Phƣơng tiện dạy học và vai trò của phƣơng tiện dạy học trong dạy học tích

Một phần của tài liệu Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy mô đun thực (Trang 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.Phƣơng tiện dạy học và vai trò của phƣơng tiện dạy học trong dạy học tích

cực

1.4.1. Phương tiện

Phƣơng tiện theo tiếng Latinh - „medium‟ có nghĩa là ở giữa và trung gian liên kết giữa ngƣời gửi và ngƣời nhận. Phƣơng tiện vừa nói lên sự hàm chứa, tính vị trí vừa có chức năng chuyển giao, liên kết trong quan hệ giữa ngƣời gửi và ngƣời nhận.

Phƣơng tiện là một cấu trúc chứa đựng và thể hiện các tín hiệu nhằm chuyển giao nội dung nhất định giữa ngƣời gửi và ngƣời nhận bằng hệ thống các tín hiệu thông qua các giác quan cảm nhận của con ngƣời.

1.4.2. Đa phương tiện (Multimedia)

Năm 1994, Charles B. Wang, chuyên gia máy tính, xem đa phƣơng tiện là „„một trong những từ gây nhiều bàn cãi‟‟. Đa phƣơng tiện thực sự là một thuật ngữ cho việc kết hợp các khả năng trong công nghệ. Đa phƣơng tiện liên kết với máy tính cá nhân các chức năng kết nối các yếu tố nhƣ văn bản, đồ hoạ, âm thanh, hình ảnh tĩnh và động sử dụng trong đào tạo hay thông tin. Nói cách ngắn gọn, theo Robert S.Tannenbaum, đó là việc trình bày có tƣơng tác với máy tính bao gồm ít nhất hai trong số các yếu tố : văn bản, âm thanh, hình ảnh đồ hoạ tĩnh, đồ hoạ động và cả sự chuyển động.

Theo Fenrich (1997) : „„Multimedia là sự tích hợp lý thú giữa phần cứng và phần mềm máy tính, cho phép tích hợp các tài nguyên video, audio, hoạt hình đồ hoạ và trắc nghiệm để xây dựng và thực hiện một trình diễn kết quả nhờ một máy tính có cấu hình thích hợp‟‟.

Theo (Philip,1997) : „„Multimedia đặc trƣng bởi sự hiện diện của văn bản hình ảnh, âm thanh, mô phỏng và video đƣợc tổ chức chặt chẽ trong một chƣơng trình máy tính.‟‟

Đa phƣơng tiện đƣợc hiểu nôm na là sự tổ hợp của nhiều phƣơng tiện. Khi nói đến đa phƣơng tiện, ngƣời ta thƣờng nói đến máy tính, đến CNTT. Đa phƣơng tiện còn đƣợc hiểu là một tổ hợp các công nghệ dựa trên nền tảng máy tính để tạo cho ngƣời dùng khả năng truy nhập và thao tác những văn bản, âm thanh và hình ảnh. Đa phƣơng

37

tịên trong dạy học là sự kết hợp các đối tƣợng mang thông tin khác nhau (văn bản, âm thanh, hình ảnh) thành một hệ thống nhất để truyền thông tin giữa thầy và trò [7 trang 25].

Ứng dụng multimedia trong dạy học là yếu tố của quá trình nâng cao chất lƣợng dạy học. Multimedia là sự phối hợp một cách có tính toán những phƣơng tiện truyền thống khác nhau trong dạy học (nhƣ âm thanh, đồ hoạ, phim ảnh, video,..) cũng nhƣ các phƣơng tiện tƣơng tự nhờ máy tính để thực hiện mục tiêu dạy học.

Sự tích hợp của văn bản (Test), hình ảnh (Image), âm thanh (Sound), hình động (animation) và phim (video)…trong phƣơng tiện đƣợc sử dụng đã tạo nên tính hiệu quả của multimedia trong dạy học, tạo ra môi trƣờng, phƣơng tiện và điều kiện thuận lợi cho ngƣời dạy và ngƣời học nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.

Ứng dụng Multimedia trong dạy học không phủ nhận hoặc giảm nhẹ vai trò của ngƣời dạy mà phải làm tăng hiệu quả vai trò của ngƣời dạy trong tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động nhận thức của ngƣời học.

