Nghĩa tƣ tƣởng Nho giáo Nguyễn Công Trứ đối với hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng nho giáo của nguyễn công trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam (Trang 134)

4.2.1 Góp phần khẳng định vai trò của nhân tố con ngƣời trong giai đoạn hiện nay

Với việc gắn liền những quan niệm vũ trụ, tam tài trong tư tưởng về kẻ sĩ, người quân tử nên Nguyễn Công Trứ chủ trương mọi việc trong xã hội đều là phận sự của của bậc làm trai. Trong mối quan hệ trời - người thì ông đánh giá rất cao vai trò của người. Theo ông, con người hoàn toàn có thể thay đổi được cuộc sống nếu cố gắng “Hữu chí sự cánh thành” [128; 111], tư tưởng này của ông về cơ bản có nhiều điểm tương đồng với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh trong việc đánh giá vai trò của con người trước sự tồn tại và phát triển của xã hội. Do đó tư tưởng đánh giá cao vai trò con người của Nguyễn Công Trứ thực sự có ý nghĩa đối với nước ta giai đoạn hiện nay. Góp phần khẳng định tư duy khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo cơ sở lý luận cho các nhà quản lý xã hội và nhân dân tham khảo trong quá trình đánh giá vị trí, vai trò của mình trước cuộc đời để từ đó có cách tác động và hoàn thiện nhân cách cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, con người là nhân tố quyết định, làm biến đổi thế giới bằng những hoạt động thực tiễn của mình, đồng thời con người cũng là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Hồ Chí Minh thì cho rằng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Qua việc so sánh tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về đánh giá vai trò của con người với quan điểm của chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ta có thể thấy, quan niệm này của Nguyễn Công Trứ không chỉ có ý nghĩa đối tích cực với thời đại của ông, mà nó còn có ý nghĩa sâu sắc đối với chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là khi nước ta đang

bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước thì nhân tố con người được coi là trung tâm, là then chốt đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững. Tư tưởng đề cao yếu tố con người của Nguyễn Công Trứ cũng là bài học kinh nghiệm của tiền nhân để các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong quá trình hoạch địch chủ trương, chính sách phải luôn đặt nhân tố con người lên hàng đầu và thấy được con người là lực lượng sản xuất cơ bản quyết định các nhân tố còn lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình phát triển đất nước. Trong văn kiên Đại hội Đảng lần thứ XII, khi xác định một số nhiệm vụ trọng tâm, Đảng nhấn mạnh “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”.

Đối với nhân dân thì tư tưởng này của Nguyễn Công Trứ tạo cho họ niềm tin vào bản thân, tin vào khả năng của chính mình có thể cải tạo và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, đồng thời tránh được những thói trông chờ, ỷ lại, tránh được tâm lý sợ khó, sợ khổ khi cuộc sống rơi vào bế tắc. Giúp họ có thái độ làm việc tự tin, nhẫn nại dù khó khăn cũng không sờn, đồng thời thấy được vai trò của cá nhân mình trước xã hội. Bản thân mỗi con người chính là mục tiêu và động lực của cuộc sống và chỉ có con người mới có khả năng thay đổi và cải tạo được tự nhiên và xã hội, nên mỗi người dân Việt Nam không được phép bàng quang trước cuộc đời mà phải nỗ lực để hoàn thành tốt trọng trách của mình, có như vậy thì mới xứng đáng là những chủ nhân của đất nước.

Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về trách nhiệm của con người trước cuộc đời khi ông đặt con người ngang cùng trời, đất thực sự có ý nghĩa đối với người dân trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ - những người sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Giúp họ thấy được trách nhiệm và ý thức được vai trò của mình trong xã hội và đối với chính bản thân mình. Như chúng ta biết, trong thời gian gần đây đã

có một bộ phận thanh thiếu niên đã và đang xa rời cuộc sống hiện thực, sống trong thế giới ảo, lao vào các tệ nạn đã làm cho xã hội có những biến động theo chiều hướng tiêu cực, điều này đã hủy hoại cuộc sống của chính họ và của nhiều người khác. Việc hiểu và làm theo tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về xác định trách nhiệm của con người, sẽ giúp cho mỗi người tự ý thức được vai trò của mình đối với chính bản thân và đối với xã hội. Đó là phải lao động, học tập, lập nghiệp để phụng sự cho Tổ quốc, cho nhân dân, không được thoái thác trách nhiệm của mình và luôn tự đặt ra câu hỏi và yêu cầu bản thân phải thực hiện “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta/ Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”, nghĩa là đừng bao giờ đòi hỏi rằng ai đã làm làm được gì cho mình? Mà cần phải tập trung vào câu hỏi rằng mình đã làm được gì? Đã cống hiến được gì cho nhân dân và đất nước? Có làm được như vậy thì mới góp phần xây dựng, phát triển và đưa đất nước đi lên CNXH theo đúng mục tiêu và con đường mà Đảng và Bác đã chọn.

Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về sự tuần hoàn của số mệnh, cho rằng cuộc đời con người tuân theo quy luật tự nhiên của trời đất, có thịnh có suy, có hưng, có vượng. Có ý nghĩa phản ánh sự vận động mang tính khách quan trong quá trình phát triển của bản thân mỗi con người trong xã hội. Những hoàn cảnh và sự thay đổi không giống nhau của mỗi người là do xuất phát điểm và sự tác động của những điều kiện tự nhiên, xã hội đến mỗi người là khác nhau, từ đó ảnh hưởng tới cuộc sống, số phận của mỗi con người. Có thể thấy tư tưởng này của ông về cơ bản đã đến gần hơn với nguyên lý về sự phát triển của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên lý này khẳng định sự phát triển không phải là một đường thẳng mà nó bao gồm sự quanh co, phức tạp thậm chí bao gồm cả những bước thụt lùi tương đối và sự phát triển của bản thân con người cũng không nằm ngoài quy luật chung này. Tư tưởng này của Nguyễn Công Trứ có ý nghĩa sâu sắc và được vận dụng vào quá trình xây

dựng đất nước, phát triển con người ở nước ta giai đoạn hiện nay, là bài học kinh nghiệm cho các nhà lãnh đạo đất nước giữ vững lập trường chính trị, kiên định mục tiêu con đường đi lên CNXH, cho dù đó là con đường đầy khó khăn thách thức, song nhất định sẽ có sự đổi thay, đất nước ta sẽ phát triển ngày một tươi sáng hơn. Giúp người dân tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tin vào sự tuần hoàn của cuộc sống, cho dù có gian khổ đến mấy thì đó cũng chẳng qua là sự thăng trầm vốn có của quy luật tự nhiên. Giúp con người có lòng tin vào cuộc sống, không chịu khuất phục trước số phận, cố gắng vươn lên làm chủ cuộc sống.

Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về trời, người và mối quan hệ trời – đất – người. Đặc biệt là việc đánh giá cao vài trò của con người trong có ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN thì việc đưa con người lên vị trí hàng đầu có vai trò then chốt đối với sự phát triển của xã hội. Góp phần khẳng định tính khoa học đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời khẳng định vai trò của con người trong sự tồn tại và phát triển của đất nước. Giúp những nhà quản lý và người dân kiên định mục tiêu, con đường đi lên CNXH ở nước ta.

4.2.2 Góp phần xây dựng tƣ tƣởng về đạo làm ngƣời trong giai đoạn hiện nay

Tư tưởng về đạo làm người của Nguyễn Công Trứ, tuân theo giáo lý của Nho học với những quan niệm về đạo đức, quan niệm sống cho người quân tử, kẻ sĩ không chỉ có ý nghĩa đối với thời đại của ông trong việc củng cố tư tưởng trung quân mà nó còn đặc biệt có ý nghĩa và giá trị trong giai đoạn hiện nay. Khi tư tưởng quân thần trước đây có điểm gần tiến đến quan điểm trung với nước, hiếu với dân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng và Nhà nước, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Về điều này thì trong bài nói chuyện của Hồ Chí Minh tại Hội nghị học tập

của cán bộ ngành Tư pháp năm 1950, người rằng “... Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức. Phải làm sao đóng góp làm cho nước được độc lập, dân được tự do, hạnh phúc, nhân loại khỏi đau khổ”. Trong quan điểm về đạo làm người, Bác yêu cầu mỗi người luôn phải học tập, rèn luyện hoàn thiện đạo đức, nhân cách để trở thành người có ích cho xã hội; luôn thống nhất giữa lời nói và việc làm, nêu cao tấm gương về đạo đức; thực hiện tốt vai trò, bổn phận với gia đình, với tập thể và xã hội. Qua đây có thể thấy tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về đạo làm người đã tiến gần đến với tư tưởng về đạo làm người của Hồ Chí Minh, nó đã chứng minh cho giá trị và ý nghĩa của tư tưởng này đối với quá trình xây dựng và phát triển nước ta giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, tư tưởng về đạo làm người của Nguyễn Công Trứ còn góp phần xây dựng đạo đức và hình ảnh về mẫu người quản lý xã hội ở nước ta giai đoạn hiện nay, bởi những tư tưởng của ông đã được quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác xây dựng đạo đức và bản lĩnh chính trị của người quản lý xã hội minh chứng. Đánh giá về tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ những người quản lý xã hội, Lênin khẳng định “tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt; nếu không thể thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là tờ giấy lộn” [61; 449]. Qua đây có thể thấy Lênin rất quan tâm tới việc xây dựng, đào tạo đội ngũ các nhà quản lý xã hội và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt giai đoạn hiện nay. Nếu không có đội ngũ những người cán bộ có bản lĩnh thì mọi quyết định đưa ra sẽ không đến được với quần chúng nhân dân và trở thành vô tác dụng.

