Khả năng áp dụng dạy học theo năng lực thực hiện môn Tin học văn phòng tạ

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học môn tin học văn phòng dựa trên năng (Trang 50)

tại Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định

Hội nghị chƣơng trình giảng dạy, học tập năm học 2013-2014 đƣợc tổ chức ngày 12 tháng 6 năm 2013 tại Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định đã thông qua các nội dung sau: Toàn trƣờng phải đảm bảo thực hiện chƣơng trình giảng dạy học tập theo đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra; Tiếp tục cải cách nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp quản lý đào tạo; Nâng cao chất lƣợng dạy-học, tăng cƣờng áp dụng các phƣơng pháp giảng dạy tích cực; Hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học; Tăng cƣờng công tác quản lý dạy-học; Thay đổi phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá, triển khai đầy đủ các chức năng của Trung tâm KT&ĐBCL; Mở mã ngạch Thạc sĩ Điều dƣỡng (năm 2013); Tăng cƣờng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo; Nghiên cứu để thay đổi, điều chỉnh và bổ sung các chế độ, chính sách, cơ chế quản lý, đãi ngộ cán bộ giảng viên. Nhƣ vậy, Nhà trƣờng đã xác định việc cải cách nội dung chƣơng trình đào tạo, tăng cƣờng các phƣơng pháp giảng dạy tích cực là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Để dạy học theo NLTH cần có các điều kiện về: Cấu trúc nội dung chƣơng trình đào tạo theo NLTH (tích hợp giữa lý thuyết và thực hành), giảng viên phải đạt chuẩn sƣ phạm nghề, có khả năng dạy đƣợc cả lý thuyết và thực hành, đƣợc bồi dƣỡng và tập huấn về dạy học theo NLTH và có đầy đủ các phƣơng tiện dạy học, cơ sở vật chất cần thiết để tổ chức các hoạt động dạy và học. Vì vậy, để đánh giá khả năng áp dụng dạy học theo NLTH đối với môn Tin học văn phòng tại Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định, cần có các điều kiện nhƣ trên.

Trƣớc hết, xét về cấu trúc nội dung chƣơng trình đào tạo: hiện nay môn Tin học văn phòng đƣợc giảng dạy theo giáo án thực hành với nội dung chƣơng trình đƣợc thiết kế sẵn. Vì thế muốn áp dụng dạy học theo NLTH, cần phải thay đổi cấu trúc nội dung chƣơng trình đào tạo theo định hƣớng ”tiếp cận năng lực nghề nghiệp” trên cơ sở tổ hợp các năng lực cần thiết của thực tiễn. Nghĩa là chƣơng

trình phải đƣợc cấu trúc theo các module năng lực thực hiện, từng tiểu kỹ năng nghề nghiệp.

Thứ hai, xét về đội ngũ giảng viên: hiện nay Bộ môn Toán-Tin của Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định có 12 giảng viên, trong đó có 06 giảng viên dạy môn Tin học với 5 giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 1 giảng viên đạt trình độ đại học. Các giảng viên đều đã tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm về phƣơng pháp giảng dạy đại học, công nghệ dạy học hiện đại...để nâng cao năng lực giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn của Nhà trƣờng. Với đội ngũ giảng viên nhƣ trên hoàn toàn có thể đáp ứng đƣợc việc giảng dạy môn Tin học văn phòng theo NLTH. Tuy nhiên muốn đảm bảo giảng viên giảng dạy tốt cần phải thƣờng xuyên cử giảng viên tham gia các khoá bồi dƣỡng nâng cao cho giảng viên về dạy học theo NLTH để giảng viên nâng cao trình độ, năng lực đối với phƣơng pháp mới này.

