Nhóm các công trình nghiên cứu về ý nghĩa tƣ tƣởng Nho giáo

Một phần của tài liệu Tư tưởng nho giáo của nguyễn công trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam (Trang 34 - 38)

thêm triết lý Nho học của ông.

Mặc dù các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về tư tưởng của Nguyễn Công Trứ chưa nhiều song về cơ bản các công trình đã phần nào khái quát được tư tưởng của cụ Nguyễn thông qua việc đánh giá về hành động cụ thể của ông. Điểm hạn chế của các công trình nghiên cứu về vấn đề này là khi đánh giá về tư tưởng của Nguyễn Công Trứ còn chưa thực sự khách quan, đôi khi các nhà nghiên cứu còn đứng ở góc độ chủ quan của cá nhân trong đánh giá về nhân vật lịch sử này. Tuy vậy các công trình nghiên cứu đã phần nào đánh giá và tìm hiểu về những đóng góp cùng sự nghiệp kinh bang mà cụ Nguyễn đã đạt được trong suốt cuộc đời và sự nghiệp đồng thời khẳng định lại giá trị của một Nho sĩ chân chính, một trung thần của triều Nguyễn.

1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về ý nghĩa tƣ tƣởng Nho giáo Nguyễn Công Trứ Nguyễn Công Trứ

Tìm hiểu về tư tưởng của Nguyễn Công Trứ đã là vấn đề vô cùng khó khăn và chưa được nhiều học giả quan tâm nên việc nghiên cứu về ý nghĩa tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ lại càng là vấn đề nan giải, bởi vì trong suốt cuộc đời của mình Nguyễn Công Trứ chưa bao giờ đưa ra quan điểm về Nho giáo mà tư tưởng Nho giáo của ông chủ yếu được thể hiện tập trung thông qua những hành động và quan niệm sống của ông trước thực tại xã hội. Do vậy việc nghiên cứu về ý nghĩa tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ chưa thực sự được quan tâm và nếu có những nghiên cứu về vấn đề này thì cũng chỉ đánh giá được một hoặc một vài tư tưởng Nho học của ông chứ chưa có công trình nghiên cứu nào ở cả trong và ngoài nước đánh giá được toàn bộ ý nghĩa tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ. Mặc dù các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này chưa nhiều và chưa thực sự sâu sắc song cũng phải kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như:

Nguyễn Bách Khoa (1944), “Tâm lý và tư tưởng Ng. Công Trứ” tác giả đã trình bày những nghiên cứu của mình về tâm lý và tư tưởng của Nguyễn Công Trứ qua hai thời kỳ: Thời kỳ hàn vi và thời kỳ làm quan, tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ được trình bày chủ yếu trong thời kỳ làm quan. Nội dung chính của chương này là trình bày về nhân cách cao thượng của Nguyễn Công Trứ được giáo dục bởi truyền thống của dòng họ kết hợp với tư tưởng trung quân của Tống nho, sự tinh túy của Tống nho đã làm nên tư tưởng lập chí của ông - đó là tinh thần cao thượng lấy hành đạo làm lẽ sống song cái tính khí thiên bẩm lại cũng tham gia vào sự cấu tạo lên nhân cách – đó là quan niệm về nhân sinh. Ngoài ra chương IV còn trình bày về số mệnh và tuần hoàn trong quan niệm của Nguyễn Công Trứ khi ông không giải quyết được các vấn đề thực tại, đành chịu nhận nó và coi nó như một tất yếu đã được thiên địa an bài, bên cạnh đó Nguyễn Công Trứ còn tuân theo thuyết tuần hoàn biến dịch, ông cho rằng biến dịch là định luật chung cho tất cả nhân sự, thuyết này giúp ông can trường, lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống. Mặc dù chưa đi sâu vào phân tích thế giới quan, nhân sinh quan Nho giáo của Nguyễn Công Trứ nhưng tác phẩm đã phần nào đem tới cho độc giả cái nhìn mới trong quan điểm của Nguyễn Công Trứ về thế giới và con người thông qua hành động và việc làm của ông đối với từng vấn đề. Tác phẩm là tài liệu tham khảo quý giá cho những người đi sau cần tìm hiểu về vấn đề này.

Tác giả Doãn Quốc Sỹ - Việt Tử “Khảo luận về Nguyễn – Công – Trứ” với việc nghiên cứu về quan niệm nhân sinh của Nguyễn Công Trứ, tác phẩm đã đánh giá ý nghĩa của nó đối với quan niệm truyền thống của dân tộc, đó là việc thực hiện những giáo lý của Khổng giáo và thuyết tự do phóng khoáng của Lão - Trang. Theo các tác giả sở dĩ Nguyễn Công Trứ có thể điều tiết được hai luồng tư tưởng trái ngược nhau này là do cụ Nguyễn đã chia cuộc đời thành từng giai đoạn của tuổi tác mà có cách sống cho phù hợp. Tác phẩm

cũng khẳng định giá trị nhân sinh quan to lớn của Nguyễn Công Trứ khi ông đánh giá và coi trọng ngôi vị con người trong xã hội. Về cơ bản các tác giả đã đánh giá một cách chân thực và khách quan về tư tưởng nhân sinh quan Nho giáo của Nguyễn Công Trứ song có thể thấy rằng tác phẩm mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về một tư tưởng Nho giáo của ông đó là nhân sinh quan còn các tư tưởng khác thì chưa được các tác giả đề cập đến trong cuốn sách này, đây là cơ sở để các công trình nghiên cứu đi sau có thể khảo cứu kỹ hơn về vấn đề này và cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho các công trình khi nghiên cứu về nhân sinh quan của Nguyễn Công Trứ.