Đánh giá về vấn đề này thì Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ tốt là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi đến thắng lợi vì theo người “Muôn việc thành công hay

thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [76; 240]. Bởi đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính là cầu nối giữa cơ quan quản lý cấp trên với người lao động, đồng thời người lãnh đạo chính là người truyền tải các chính sách của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân nên yêu cầu đối với một người một nhà quản lý là phải vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có năng lực để đáp ứng nhiệm vụ thực tiễn của sự nghiệp cách mạng, nếu thiếu một trong hai phẩm chất này thì sẽ không trở thành nhà lãnh đạo xã hội tốt được.

Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, đã chỉ ra nhiệm vụ của công tác cán bộ trong thời kỳ mới ở nước ta là phải chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ với những yêu cầu về phẩm chất đạo đức: Một là, có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Hai là, cần, kiệm, liêm, chí, chí công, vô tư, không

tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có ý thức tổ chức, kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; Ba là, có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Từ những quan điểm trên có thể thấy tư tưởng về đạo làm người của Nguyễn Công Trứ về cơ bản là phù hợp với tình hình thực tiễn của nước ta giai đoạn hiện nay, góp phần xây dựng mẫu hình những nhà quản lý, người lãnh đạo theo đúng tiêu chuẩn mà Đảng và Bác yêu cầu.

Với lý tưởng của một nhà Nho thì bản thân Nguyễn Công Trứ là “kẻ dám làm, dám chịu, dám chơi. Ông như có khả năng đứng trên trần thế, đứng ngoài trần ai” [79; 19]. Hành động dám nghĩ, dám làm và dám chơi của Nguyễn Công Trứ được minh chứng rõ nét thông qua cuộc đời hoạt động với sự nghiệp kinh bang tế thế, như việc ông dâng Thái bình thập sách khi còn là

một nho sinh, khi làm quan thì ông dám đề xuất việc di dân lập ấp để mở mang dinh điền… Ông là người có trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm với những việc làm của mình trước triều đình và nhân dân. Điều này biểu hiện ở việc làm quan lúc thăng lúc giáng, nhưng dù ở cương vị nào ông cũng không oán trách. Tư tưởng về đạo làm người của Nguyễn Công Trứ không chỉ có ý nghĩa đối với kẻ sĩ, người quân tử trong xã hội phong kiến đương thời, mà tư tưởng này của ông còn làm gương và góp phần xây dựng mẫu người quản lý xã hội ở nước ta giai đoạn hiện nay là phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Đó là những người sẵn sàng nhận nhiệm vụ và nỗ lực hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ với tư tưởng không sợ khó, sợ khổ, không né tránh và đùn đẩy nhiệm vụ cho người khác đồng thời luôn có ý thức nhận trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm với những hậu quả mình đã gây ra, không đổ thừa cho hoàn cảnh, có được như vậy thì mới xứng đáng là người quản lý giỏi, bên cạnh đó tư tưởng này của ông còn giúp tránh được việc sử dụng đội ngũ những nhà quản lý xã hội dám nghĩ mà không dám làm. Ngoài ra tư tưởng về đạo làm người của Nguyễn Công Trứ còn hướng tới xây dựng hình ảnh những nhà lãnh đạo xã hội trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là khi nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, tư tưởng này giúp những nhà quản lý xã hội hoàn thiện và nâng cao năng lực, đó là khả năng thực hiện nhiệm vụ và công việc của mình một cách có trách nhiệm, có trình độ hiểu biết sâu rộng và có khả năng chuyên sâu về chuyên môn, có tinh thần dẫn dắt nhân dân đi theo định hướng XHCN mà Đảng và Bác đã lựa chọn đồng thời tư tưởng về đạo làm người của Nguyễn Công Trứ cũng góp phần xây dựng phẩm chất của nhà quản lý như: Chính trực lời nói đi đôi với việc làm, tính nhất quán, lòng tin tưởng vào con người; Cống hiến say mê với công việc, có trách nhiệm, kiên trì theo đuổi mục tiêu; Khoan dung không thành

Một phần của tài liệu Tư tưởng nho giáo của nguyễn công trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)