1.4.3. Phương tiện dạy học

Nhƣ chúng ta đã biết, quá trình dạy học gồm có hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó diễn ra quá trình tái sản xuất những kinh nghiệm xã hội của nhân loại. Cũng nhƣ bất kỳ một quá trình sản xuất nào, quá trình dạy học cũng phải sử dụng những phƣơng tiện lao động nhất định. Phƣơng tiện lao động sƣ phạm rất đa dạng. Nó bao gồm những phƣơng tiện vật chất, phƣơng tiện thực hành, phƣơng tiện trí tuệ. Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu PTDH vật chất với ý nghĩa là công cụ lao động của ngƣời dạy và ngƣời học và đƣợc nói gọn là PTDH. Song, khi đề cập đến các PTDH với cách sử dụng chúng thì phần nào đã nói đến phƣơng tiện thực hành. Từ cách hiểu PTDH nhƣ vậy, có thể đi đến định nghĩa của nó nhƣ sau:

PTDH là tập hợp những đối tƣợng vật chất đƣợc ngƣời dạy sử dụng với tƣ cách là những phƣơng tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của ngƣời học, là phƣơng tiện nhận thức của ngƣời học, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học.[7 trang 7]

38

Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và PPGD - đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp ngƣời học hƣớng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phƣơng tiện dạy và học là một thành tố quan trọng. Vị trí của PTDH kỹ thuật : PTDH đóng một vai trò quan trọng trong dạy học, đặc biệt là trong dạy học kỹ thuật. Sơ đồ vị trí của PTDH trong dạy học kỹ thuật đã cho ta thấy, dạy học có các yếu tố bên trong là hoạt động thống nhất của mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện và các yếu tố bên ngoài là điều kiện về con ngƣời, văn hoá, xã hội. Nội dung bài giảng là yếu tố quyết định cấu trúc của PTDH. PPDH và phƣơng tiện có quan hệ chặt chẽ với nhau, phƣơng pháp khác nhau thì phải chọn phƣơng tiện khác nhau. Việc sử dụng PTDH hợp lý giúp cho PPDH phát huy hơn nữa hiệu quả của nó.

Hình 1.2 : Vị trí của phương tiện dạy học trong dạy học kỹ thuật

- Trong tài liệu nhập môn công nghệ dạy học hiện đại định nghĩa :  Quá trình dạy học là một quá trình xã hội. Về hình thức, đó là quá trình hoạt động tƣơng tác giữa ngƣời dạy (hoạt động dạy) và ngƣời học (hoạt động học). Từ định nghĩa quá trình dạy học, chúng ta nhận thấy rằng hoạt động dạy là hoạt động tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của SV, mà một trong những nhiệm vụ tổ chức điều khiển nhận thức đó của giáo

39

viên là việc tổ chức, điều khiển quá trình tri giác cảm tính những hiện tƣợng hoặc đối tƣợng đƣợc nghiên cứu của SV. Song, những hiện tƣợng, đối tƣợng đó không phải bao giờ cũng đƣợc hiện ra một cách trực tiếp ở ngay phòng học. Trong trƣờng hợp đó PTDH tạo khả năng tái hiện chúng một cách gián tiếp thông qua hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình... Nhờ chúng mà tạo nên trong ý thức của ngƣời SV những hình ảnh trực quan cảm tính của những hiện tƣợng và sự vật. Nhiệm vụ của dạy học là làm sao để từ những hình ảnh trực quan cảm tính dẫn đến SV hiểu bản chất của hiện tƣợng hoặc sự vật. Việc chuyển hoá đó có liên hệ với tƣ duy trừu tƣợng, với việc đƣa vào và sử dụng những khái niệm trừu tƣợng. Với điều đó, những hình ảnh trực quan đảm bảo mối liên hệ thƣờng xuyên giữa tƣ duy với hiện tƣợng hoặc đối tƣợng nghiên cứu khi cung cấp cho tƣ duy tài liệu thông tin cần thiết.

Đối với giáo viên, PTDH là trợ thủ không thể thay thế đƣợc của ngƣời giáo viên ở giai đoạn hình thành tƣ duy trừu tƣợng cho sinh viên. Ở giai đoạn này những hình ảnh trực quan cảm tính bao giờ cũng là thành phần và tiền đề bắt buộc của tƣ duy. Tƣ duy dù đạt đến mức độ cao nhƣ thế nào ít nhiều nó cũng vẫn cần đến trực quan cảm tính, cần đến hình ảnh. Ở giai đoạn kết thúc sự nghiên cứu hiện tƣợng hoặc sự vật cần phải chỉ cho SV sự vận dụng trong thực tiễn của nó. Điều đó cũng sẽ khó đạt dƣợc nếu thiếu sử dụng những PTDH. Vì vậy, ở cả giai đoạn trực quan cảm tính, giai đoạn tƣ duy trừu tƣợng và ở cả giai đoạn giới thiệu cho SV sự vận dụng thực tiễn những hiện tƣợng hoặc sự vật nghiên cứu cũng cần phải sử dụng những PTDH. Đối với ngƣời học, PTDH là công cụ nhờ nó mà họ nhận thức đƣợc thế giới xung quanh.

