Sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ

Một phần của tài liệu Tư tưởng nho giáo của nguyễn công trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam (Trang 60)

Đánh giá về công lao của Nguyễn Công Trứ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ông là một nhà tri thức, nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà quân sự và là một nhà thơ của dân tộc. Công lao của ông được thể hiện trên nhiều phương diện và bằng chính cuộc đời mình, ông đã tạo lên một phong cách sống phóng khoáng, được coi là điển hình của mẫu nhà Nho tài tử.

* Sự nghiệp về chính trị

Trong gần 30 năm làm quan trong triều, giữ nhiều chức vụ khác nhau với cấp bậc lúc thăng lức giáng song dù ở cương vị nào Nguyễn Công Trứ vẫn

hoàn thành tốt vai trò của mình, ông vẫn hết lòng phụng sự triều đình, phụng sự nhân dân, yêu dân như con, luôn đem hết tài lực ra để trị an, bảo quốc.

Về ý thức, ông luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân, thực hiện

lý tưởng tu tề bình trị của người quân tử. Với mục đích chăm lo cho dân, ông đã đưa ra năm quy ước: lập trường học; lập kho tiết kiệm; tổ chức hành chính xã thôn; phòng vệ an ninh; tinh thần kỷ luật. Đồng thời ông cũng rất chú trọng đến nhu cầu và giải quyết những lo âu của dân chúng. Năm Minh Mệnh thứ 14 “nhân dân các tỉnh Bắc kỳ bị đói. Nguyễn Công Trứ tâu rằng: “Việc tố giác lậu ít khi được xác thực, một số dân bị tố giác nhân vậy bỏ trốn, dần dần thành ra lưu tán mất đi. Nay gần đến xét lại sổ bộ, xin sức cho hạt dân” [91; 295]. Từ những nhận thức về việc làm quan của mình là phải giúp dân nên ngay khi còn là một Nho sinh ông đã dâng “thái bình thập sách”. Đến khi làm quan, ông lại dâng lên vua 5 bản điều trần. Tất cả điều này đã minh chứng nhãn quan sâu rộng, một tài năng hiếm có của ông. Với dân trí, ông đặt ra vấn đề là phải giáo dục căn bản, giáo hóa người dân; Với dân sinh, ông đưa ra các vấn đề về: hành chính, nhân sự, giao thông; Với dân vệ, đề cập đến an ninh và khuyến trừng.

Về hành động, ông có tư tưởng tri và hành luôn phải thống nhất với

nhau, biết phải đi đôi với làm, đã nói được là phải làm được. Bằng chứng là các chiến công của ông được ghi nhận trên khắp chiến trường. Trong kinh tế thì ông cũng đã giúp nhân dân và triều đình thu được những thắng lợi to lớn, đó là khai khẩn, mở mang thêm nhiều vùng đất mới. Trong cuộc đời làm quan, lúc thăng lúc giáng nhưng ông vẫn vui vẻ thể hiện tư tưởng chính trị kiên định, vững vàng. Đó là tư tưởng thấm đẫm lý tưởng của người quân tử, ông xứng đáng với sự tôn phong “Uy viễn tướng công” và “Anh hùng hào kiệt” trong thiên hạ.

* Sự nghiệp về kinh tế

Ông có tư tưởng và chính sách mới về kinh tế. Những tư tưởng này đã giúp ông tạo lên sự nghiệp kinh bang tế thế. GS. Lê Thước nhận xét về ông “… không những là một quan tướng giỏi, mà lại là một nhà chính – trị có tài kinh - tế, biết tìm cách hưng lợi trừ hại cho dân” [117; 36]. Sự nghiệp về kinh tế của ông như một kỳ tích, nó chứng tỏ sức mạnh, ý chí cũng như nghị lực phi thường, nhãn quan sắc bén mà không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn của ông đối với triều đình, với dân chúng và nó còn nguyên giá trị đến tận ngày nay.

Tư tưởng về kinh tế của ông được thể hiện rõ trong tờ sớ dâng lên vua xin việc khẩn hoang “khai khẩn hoang điền để dân nghèo có nghề làm ăn” [117; 36]. Năm 1829 ông được cử làm Doanh điền sứ “Nhi kim thì hữu Dinh điền sứ,/ Phụng chỉ khai sơn hải chi nhàn điền” (trích Công khai thác). Ở

