còn lại và làm tròn vị trí, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Đạo tam cương là nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo, nó quy định thân phận của con người, đặc biệt là trong 3 mối quan hệ cơ bản (Quân – thần, Phụ - tử, Phu – thê). Khổng Tử cho rằng, tình cảm của cha mẹ đối với con cái, của chồng đối với vợ là thứ tình cảm rất tự nhiên, nó như là bản tính của con người sinh ra đã có. Xuất phát từ tư tưởng này, Khổng Tử rất đề cao vai trò của đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân trong gia đình là cơ sở để xây dựng một đất nước ổn định có trật tự. Theo ngài, gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình có ổn định thì đất nước mới phát triển, ông vua được xem như là người cha trong một gia đình lớn và để ổn định được trật tự xã hội người cầm quyền trước hết là phải “tề gia” rồi mới “trị quốc” sau là “bình thiên hạ”.

Về mối quan hệ của bề tôi đối với Vua, trong mối quan hệ này thì Vua giữ vai trò quyết định “Làm vua cốt ở lòng dân. Làm tôi cốt ở chữ kính” [53; 26] làm vua là phải để cho dân chúng được sống yên vui, an dân còn làm dân thì phải kính trọng, lễ phép đối vua. Luận về mối quan hệ này. Khổng Tử viết “Vua lấy lễ sai khiến bề tôi, bề tôi lấy lòng trung để thờ vua” [53; 255], trong giao tiếp cần phải giữ đúng quan hệ vua - tôi, phải cẩn trọng giữ lễ nhằm tránh những hậu quả xấu như vô lễ, phản nghịch. Trong mối quan hệ quân – thần thì theo Nho giáo nó lại bao gồm nhiều mối quan hệ nhưng dù mối quan hệ đó đứng ở góc độ nào thì bề tôi đối với vua vẫn phải là “hết lòng giữ lễ để

với dân như là trách nhiệm của cha đối với con nên vua phải nuôi dân, dưỡng dân lấy “đức phục nhân” và dùng Lễ để giáo hóa họ vì theo ngài Lễ rất quan trọng đối với mỗi con người “Cung kính mà thiếu lễ thì khó nhọc, cẩn thận

mà thiếu lễ thì nhút nhát, cương dũng mà thiếu lễ thì loạn, thẳng thắn mà thiếu lễ thì nóng gắt” [53; 375] có được cách giáo hóa như vậy thì vua mới

làm tròn trọng trách của mình và dân cũng sẽ hết lòng thờ kính vua.

Về quan hệ của con cái đối với cha mẹ, trong mối quan hệ này thì các nhà Nho đề cao vị trí của người cha. Cha là người giữ vai trò quyết định là bề trên của con cái, cha mẹ phải yêu thương con cái, song con cái cũng cần phải có hiếu với cha mẹ “làm con cốt ở chữ hiếu. Làm cha cốt ở từ ái” [53; 26]. Bàn về chữ Hiếu Khổng Tử viết “Thờ cha mẹ có khuyên can cũng phải nhẹ

nhàng. Nếu thấy song thân không theo, lại tỏ lòng cung kính, và đừng trái ý. Vì cha mẹ mà khó nhọc, chẳng tỏ lòng oán giận” [53; 279] đối với cha mẹ

phải hết sức hiếu kính, khuyên can việc gì cũng cần phải nhẹ nhàng, không nên làm trái ý cha mẹ và hết sức tránh để cha mẹ phải lo lắng về mình, ngay cả việc đi chơi cũng nên chú ý “Cha mẹ còn sống, chớ đi chơi xa; đi chơi phải

có nơi nhất định” [53; 280] vì mình đi đâu về chậm chễ cũng khiến cha mẹ lo

lắng nhiều. Bởi vì “Cha mẹ chỉ lo cho con mình ốm đau” [53; 219] nên con cái chớ để cha mẹ muộn phiền, có như vậy mới thực hiện được chữ Hiếu. Để tỏ lòng hiếu thuận của con đối với cha mẹ thì “Lúc cha còn sống, xem chí

hướng của người, lúc cha mất rồi, xem cách cư xử của người; ba năm không thay đổi đường lối của cha, khá gọi là hiếu vậy” [53; 206]. Khổng Tử khuyên

mọi người phải hiếu thuận với cha mẹ, lúc cha mẹ còn sống thì phải xem ý kiến của cha mẹ mà không được tự tiện làm theo ý mình, khi cha mẹ đã mất đi rồi thì cần phải để tang và không nên xáo trộn những gì cha mẹ để lại.