Thứ ba, xét về cơ sở vật chất, hiện nay Nhà trƣờng có 02 phòng thực hành tin học với máy 50 máy/phòng đảm bảo cấu hình, chất lƣợng phục vụ cho việc dạy và học. Các phòng đều có gắn máy chiếu đa năng projector, các máy tính đều có kết nối internet. Nhƣ vậy, về cơ sở vật chất của Nhà trƣờng đáp ứng đƣợc việc dạy kết hợp cả lý thuyết và thực hành trong cùng một địa điểm, để đảm bảo giáo viên khi dạy một kỹ năng nào đó sẽ dạy phần kiến thức chuyên môn đến đau thì tiến hành thực hành ngày kỹ năng đến đó.

5. Kết luận chƣơng

Để có cơ sở thực tiễn dạy học môn Tin học văn phòng dựa trên NLTH đối với SV Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định, trong chƣơng này tác giả đã trình bày sơ lƣợc về lịch sử phát triển và cơ cấu tổ chức của Nhà trƣờng và công tác đào tạo ngành điều dƣỡng đại học. Bên cạnh đó, tác giả cũng thu thập số liệu để mô tả các điều kiện đảm bảo chất lƣợng dạy và học nhƣ: trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu thực trạng dạy môn THVP của Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định

Mặt khác, một trong những mục tiêu mà lãnh đạo Nhà trƣờng đặt ra trong năm học 2013-2014 đó là nâng cao chất lƣợng dạy-học, tăng cƣờng áp dụng các phƣơng pháp giảng dạy tích cực. Vì thế việc dạy học theo NLTH đối với môn THVP là hết sức cần thiết. Bên cạnh các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất…muốn dạy học theo NLTH thì ngoài các điều kiện trên cần một điều kiện quan trọng nữa là phải thay đổi cấu trúc nội dung chƣơng trình đào tạo theo hƣớng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Đó chính là cơ sở để tác giả tiến hành thiết kế một số bài giảng theo NLTH ở chƣơng sau.

Chƣơng 3. DẠY HỌC MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH 1. Cấu trúc lại chƣơng trình môn THVP theo NLTH

Nhƣ đã trình bày tại chƣơng 1, một trong những điều kiện để dạy học theo NLTH là phải cấu trúc chƣơng trình nội dung môn học theo NLTH để đảm bảo sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Chƣơng trình môn THVP hiện tại đƣợc cấu trúc theo các chƣơng mục nhƣ cách truyền thống và chƣa thể hiện đƣợc sự gắn kết giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành. Do vậy mốn tổ chức giảng dạy theo NLTH cần phải cấu trúc lại chƣơng trình giảng dạy theo NLTH. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian có hạn, tác giả chỉ tiến hành cấu trúc lại nội dung môn học theo các bài học đƣợc biên soạn theo NLTH tích hợp giữa lý thuyết và thực hành sau đây:

Bài 1. Bảng biểu trong Microsoft Word I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, ngƣời học có năng lực:

1. Về kiến thức

- Nêu đƣợc các khái niệm có liên quan đến bảng biểu: bảng, ô, hàng, cột

- Biết các bƣớc tạo bảng biểu, các thao tác với bảng biểu

2. Về kỹ năng

- Tạo đƣợc bảng biểu đảm bảo các yêu cầu mĩ thuật, kỹ thuật.

- Làm đƣợc các thao tác với bảng biểu: thêm, sửa, xoá, gộp, tách.... ô, hàng, cột

3. Về thái độ

- Hình thành hứng thú, phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập; vận dụng các kiến thức về bảng biểu vào học tập và nghiên cứu các môn học khác;

-Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc trong quá trình thực hành, đảm bảo an toàn cho ngƣời và thiết bị.

II. Nội dung bài học: 1. Tạo bảng

1.2. Thực hành Tạo bảng 1.3. Đánh giá

- Kết quả thực hành

- Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập 2. Trang trí bảng biểu

2.1. Nghiên cứu lý thuyết

2.2. Thực hành trang trí bảng biểu 2.3. Đánh giá

- Kết quả thực hành

- Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập

3. Thêm, xoá, gộp, tách ô, hàng, cột của bảng 3.1. Nghiên cứu lý thuyết

3.2. Thực hành Thêm, xoá, gộp, tách ô, hàng, cột của bảng 3.3. Đánh giá

- Kết quả thực hành

- Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập --- Bài 2. Biểu đồ

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, ngƣời học có khả năng:

1. Về kiến thức

- Nhận biết đƣợc các dạng biểu đồ

- Biết các bƣớc tạo biểu đồ từ bảng dữ liệu cho sẵn.