Nguyễn Nghiệp (1962) với “Những nhân tố gì đã tạo nên mâu thuẫn

trong tư tưởng Nguyễn Công Trứ” bài viết đã đánh giá hành động của cụ

Nguyễn mang tính cá nhân thể hiện qua tư tưởng hành lạc như một triết lý nhân sinh – lạc quan tin tưởng vào cái tài của mình song đôi lúc lại bi quan, theo tác giả nhân tố tạo nên mâu thuẫn trong tư tưởng của cụ Nguyễn là do Nho giáo mà điển hình là Tống nho. Do việc đứng ở góc độ văn chương để đánh giá về tư tưởng Nguyễn Công Trứ nên bài viết mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu được một vài mâu thuẫn trong tư tưởng của cụ Nguyễn mà chưa trình bày được những nội dung tư tưởng Nho giáo khác và cũng chưa đánh giá được ý nghĩa của tư tưởng Nho giáo Nguyễn Công Trứ.

Vũ Đình Trác với luận án “Triết lý chấp sinh Nguyễn – Công – Trứ” (1988). Luận án tập trung phân tích những tư tưởng Nho giáo cơ bản của cụ Nguyễn như: tư tưởng “tri hành hợp nhất”, nhân sinh quan, chấp sinh quan ngoài ra còn trình bày tư tưởng của cụ Nguyễn về vũ trụ và thiên lý, với việc nghiên cứu tương đối đầy đủ về tư tưởng Nho giáo của cụ Nguyễn, luận án này đã cung cấp cho độc giả có cái nhìn tổng quan hơn về tư tưởng Nho giáo của cụ Nguyễn đồng thời luận án cũng đánh giá hết sức chân thực và khách quan về ý nghĩa của việc nghiên cứu những tư tưởng này không chỉ đối với

Việt Nam mà nó còn có giá trị đối với thế giới và Trung Quốc. Tuy nhiên, có thể thấy luận án tập trung phân tích nhiều tư tưởng Nho giáo của cụ Nguyễn hơn so với các công trình nghiên cứu khác song tác giả còn chưa đi sâu vào nội dung của từng tư tưởng và việc đánh giá ý nghĩa còn mang tính chung chung, chưa đánh giá được cụ thể ý nghĩa của từng tư tưởng đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam, đây là cơ sở để các học giả đi sau có thể tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.

Trần Nho Thìn với “Nguyễn Công Trứ và thời đại chúng ta” được in trong “Nguyễn Công Trứ cuộc đời và thơ” do Đoàn Tử Huyến (biên soạn - 2008). Bài viết bên cạnh đề cập đến thơ ca của cụ Nguyễn thông qua việc giải thích về nguồn gốc, bản chất của tư tưởng “hành lạc” thì tác giả còn luận bàn đến tư tưởng của Nguyễn tiên sinh về thiên mệnh, tác giả cho rằng cụ Nguyễn thường hay nói đến mệnh trời khi muốn lý giải những nguyên nhân thất bại của cá nhân mà không rõ nguyên nhân đồng thời ông cũng rất coi trọng tự do cá nhân và chủ trương sống thực với lòng mình. Với tư duy và hành động như vậy đã khẳng định ý nghĩa những việc làm của Nguyễn Công Trứ rất có giá trị đối với cuộc sống hiện tại của chúng ta, đó là ý thức về việc xây dựng một xã hội công dân, một Nhà nước pháp quyền, luôn trân trọng tự do cá nhân. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá ý nghĩa của tư tưởng tự do cá nhân của cụ Nguyễn đối với hiện nay mà chưa thấy được toàn bộ ý nghĩa tư tưởng Nho giáo của ông đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Nguyễn Viết Ngoạn (2010) “Nguyễn Công Trứ bài ca ngất ngưởng”. Tác giả đã sử dụng thuật ngữ Hùng tâm tráng sĩ để nói về chí nam nhi được

nâng lên thành chủ nghĩa anh hùng, nhân sinh quan của Nguyễn Công Trứ đồng thời khẳng định lẽ sống của người Nho sĩ là phải hành động để thể hiện trách nhiệm lớn lao là giữ đạo thánh hiền và là cơ sở nhập thế để xây dựng cuộc đời mà Nguyễn Công Trứ là đại diện cho sức hấp dẫn của tư tưởng mới

này. Tác giả cũng đã chỉ ra ưu điểm trong quan niệm chí nam nhi của cụ Nguyễn, đó là vai trò tích cực về ý thức và hành động của cá nhân ông, nó chứng tỏ “con người cá nhân Nguyễn Công Trứ rất gần gũi với chúng ta hôm

nay” [80; 9] qua đó khẳng định giá trị tư tưởng của Nguyễn tiên sinh có đủ

phẩm chất của con người sáng tạo lịch sử và khát vọng cho dân giàu nước mạnh là ước muốn của không chỉ một cá nhân mà là của cả dân tộc Việt Nam.

Trên đây là một số các công trình nghiên cứu về tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ cùng với ý nghĩa của nó, mặc dù các công trình nghiên cứu còn chưa nhiều song về cơ bản các công trình đã góp phần làm phong phú kho tàng nghiên cứu về nhân vật lịch sử kiệt xuất dưới triều Nguyễn đồng thời là tài liệu tham khảo quý giá cho các học giả đi sau nghiên cứu về vấn đề này. Sự hạn chế và thiếu sót trong việc nghiên cứu về tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ và ý nghĩa của nó của các nhà nghiên cứu đi trước chính là cơ sở để tác giả luận án có thể tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nho giáo của nguyễn công trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)