cương vị này ông đã thể hiện tư tưởng về kinh tế rất mới, đó là: Nhà nước (triều đình phong kiến) và nhân dân cùng làm. Nhà nước cung cấp tiền, quân lương, binh lính… còn nhân dân thì bỏ công sức lao động của mình để tiến hành khẩn hoang. Bên cạnh đó, ông còn tận dụng sức lao động của người nghèo không có đất canh tác và những người trước tham gia vào nghĩa quân, bị bại trận vào việc khẩn hoang. Hoạt động quai đê, lấn biển được ông tiến hành trên hầu khắp các vùng duyên hải. Ông trở thành người có công đối với hàng vạn hộ nông dân trên các vùng đất khẩn hoang. Ông đã sáng lập ra hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) với số ruộng khai khẩn là 18.970 mẫu, Quảng Yên được 3.500 mẫu, Hải Dương được 1000 mẫu. Quốc sử quán có ghi lại Minh Mệnh năm thứ 9: “truyền cho tập trung dân nghèo đến đó khai khẩn, thời quốc gia chi ra phí tổn không bao nhiêu, mà nguồn lợi tự nhiên sẽ được vô cùng vậy.” [92; 21 - 22] ông cho rằng muốn lòng dân được an thì phải làm cho dân no đủ. Đi đến đâu ông cũng thiết lập hệ

thống dẫn thủy nhập điền, đào sông đắp đập, mở đường “Cứ cách một quãng thì đào một con sông hay cái ngòi thẳng tuột từ đầu đến cuối; dọc trên mỗi con sông lại đắp một con đường” [117; 39]. Ông còn xin triều đình chu cấp lương thực, tiền bạc, trâu bò, dụng cụ cày bừa cho người nông dân.

Những thắng lợi trong lĩnh vực kinh tế đã đem lại cuộc sống ấm no cho hàng ngàn người nông dân. Nhân dân ghi nhận công lao khai lập của ông nên đã lập đền và thờ phụng ông ngay từ khi còn sống “đâu đâu cũng tưởng nhớ đức - trạch của cụ mà lập đền Sinh – từ thờ cụ” [117; 40]. Sau này để ghi nhớ công lao của ông các địa phương, các nhà nghiên cứu thường tổ chức các cuộc HTKH như là lời tri ân sâu sắc tới người anh hùng hào kiệt của lòng dân.

* Sự nghiệp về quân sự

Nguyễn Công Trứ là một vị quan văn võ song toàn. Ngay từ khi còn là một đứa trẻ được giáo dục với lối Nho học, học để làm quan nhưng ông lại cũng rất đam mê võ học, ông đã từng đọc trộm binh thư và binh pháp của cha. Ông nghĩ rằng, trai tài thì phải tài toàn diện, ra tướng võ, vào tướng văn chứ không thể chỉ sống bằng vài câu thơ, câu phú với ông cái nào cũng quan trọng, chẳng qua nó được vận dụng trong thời nào, cả cuộc đời đã minh chứng cho sự nghiệp văn võ của ông.

Trong sự nghiệp làm quan ông đã từng giữ chức Bộ Binh Thượng Thư. Chiến thắng lẫy lừng của ông thể hiện qua sáu cuộc chinh an. Năm 1827 ông dẹp yên cuộc khởi nghĩa ở Nam Định do Phan Bá Vành và những người nông dân nổi dậy “Nguyễn Công Trứ chia đường giao chiến”, “quan quân mọi lộ đều xông vào sào huyệt, bắt được Bá Vành cùng cả đảng giặc, bọn giặc cỏ Nam Định tất thẩy đều dẹp yên” [93; 119]. Năm 1828 ông dẹp yên cuộc nổi loạn của Lê Duy Lương (Thanh Hóa). Năm 1832 đến 1835 dẹp yên Nùng Văn Vân (phía bắc), trong trận đánh này “Nguyễn Công Trứ làm tham tán” [93; 141]. Năm 1838 ông dẹp yên giặc bể Trung Quốc vào quấy nhiễu vùng

Quảng Yên “Quan Tổng đốc tỉnh Hải Dương là Nguyễn Công Trứ thân xuất binh thuyền đi ra phận bể Quảng Yên bắt giặc” [93; 187]. Năm 1840 ông dẹp yên quân nổi loạn người Miên ở Trấn Tây. Trong bốn năm giữ chức tuần phủ An Giang ông đã dẹp yên giặc Lạc Hóa, giết được tướng giặc là Phiên Tăng và đánh đuổi giặc Xiêm.

Trong các hoạt động quân sự của ông phải kể đến một loại nghệ thuật mà đến nay chúng ta vẫn sử dụng. Đó là nghệ thuật thủ dụ nhân dân “thoạt hãy xét đến nghệ thuật thủ dụ nhân dân – nay gọi là nghệ thuật tuyên truyền, chiến tranh tâm lý – thì họ Nguyễn quả có tài đặc biệt” [96; 26 – 27]. Ông đã khích lệ quân sĩ nơi chiến trường, trấn an tâm lý họ bằng việc mượn hình ảnh người vợ tảo tần sớm khuya, thay chồng nuôi con “Đường tên đạn xin chàng bảo trọng/ Thiếp lui về nuôi cái cùng con” (trích Gánh gạo đưa chồng) có thể gọi đây là “nghệ thuật kích động lòng người” [96; 27] mà ông đã sử dụng nhằm đề cao tinh thần dân tộc, tình nghĩa vợ chồng với mục đích rung động lòng dân, cả những người ở hậu phương và chiến trận.