2. Về kỹ năng

- Tạo đƣợc biểu đồ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mĩ thuật

- Thao tác với biểu đồ theo yêu cầu thực tế đặt ra.

3. Về thái độ

- Tạo hứng thú cho sinh viên, phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập.

đảm bảo an toàn cho ngƣời và thiết bị.

II. Nội dung bài học: 1. Tạo biểu đồ

1.1. Nghiên cứu lý thuyết 1.2. Thực hành Tạo biểu đồ 1.3. Đánh giá

- Kết quả thực hành

- Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập 2. Chỉnh sửa biểu đồ

2.1. Nghiên cứu lý thuyết

2.2. Thực hành chỉnh sửa biểu đồ 2.3. Đánh giá

- Kết quả thực hành

- Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập

--- Bài 3. Tìm kiếm thông tin, sử dụng hòm thƣ điện tử. I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, ngƣời học có khả năng:

1. Về kiến thức:

- Hiểu đƣợc các khái niệm: trình duyệt web, website, thƣ điện tử,

- Biết đƣợc vai trò của internet và thƣ điện tử trong cuộc sống.

2. Về kỹ năng

- Sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet để khai thác tài liệu.

- Lập và sử dụng hòm thƣ điện tử để trao đổi thông tin

3. Về thái độ

- Tạo hứng thú cho sinh viên, phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập.

II. Nội dung bài học: 1. Tìm kiếm thông tin 1.1. Nghiên cứu lý thuyết

1.2. Thực hành Tìm kiếm thông tin 1.3. Đánh giá

- Kết quả thực hành

- Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập 2. Lập và Sử dụng hòm thƣ điện tử 2.1. Nghiên cứu lý thuyết

2.2. Thực hành Lập và Sử dụng hòm thƣ điện tử 2.3. Đánh giá

- Kết quả thực hành

- Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập

2. Xây dựng một số bài giảng môn THVP theo NLTH

Sau khi thực hiện việc cấu trúc lại ba bài học theo NLTH, tác giả tiến hành xây dựng một số bài giảng chi tiết để giảng dạy theo NLTH để đánh giá chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy của phƣơng pháp này, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng môn Tin học văn phòng

Bài 1. Bảng biểu trong Microsoft Word ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, ngƣời học có năng lực:

1. Về kiến thức

- Nêu đƣợc các khái niệm có liên quan đến bảng biểu.

- Biết các bƣớc tạo bảng biểu, trang trí cho bảng biểu

2. Về kỹ năng

- Tạo đƣợc bảng biểu đảm bảo các yêu cầu mĩ thuật, kỹ thuật.

3. Về thái độ

- Hình thành hứng thú, phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập; vận dụng các kiến thức về bảng biểu vào học tập và nghiên cứu các môn học khác;

-Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc trong quá trình thực hành, đảm bảo an toàn cho ngƣời và thiết bị.

II. Nội dung bài học III. Nội dung bài học 1. Tạo bảng

1.1. Nghiên cứu lý thuyết

- Bảng biểu (xem Phụ lục 4, mục 1) - Địa chỉ ô (xem Phụ lục 4, mục 1) 1.2. Thực hành Tạo bảng Xem các bƣớc trong Phụ lục 4, mục 2 1.3. Đánh giá. - Kết quả thực hành

- Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập: Câu 1 ở mục 6 của Phụ lục 4.

2. Trang trí bảng biểu

2.1. Nghiên cứu lý thuyết

- Di chuyển con trỏ trong bảng (xem Phụ lục 4, mục 2)

- Borders and Shading (Phụ lục 4, mục 3a)

2.2. Thực hành trang trí bảng biểu

Trang trí bảng biểu gồm các bƣớc nhƣ mục 3b của Phụ lục 4

2.3. Đánh giá.