Những điều trình bày ở trên đã nói lên vai trò và tác dụng của PTDH không chỉ trong hoạt động nhận thức của SV mà cả trong việc thực hiện những chức năng quan trọng đối với hoạt động dạy của ngƣời GV, khi làm tăng khả năng của họ nhƣ là nhà giáo dục, nhƣ một nguồn thông tin, nhà tổ chức và ngƣời kiểm tra, kiểm soát. Trong trƣờng hợp tổ chức vận dụng đúng đắn về mặt sƣ phạm, PTDH đóng vai trò nhƣ là nguồn thông tin và giải phóng ngƣời GV khỏi nhiều công việc có tính chất thuần tuý kỹ thuật trong tiết học, chẳng hạn nhƣ thông báo thông tin, để có nhiều thời gian hơn cho công tác sáng tạo trong hoạt động với SV. PTDH tạo khả năng vạch ra một cách sâu

40

sắc hơn, trình bày rõ ràng dể hiểu, đơn giản hơn nội dung tài liệu học tập, tạo điều kiện hình thành cho họ động cơ học tập đúng đắn. Nhƣ vậy, PTDH là một trong những thành phần của quá trình dạy học. Nó có vai trò quyết định hiệu quả của quá trình dạy học. Điều quan trọng là phải lựa chọn những phƣơng tiện phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ trong cả quá trình dạy và học

1.5. Điều kiện sử dụng hiệu quả bài giảng điện tử mô đun thực hành trang bị điện tại trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh: điện tại trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh:

1.5.1. Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Cơ sở vật chất: Phải có phòng thực hành với đầy đủ các trang thiết bị để SV có thể thực hành, ngoài ra phải đƣợc trang bị máy tính, máy chiếu đa phƣơng tiện (multimedia projector), phông chiếu, camera,… để giáo viên và SV đƣợc giảng dạy và học tập trên máy tính.

- Trƣờng cần phải có kinh phí để duy trì và bảo hành các thiết bị.

1.5.2. Yêu cầu đối với giáo viên

- GV phải có trình độ về chuyên môn sâu.

- GV có trình độ tin học nhất định, có kiến thức cơ bản về cấu tạo máy tính, hệ điều hành thông dụng. Phải có các kỹ năng tạo các sản phẩm tích hợp dạng multimedia bao gồm nhiều dạng tài liệu nhƣ văn bản, video, hình ảnh, âm thanh,…

- GV cần các tài liệu văn bản và các sản phẩm khác nhƣ hình ảnh, đoạn phim, âm thanh, sơ đồ,… thƣờng đƣợc tích hợp trong tài liệu. Các sản phẩm này là kết quả nghiên cứu trong quá trình dạy học hoặc trong các sinh hoạt nhóm, chuyên môn. Nhƣ vậy, ngoài khả năng tạo ra văn bản, GV cần biết cách thu thập tài liệu cần thiết nhƣ các đoạn phim video, âm thanh, hình ảnh,… và tích hợp nó trong sản phẩm trình diễn. - GV phải có năng lực và nghệ thuật sƣ phạm. BGĐT tạo ra môi trƣờng học tập mới cho SV, giúp sinh viên tích cực, sáng tạo trong quá trình khám phá, giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, các BGĐT dù có chất lƣợng cao đến đâu cũng không thể thích ứng hết với mọi trƣờng hợp riêng lẻ của quá trình dạy học. Trong môi trƣờng dạy học đa dạng với những SV khác nhau, GV cần phải biết cách tổ chức hoạt động học tập cho SV trong môi trƣờng CNTT, biết bố trí hoạt động học tập phòng máy, thiết kế hệ thống nhiệm vụ

41

học tập của từng SV, biết phối hợp sử dụng với các PPDH khác một cách hợp lý. Ngoài ra, GV cũng cần biết kết hợp tối ƣu các thiết bị dạy học truyền thống và các PPDH tích cực sử dụng CNTT trong dạy học, khả năng sử dụng CNTT để đánh giá kết quả học tập của SV

42

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Trong dạy học thì PPDH tích cực đóng vai trò rất lớn để có hiệu quả của quá trình giảng dạy và học tập đối với ngƣời học vì vậy mà không chỉ nƣớc ta nói riêng và cả trên thế giới cũng áp dụng các PP này. Với chủ trƣơng về đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao mà Đảng và Nhà nƣớc ta hƣớng tới.