Nói về sự am hiểu binh pháp “tài bầy binh bố trận của tướng công còn vượt bực” [96; 28]. Nguyễn Công Trứ có tài bầy binh và có khả năng thắng trên mọi trận đồ. Tư tưởng am hiểu về quân sự còn được thể hiện khi ông có tinh thần cảnh giác cao: “xin ở nơi mà giặc thường đậu thuyền, đặt thêm đồn bót, pháo đài, nghiêm ngặt phòng thủ” [93; 188], “Để phương pháp cấm ngặt bọn giặc cướp hoành hành được mạnh mẽ và hữu hiệu, xin được lệnh đặt thêm hương trưởng tại các tỉnh hạt Bắc kỳ ngoài các tổng lý hiện hữu để cai quản kiểm soát xã dân” [92; 377]. Ông không chỉ am hiểu binh pháp mà còn là một vị quan thanh liêm, khoan hồng đối với người phạm tội, biểu hiện Minh Mệnh năm thứ 13, ông dâng sớ: “xin cho gia hạn về đầu thú, bất luận yếu phạm hay tùng phạm, giết người hay làm người bị thương, đều cho bắt về đầu thú, để ban bố rộng rãi ân đức hiếu sinh” [92; 374]. Với tư tưởng và hành

động này, ông không chỉ làm cho những kẻ phạm tội sợ mà còn nể trọng vì ông đã cho chúng cơ hội nhận lấy ân đức của luật pháp.

Trong suốt cuộc đời làm quan, ông không chỉ giúp cho dân được an về mặt đời sống kinh tế mà còn giúp triều đình giữ yên bờ cõi, đã chứng minh ông là một vị anh hùng thượng võ, trở thành vị tướng tài danh lập nhiều chiến công. Với tinh thần thượng võ nên đến tận năm ông 80 tuổi khi nghe tin giặc Pháp vào xâm lược (1858) ông vẫn xin được cầm quân diệt giặc nhưng do sức khỏe yếu nên ông đã mất vào cuối năm tại quê nhà.

* Sự nghiệp về văn chương

Nguyễn Công Trứ là một nhà Nho tiêu biểu trong Nho giáo Việt Nam. Ảnh hưởng của Nho giáo đến ông theo đúng hình ảnh của những kẻ sĩ thời xưa, đó là chú trọng việc lập công, lập đức và lập ngôn. Nói đến lập công và lập đức thì chúng ta đã thấy rất rõ, sử sách lưu truyền công lao của ông trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự còn sự nghiệp văn chương của ông cũng vô cùng phong phú, độc đáo thể hiện tính cách con người ông.

Thơ của ông là thơ ký thác, thi dĩ ngôn chí “dù không được du dương, điêu luyện, hoa mỹ như văn chương Cao Bá Quát nhưng cách diễn đạt sáng sủa nhẹ nhàng, giản dị tựa như xuất khẩu thành chương mà vẫn dồi dào, trau lịch, hùng tráng” [96; 38]. Ông làm thơ để gửi gắm tâm sự và bày tỏ ý chí của mình với những vui buồn trong cuộc sống. Ông còn là người có công đưa thể hát mái trong Ca trù thành một thể thơ thuần Việt. Ông chủ yếu viết về bốn đề tài: Tự vịnh, lý tưởng, đạo lý, tình cảm nhưng không theo một khuôn mẫu sẵn có mà như gửi gắm tâm hồn với lý tưởng và khát vọng lớn lao nhưng đầy thực tế, thể hiện đạo lý về trách nhiệm làm người với phương châm của một kẻ sĩ “Ta đọc đến lời văn cụ, tự nhiên sinh lòng hăng hái, muốn đi, muốn chạy, muốn đem thân gánh vác việc đời, để giúp đời cho khỏi những nỗi bi ai khốn khổ” [117; 47]. Thơ của ông chứa đựng những tình cảm trong sáng, khoan

dung nhưng hết sức phóng khoáng, không khoa trương. Nó giản dị như chính cuộc đời của ông, không cầu kỳ, không thái quá mà chân thực sâu sắc “Cụ chỉ dùng những tiếng người ta thường đọc, thường nghe, nói ra tức thành văn, không nắn nót chạm gọt như các nhà văn sĩ khác. Lời văn của cụ vừa nhẹ nhàng, vừa chất phác, trong vào không thấy gì là cao kỳ, mà đọc lên nghe rất thú vị, trong vào không có gì làm thâm thúy, mà đọc lên ý nghĩa thật dồi dào, lời không chải chuốt mà hay, văn không trau giồi mà lịch” [117; 46].