- Kết quả thực hành

- Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập: Câu 2 và câu 3, mục 5, Phụ lục 4

3. Thêm, xoá, gộp, tách ô, hàng, cột của bảng:

3.1. Nghiên cứu lý thuyết (mục 4, Phụ lục 4)

- Đánh dấu chọn các ô trên bảng

- Thao tác xoá hàng, cột

- Mục Merge cells để gộp ô

- Mục Split cells để tách ô

3.2. Thực hành thêm, xoá, gộp, tách ô, hàng, cột của bảng

a. Thêm hàng, cột : Xem Phụ lục 4, mục 4a b. Xoá hàng, cột: Xem Phụ lục 4, mục 4b

c. Gộp nhiều ô thành một ô: Xem Phụ lục 4, mục 4c d. Tách một ô thành nhiều ô: Xem Phụ lục 4, mục 4d

3.3. Đánh giá

- Kết quả thực hành

- Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập: Câu 4, câu 5 tại mục 5, Phụ lục 4 ---

GIÁO ÁN SỐ: Thời gian thực hiện: 02 tiết

Bài học trƣớc: Định dạng văn bản Thực hiện ngày tháng 3 năm 2013

TÊN BÀI: Bảng biểu MỤC TIÊU CỦA BÀI

Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:

1. Về kiến thức

- Nêu đƣợc các khái niệm có liên quan đến bảng biểu.

- Biết các bƣớc trình bày bảng biểu, trang trí cho bảng biểu

2. Về kỹ năng

- Tạo đƣợc bảng biểu đảm bảo các yêu cầu mĩ thuật, kỹ thuật.

- Làm tốt các thao tác với bảng biểu: thêm, sửa, xoá, gộp, tách.... ô, hàng, cột

3. Về thái độ

- Hình thành hứng thú, phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập, vận dụng các kiến thức về bảng biểu vào học tập và nghiên cứu các môn học khác;

- Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc trong quá trình thực hành, đảm bảo an toàn cho ngƣời và thiết bị.

ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC

Máy tính, máy chiếu, tài liệu, bài tập phát tay, bài tập trên máy tính.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

Tập trung cả lớp khi nghiên cứu lý thuyết Chia nhóm khi thực hành

I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC Thời gian: 01’

Kiểm tra sĩ số lớp:………

II. THỰC HIỆN BÀI HỌC

TT NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI

GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN 1. Dẫn nhập Đặt vấn đề: Các em đã sử dụng máy tính để làm Thời khoá biểu, Danh sách lớp… bao giờ chƣa? Vậy để tạo đƣợc Thời khoá biểu và trang trí thời khoá biểu khoa học, đẹp mắt phải làm thế nào? Bài học hôm nay sẽ giới thiệu cho các em!

Nghe hiểu để nắm bắt bản chất vấn đề

4’

2. I. Mục tiêu bài học - Giới thiệu mục tiêu bài học, nhấn mạnh các chuẩn cần đạt.

- Gọi 01 sinh viên nhắc lại mục tiêu bài học

- Nghe hiểu và ghi nhớ

- Trả lời

3’

3 II. Nội dung bài học

1. Tạo bảng

1.1. Nghiên cứu lý thuyết

- Bảng biểu

- Cấu trúc của địa chỉ ô (xem phụ lục 4, mục 1a) 1.2. Thực hành Tạo bảng (xem phụ lục 4, mục 1b) 1.3. Đánh giá kết quả: (Phụ lục 4, mục 5, Câu 1) - Giới thiệu các thành phần của bảng và lấy ví dụ địa chỉ ô trên bảng

- Lấy ví dụ địa chỉ ô

- Gọi SV lấy ví dụ địa chỉ ô - Giới thiệu các bƣớc tạo bảng và thao tác mẫu từng bƣớc với tốc độ vừa phải kết

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học môn tin học văn phòng dựa trên năng (Trang 50)