Vài nét về trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học môn tin học văn phòng dựa trên năng (Trang 39 - 44)

1.1. Lịch sử phát triển

Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định đƣợc thành lập trên cơ sở Trƣờng Y sỹ Nam Định qua các thời kỳ sau:

- Trƣờng Y sỹ Nam Định đƣợc thành lập từ năm 1960: có nhiệm vụ đào tạo y sỹ, dƣợc sỹ, điều dƣỡng, hộ sinh trung cấp.

- Năm 1981 Trƣờng đƣợc nâng cấp thành Trƣờng Cao đẳng Y tế Nam Định: Có nhiệm vụ đào tạo các ngành Y sỹ cao đẳng, Điều dƣỡng cao đẳng, Hộ sinh cao đẳng và điều dƣỡng, Hộ sinh trung học.

- Năm 2004 trƣờng đƣợc nâng cấp thành Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định với nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo Điều dƣỡng, Hộ sinh ở bậc đại học và sau đại học.

Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, đƣợc tổ chức theo cơ cấu (xem sơ đồ phụ lục 2).

Ban giám hiệu: Gồm 01 Hiệu trƣởng và 04 Phó Hiệu trƣởng

Các phòng, ban chức năng: Gồm 09 phòng

Phòng Tổ chức Cán bộ;

Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học; Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học; Phòng Tài chính-Kế toán;

Phòng Hành chính-Quản trị; Phòng Vật tƣ và Trang thiết bị; Phòng Công tác Học sinh-Sinh viên; Phòng Hợp tác Quốc tế;

Phòng Công nghệ thông tin.  Các bộ môn: Gồm có 24 Bộ môn

Bộ môn Hoá-Hoá sinh; Bộ môn Sinh Vật; Bộ môn Ngoại ngữ; Bộ môn Mác Lê-Nin; Bộ môn Giáo dục thể chất; Bộ môn Giáo dục Quốc phòng; Bộ môn Toán-Tin.

* Khối Y học cơ sở có 08 Bộ môn

Bộ môn Giải phẫu-Mô;

Bộ môn Sinh lý-Sinh lý-Miễn dịch; Bộ môn Vi sinh-Ký sinh trùng; Bộ môn Dƣợc;

Bộ môn Y học cổ truyền; Bộ môn Y tế cộng đồng; Bộ môn Điều dƣỡng cơ bản; Bộ môn Luật-Tâm lý.

* Khối Y học lâm sàng có 09 Bộ môn

Bộ môn Điều dƣỡng Ngoại; Bộ môn Điều dƣỡng Nội; Bộ môn Điều dƣỡng Nhi; Bộ môn Điều dƣỡng Sản;

Bộ môn Điều dƣỡng Truyền nhiễm; Bộ môn Điều dƣỡng Phục hồi chức năng; Bộ môn Điều dƣỡng Tâm thần kinh; Bộ môn Điều dƣỡng CK Hệ Nội; Bộ môn Điều dƣỡng CK Hệ Ngoại.  Các đơn vị phục vụ đào tạo:

Thƣ viện;

Trung tâm Hợp tác-Khoa học công nghệ và Dịch vụ.

1.2. Sứ mệnh và mục tiêu phát triển của Nhà trƣờng:

Sứ mệnh của Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định đã đƣợc xác định là phát triển công tác giáo dục-đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác đa lĩnh vực theo hƣớng nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế có uy tín trong nƣớc và quốc tế;

Mục tiêu của Nhà trƣờng là từng bƣớc xây dựng và phát triển trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định trở thành trƣờng Đại học đa ngành, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế có chất lƣợng cao của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, trong đó đào tạo và nghiên cứu khoa học ngành Điều dƣỡng là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu và có đào tạo một số nhóm ngành khác về khoa học sức khỏe để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khoẻ phục vụ nhân dân theo nhu cầu xã hội và định hƣớng phát triển nguồn nhân lực y tế của Việt Nam, cụ thể là:

- Nâng cao chất lƣợng đào tạo Điều dƣỡng đạt chuẩn với trình độ khu vực và quốc tế; Tập trung xây dựng và đào tạo các chuyên ngành về Điều dƣỡng, đặc biệt đào tạo Điều dƣỡng chuyên khoa sâu và đặc thù đáp ứng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; Phát triển đào tạo Điều dƣỡng-Hộ sinh ở trình độ sau đại học;

- Trong thời gian tới có thể triển khai đào tạo một số ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khoẻ nhằm đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực y tế của đất nƣớc;

- Phát triển và đẩy mạnh Nghiên cứu khoa học, tăng cƣờng hợp tác trong nƣớc và quốc tế trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trong đó trọng tâm là các lĩnh vực liên quan đến khoa học Điều dƣỡng;

- Từng bƣớc kiện toàn lại cơ cấu, tổ chức nhân lực của nhà trƣờng để phù hợp với với nhu cầu phát triển của Nhà trƣờng qua từng giai đoạn cụ thể;

- Từng bƣớc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng quy mô đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với nhu cầu phát triển của Nhà trƣờng qua từng giai đoạn cụ thể.

1.3. Công tác đào tạo ngành điều dƣỡng đại học tại trƣờng a. Quy mô các hệ đào tạo a. Quy mô các hệ đào tạo

Trong những năm vừa qua, để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế nói chung và ngành điều dƣỡng nói riêng, nhà trƣờng liên tục tăng quy mô tuyển sinh của tất cả các ngành nghề mà chủ yếu là ngành điều dƣỡng. Số lƣợng tuyển sinh của trƣờng ba năm gần đây đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2. Số lƣợng tuyển sinh giai đoạn 2010-2012 của Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định.