Về mối quan hệ chồng – vợ, Nho giáo đã đưa chữ Nghĩa vào để quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của vợ - chồng đối với nhau, vợ - chồng phải yêu

thương lẫn nhau, theo các nhà Nho trong mối quan hệ này thì người chồng giữ vai trò quyết định, có quyền uy hơn vợ còn người vợ phải theo chồng và tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của chồng, giữ tiết hạnh với chồng. Nho giáo đòi hỏi người phụ nữ phải tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” và phải có tứ đức “Công, dung, ngôn, hạnh”. Đó là những yêu cầu của Nho giáo về quan hệ chồng – vợ, có được như vậy thì gia đình mới được xem là có kỷ cương, trật tự và có giáo dục qua đó sẽ là tiền đề, điều kiện để duy trì trật tự xã hội và đất nước thái bình thịnh trị.

Là một Nho sĩ có học thức uyên bác luôn trung thành với lý tưởng Nho học nên những tư tưởng, quan niệm của Nguyễn Công Trứ về xã hội gắn với các giáo lý của Nho giáo. Đó là những học thuyết về “Tam cương”, “Ngũ thường”, “Chính danh”... những giáo lý này đã chi phối và xuyên suốt cuộc đời hoạt động cũng như sự nghiệp của ông. Nó đã trở thành nguyên tắc, lẽ sống để ông xây dựng đạo đức, quan niệm sống cho kẻ sĩ, người quân tử trong xã hội. Tư tưởng Nho học này của ông thể hiện rõ nét qua câu thơ “Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường” [133; 72]. Theo ông người quân tử muốn lập thân, lập nghiệp thì phải giữ trọn đạo tam cương, ngũ thường. Ông coi đây như là nguyên tắc sống bất di bất dịch mà người quân tử cần phải thực hiện một cách nghiêm ngặt suốt cuộc đời, không được xao nhãng. Nguyễn Công Trứ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Tống Nho nên đặc biệt coi trọng mối quan hệ quân – thần và phụ - tử, coi trọng đạo đức trung – đức hiếu, với ông là kẻ sĩ thì “Nặng nề thay đôi chữ quân thân/ Đạo vi tử, vi thần đâu có nhẹ” [135; 106]. Bậc trung hiếu đứng trong trời đất thì phải vì vua và cha mẹ mà gánh vác mọi công việc dù khó khăn cũng không được nản lòng “Đường trung hiếu chữ quân thân là gánh vác.” [134; 117]. Người quân tử phải vì chữ Trung với vua, vì chữ Hiếu với cha mẹ mà đứng ra gánh vác mọi việc trong xã hội mà nhất định không được thoái thác dù có gian nguy. Ông coi Trung - Hiếu như

là đạo lý xuyên suốt cuộc đời người quân tử cho nên trong một lần đối đáp nhà sư, ông rằng “Chẳng quân thân phụ tử đếch ra người” [72; 68]. Với ông con người sẽ chẳng ra gì và chẳng làm được việc nếu người đó không coi trọng nghĩa quân thần. Điều này chứng tỏ tư tưởng luôn kiên định với đạo đức tam cương của ông.

Tư tưởng này của Nguyễn Công Trứ xuất phát từ việc triều đình nhà Nguyễn lấy Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong xây dựng và bảo vệ đất nước nên đã đề cao tuyệt đối quyền thống trị của nhà vua, đề cao tư tưởng “trung quân”. Hơn nữa ông được sinh ra và lớn lên trong cái nôi Nho học của gia đình, làng quê, xã hội lúc bấy giờ đều lấy Nho giáo để điều hành mọi hoạt động nên ông đã thấm nhuần những giá trị tư tưởng Nho học của thời đại, những tư tưởng Nho giáo này đã ăn sâu tới tận cùng con người ông. Đó là tư tưởng của kẻ sĩ, người quân tử phải sống, phải ứng xử, phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với dân với nước, đem lại cho dân cho nước những điều tốt đẹp nhất. Tư tưởng này được ông thể hiện trong bài thơ Kiếp nhân sinh “Xuất

mẫu hoài tiện thị hữu quân thân./ Mà chữ danh liền với chữ thân,/ Thân đã có ắt danh âu phải có” là con người sống ở trên đời thì phải làm nên công danh vì với ông chữ danh và chữ thân không tách rời nhau, có thân là phải có danh. Bản thân cuộc đời ông từ địa vị của tầng lớp sĩ phiệt trung hưng rơi xuống vị

Một phần của tài liệu Tư tưởng nho giáo của nguyễn công trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam (Trang 85)