Tìm hiểu về sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ có thể thấy rằng, ông là một nhà Nho có sự nghiệp lẫy lừng bậc nhất dưới triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX. Sự nghiệp của ông không bị bó hẹp trong một lĩnh vực mà nó được thể hiện trên nhiều lĩnh vực song dù ở lĩnh vực nào thì ông cũng làm tốt vai trò của mình, chứng tỏ tài năng của một Nho sĩ, người quân tử trong xã hội phong kiến tương thời.

2.3.3 Trƣớc tác của Nguyễn Công Trứ

Cuộc đời Nguyễn Công Trứ như một bài thơ diễn ra với những cung bậc thăng trầm, thơ văn của ông là để gửi gắm tâm sự với triết lý nhân sinh cao cả. Mặc dù viết nhiều nhưng thơ văn của ông không được chép thành tập và hiện nay chỉ còn lưu giữ được hơn trăm bài với nhiều thể loại: 1 bài phú; 52 bài thơ luật; 63 bài hát nói; 21 câu đối Nôm; 2 bản tuồng. Từ xưa đến nay việc nghiên cứu tìm hiểu về trước tác của ông được nhiều học giả quan tâm, tuy nhiên mỗi người lại có cách đánh giá cũng như phân chia khác nhau. Theo chúng tôi trước tác của Nguyễn Công Trứ được chia thành các giai đoạn gắn liền với cuộc đời ông: Thời hàn vi, thời xuất chính, thời hưu trí.

* Thời hàn vi (1778 – 1820)

Đây là giai đoạn từ thuở thiếu thời đến trước khi ông được ra làm quan với sự bần hàn của một Nho sĩ khi mà gia đình bị rơi vào cảnh quốc phá nhà vong, sự nghiệp học hành thi cử thì lận đận, gian truân cho nên ở thời kỳ này (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thơ văn của ông chủ yếu tự thuật về tuổi trẻ, về thế thái nhân tình xoay quanh vấn đề về cái nghèo, tuy nhiên vẫn thể hiện được hoài bão, khát vọng vươn lên của một trang nam tử muốn vượt lên cảnh ngộ của cuộc sống, đánh giá về điều này Nguyễn Khắc Hoạch rằng “cái nghèo ấy người đã chịu đựng nó với tâm hồn dung dị của triết nhân, với vẻ ngang tàng của người anh hùng, và cốt cách phong lưu của nghệ sĩ theo đúng tinh thần an bần lạc đạo của kẻ sĩ toàn vẹn” [44; 229].

Với tư tưởng của một Nho sĩ đang từ tầng lớp trung hưng thế phiệt, khoa giáp danh gia bị rơi vào vòng hàn sĩ bần nho nên thời kỳ này ông viết rất nhiều tác phẩm về cảnh nghèo như: Phận anh nghèo, Vịnh cảnh nghèo, Than cảnh nghèo, Vui cảnh nghèo,… để nói về cái nghèo khó của bản thân song dù đứng trước nhiều khổ đau ông vẫn luôn ung dung tin tưởng rằng những người về sau làm nên sự nghiệp thường nghèo túng “Vốn hễ anh hùng mới có nghèo” (trích Than cảnh nghèo), cuộc sống càng khó khăn thì ông lại thể hiện rõ chí khí “Vận khó trời còn trau chuốt ngọc” [72; 70] nghĩa là những cảnh ngộ ông phải trải qua chỉ là do trời muốn gọt giũa ông thành người tài giỏi. Mặc dù lạc quan là vậy nhưng đứng trước cảnh nhà tranh vách đất lụp xụp “Kìa ai, bốn vách tường mo, ba gian nhà cỏ,/ Đầu kèo mọt tạc vẽ sao; trước cửa nhện giăng màn gió” [72; 61] có đôi lúc ông cũng không tránh khỏi được chua xót mà cáu kỉnh thốt lên “Chém cha cái khó, chém cha cái khó” [72; 61] tất cả những điều này đã được ông phác họa chân thực qua bài Hàn Nho phong vị phú, bài phú của ông được viết theo kiểu trào lộng có sử dụng nhiều

thành ngữ, tục ngữ để làm tăng tính hiện thực của bức tranh về cảnh nghèo thể hiện tài văn chương của ông trong cả tư tưởng lẫn nghệ thuật. Bên cạnh những bài thơ, phú viết về cảnh nghèo thì ở giai đoạn này Nguyễn Công Trứ còn có những tác phẩm ca ngợi con người hành động, đề cao chí nam nhi và những bài tả tình, vịnh cảnh đã được ông viết một cách sinh động.

Nhìn chung các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ viết trong giai đoạn này chiếm phần lớn thi phẩm còn để lại của ông và được viết chủ yếu bằng

Một phần của tài liệu Tư tưởng nho giáo của nguyễn công trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam (Trang 60)