TT Hệ đào tạo Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

1 Chuyên khoa cấp I Điều dƣỡng - - 81

2 Đại học điều dƣỡng chính quy 453 480 662 3 Đại học điều dƣỡng liên thông 540 330 560

4 Cao đẳng 100 230 239

5 Trung cấp 350 300 -

Tổng 1443 1340 1542

Nguồn : Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết năm học từ 2010-2012 của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Hiện nay Trƣờng đang đào tạo các bậc học Sau đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp nhƣ sau:

- Đối với bậc sau đại học, trƣờng đào tạo 06 chuyên ngành gồm: Điều dƣỡng CK I Nội ngƣời lớn, Điều dƣỡng CK I Ngoại ngƣời lớn, Điều dƣỡng CK I Phụ sản, Điều dƣỡng CK I Nhi, Điều dƣỡng CK I Sức khỏe tâm thần, Điều dƣỡng CK I Điều dƣỡng cộng đồng.

- Đối với bậc đại học, trƣờng đào tạo 01 ngành: Điều dƣỡng đa khoa

- Đối với bậc cao đẳng, trƣờng đào tạo 02 ngành: Điều dƣỡng đa khoa, Hộ sinh

Trong ba năm trở lại đây, quy mô đào tạo ngành điều dƣỡng bậc đại học của trƣờng tăng lên nhanh chóng. Năm 2012, Nhà trƣờng bắt đầu đào tạo bậc điều dƣỡng chuyên khoa cấp 1 đối với các chuyên ngành, cũng trong năm 2012 Nhà trƣờng đã ngừng tuyển sinh bậc Trung cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Để củng cố và tăng cƣờng các yếu tố đảm bảo chất lƣợng đào tạo, nhà trƣờng đã liên tục tăng cƣờng bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV, cơ sở vật chất và đặc biệt là chƣơng trình đào tạo đã đƣợc liên tục cập nhật và cải tiến cho phù hợp với nhu cầu xã hội.

b. Mục tiêu đào tạo Cử nhân Điều dƣỡng + Mục tiêu chung

Đào tạo Cử nhân Điều dƣỡng có y đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề theo tiêu chuẩn năng lực nghề điều dƣỡng ở trình độ đại học, có sức khoẻ; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

+ Mục tiêu cụ thể

Về thái độ:

- Ngƣời điều dƣỡng thực hành nghề nghiệp theo luật pháp, chính sách của nhà nƣớc về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân.

- Trung thực, khách quan, thận trọng, ý thức làm việc hiệu quả trong thực hành nghề nghiệp, chân thành hợp tác với đồng nghiệp.

- Tôn trọng quyền của ngƣời bệnh.

- Có ý thức phát triển nghề nghiệp, học tập liên tục và suốt đời.

Về kiến thức:

Ngƣời điều dƣỡng có kiến thức vững vàng về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học chuyên ngành về khối ngành khoa học sức khoẻ và ngành điều dƣỡng; các nguyên tắc thực hành điều dƣỡng, chăm sóc; lấy bệnh nhân và gia đình làm trung tâm; có kiến thức vững vàng về sự tác động qua lại giữa môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời; các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Về kỹ năng: Ngƣời điều dƣỡng có những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết:

- Hành nghề theo pháp luật nhà nƣớc và đạo đức nghề nghiệp.

- Thực hiện đầy đủ và thành thạo, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dƣỡng khi chăm sóc ngƣời bệnh.

- Thực hành đảm bảo sự an toàn, đảm bảo chất lƣợng chăm sóc toàn diện ổn định và liên tục. Cung cấp môi trƣờng chăm sóc an toàn và quản lý nguy cơ.

- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

- Thực hành chăm sóc phù hợp với văn hóa ngƣời bệnh. Có đủ khả năng cung cấp và hợp tác trong chăm sóc, thông tin giao tiếp với ngƣời bệnh, đồng nghiệp và cộng đồng. Thực hiện các mối quan hệ hợp tác với nhóm chăm sóc sức khỏe.

- Tƣ vấn, giáo dục sức khỏe cho ngƣời bệnh và cộng đồng.

- Tham gia phòng bệnh và phát hiện sớm các dịch bệnh tại địa phƣơng, đề xuất các biện pháp phối hợp để phòng chống dịch.

- Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của thầy thuốc, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với thầy thuốc để chăm sóc và nâng cao sức khỏe ngƣời bệnh.

- Áp dụng Y học cổ truyền trong công tác chăm sóc và phòng bệnh.

- Tham gia công tác quản lý ngành, thực hành nghiên cứu khoa học điều dƣỡng, tổ chức và đào tạo cán bộ điều dƣỡng, nhân viên y tế.

a. Khung chƣơng trình đào tạo

Với khối lƣợng kiến thức tối thiểu là 218 đơn vị học trình (Phụ lục 1) [1] bao gồm 57 đơn vị học trình các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cƣơng, 127 đơn vị học trình thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Học phần Tin học văn phòng nằm trong khố kiến thức giáo dục đại cƣơng với số lƣợng 2 ĐVHT, gồm có 20 tiết lý thuyết và 30 tiết thực hành đƣợc bố trí ở trong kỳ đầu tiên của khóa học, điều này tạo điều kiện thuận lợi giúp sinh viên học tốt hơn và có thể ứng dụng những kiến thức của môn Tin học Văn phòng vào các môn học khác.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học môn tin học văn phòng dựa trên năng (Trang 39 - 44)