Dạy học tích cực hiện nay đang đƣợc khuyến khích vận dụng trong đào tạo nghề vì sẽ thực hiện đƣợc tính tích cực của ngƣời học đảm bảo trong dạy mô đun với nguyên lý giáo dục: “Học kết hợp với hành, thực tập kết hợp với lao động sản xuất”, nhờ vậy nâng cao đƣợc chất lƣợng đào tạo.

Để sử dụng các PPDH tích cực trong dạy mô đun thì cần tuân thủ những nguyên tắc và những đặc trƣng của dạy học, đồng thời cần phải có những điều kiện cần thiết để có thể sử dụng các PPDH tích cực.

43

Chƣơng II

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PPDH TÍCH CỰC TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT BẮC NINH

2.1. Khái quát về Trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh

Trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh có bề dày hơn 30 năm xây dựng và trƣởng thành. Trƣờng đã trải qua nhiều thời kì phát triển với nhiều tên gọi khác nhau: Trƣờng Công nghiệp Hà Bắc, trƣờng Công nhân kỹ thuật Hà Bắc, trƣờng Trung cấp nghề Bắc Ninh, trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh (tên của trƣờng hiện nay). Trƣờng đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất các Trƣờng công nhân kỹ thuật thuộc các cơ quan: Ty Công nghiệp, Ty Xây dựng, Ty Thuỷ lợi, theo quyết định số 430 QĐ/UB ngày 07/10/1982 của UBND tỉnh Hà Bắc.

- Giai đoạn 1982-1987 Trƣờng có tên là: Trƣờng công nhân kỹ thuật Hà Bắc. - Giai đoạn 1988-1996 mang tên: Trung tâm Hƣớng nghiệp - Dạy nghề Hà Bắc. - Giai đoạn 1997 - tháng 3/2007 tên là: Trƣờng công nhân kỹ thuật Bắc Ninh. - Ngày 09 tháng 3 năm 2007 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh có quyết định số 313/QĐ-UBND về việc chuyển trƣờng Công nhân kỹ thuật Bắc Ninh thành trƣờng Trung cấp nghề Bắc Ninh.

- Ngày 28 tháng 7 năm 2010 Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội có quyết định số 901/QĐ-LĐTBXH về việc thành lập trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.

Trƣờng thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Bắc Ninh, đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp trong tỉnh, khu vực và toàn quốc.

Trong thời gian xây dựng và phát triển, Nhà trƣờng luôn chủ động khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục, đào tạo nhà nƣớc giao. Từ khi đƣợc nâng cấp lên trƣờng Cao đẳng nghề, đánh dấu bƣớc phát triển mới của nhà trƣờng. Nhà trƣờng đã xây dựng, biên soạn mới các nội dung, chƣơng trình đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các ngành nghề theo chƣơng trình khung của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

44

Nhà trƣờng không ngừng đổi mới nội dung chƣơng trình và mục tiêu đào tạo, mở thêm một số ngành, nghề mới, phục vụ cung cấp nhân lực kịp thời nhu cầu sản xuất của xã hội phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn 2020.

Hiện tại, Nhà trƣờng đang tổ chức đào tạo với tổng số 21 nghề đào tạo với 03 cấp trình độ đào tạo: trình độ Cao đẳng nghề với 07 nghề: Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Hàn, Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại, Kế toán doanh nghiệp, Công nghệ thông tin; trình độ Trung cấp nghề với 07 nghề: Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Hàn, Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại, Kế toán doanh nghiệp, Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện; trình độ sơ cấp nghề với 19 nghề: Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Hàn, Công nghệ ô tô, Kế toán doanh nghiệp, Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, May công nghiệp, Kỹ thuật trồng trọt, Tin học văn phòng, Điện dân dụng, Hàn điện hồ quang tay, Hàn CNC, Tiện trên máy

Một phần của tài liệu Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy mô đun thực (Trang 36)