3.3.2.1. Đối tượng tiến hành thực nghiệm.
Bao gồm:
- Nhóm các HS-SV năm thứ 2 và 3.
- Lựa chọn cặp lớp đối chứng và lớp thực nghiệm theo yêu cầu tương đương về các mặt sau:
87 + Chất lượng học tập tương đương nhau.
+ Lớp thực nghệm, lớp đối chứng do cùng một giáo viên phụ trách, thực hiện cùng một bài dạy theo hai phương pháp khác nhau. Lớp thực nghiệm dạy theo phương pháp dạy học sử dụng giáo án điện tử, lớp đối chứng dạy theo phương pháp GV thường sử dụng trên lớp (giáo án thông thường, không sử dụng giáo án điện tử).
Trên cơ sở đó, các cặp lớp thực nghiệm, đối chứng được chọn như bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1. Cặp lớp thực nghiệm-đối chứng TT Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng GV Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số 1 C8-ĐT1 59 C8-ĐT2 41 Phạm Xuân Anh 2 C7-Đ1 25 C7-Đ2 20 Lê Đình Bình Tổng 2 84 2 61 2
3.3.2.2. Thời gian thực nghiệm.
Theo đúng tiến độ và lịch trình của bài học:
- Các lớp C8-ĐT1, C7-Đ1 từ ngày 20/02/2015 đến ngày 15/05/2015 - Các lớp C8-ĐT2, C7-Đ2 từ ngày 25/03/2015 đến ngày 10/06/2015
3.3.3. Cách thức tiến hành thực nghiệm.
- Các GV thống nhất về khối lượng nội dung kiến thức, nội dung kiểm tra của 2 lớp đối chứng và 2 lớp thực nghiệm là như nhau.
- GV dạy lớp đối chứng theo phương pháp mà GV thường hay sử dụng. - GV dạy lớp thực nghiệm theo phương pháp dạy học sử dụng giáo án điện tử. - Cuối mỗi bài dạy thực nghiệm và đối chứng GV đều tiến hành kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của HS-SV.
- Cuối đợt thực nghiệm, tiến hành điều tra ý kiến nhận xét của GV, các chuyên gia và HS-SV về phương pháp dạy học sử dụng giáo án điện tử (nội dung phiếu xin ý kiến được trình bày ở phần phụ lục).
88
3.3.4. Kết quả thực nghiệm.
3.3.4.1. Kết quả điều tra của GV.
Chúng tôi đã thiết kế các phiếu khảo sát (xem phụ lục 1, 2). Sau đó chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với 30 GV tham gia giảng dạy sử dụng giáo án điện tử. Kết quả thu được theo từng mục khảo sát như sau:
a. Tính khả thi của đề tài:
Khả năng chuẩn bị của GV về nội dung kiến thức, nội dung bài kiểm tra, phương tiện kỹ thuật dạy học,…
Bảng 3.2.Kết quả khảo sát tính khả thi của đề tài
Tiêu chí Số GV Tỷ lệ %
Tốt 21 69.93
Bình thường 9 29.97
Khó thực hiện 0 0 Không thực hiện 0 0
b. Khả năng vận dụng của đề tài để thiết kế các hoạt động của GV và HS-SV cũng như sự phối hợp của hai hoạt động này:
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát khả năng vận dụng
Tiêu chí Số GV Tỷ lệ %
Tốt 19 63.27
Bình thường 11 36.63
Khó thực hiện 0 0 Không thực hiện 0 0
c. Khả năng áp dụng kết hợp hình thức kiểm tra đánh giá của GV với việc cho HS-SV tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình sau mỗi bài học:
Bảng 3.4.Kết quả khảo sát khả năng áp dụng
Tiêu chí Số GV Tỷ lệ %
Tốt 28 93.24
Bình thường 2 6.66
Khó thực hiện 0 0 Không thực hiện 0 0
89
d. Đánh giá về bài dạy “sử dụng giáo án điện tử trong bài họa”:
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát đánh giá về bài dạy có sử dụng giáo án điện tử
Tiêu chí Số GV Tỷ lệ %
HS-SV tích cực tham gia thực hành hơn 21 69.93 Kích thích hứng thú học tập của HS-SV 25 83.25
Truyền đạt được nhiều kiến thức hơn 30 100
HS-SV dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh hơn 27 89.91
Chất lượng giờ học được nâng cao 27 89.91
e. Đánh giá giờ dạy sử dụng phương pháp dạy học sử dụng giáo án điện tử:
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát đánh giá giờ dạy sử dụng giáo án điện tử
Tiêu chí Số GV Tỷ lệ %
Tốt 27 89.91
Bình thường 3 9.99
Chưa tốt 0 0
f. Sử dụng phương pháp dạy học kết hợp giáo án điện tử vào môn mạch điện tử cơ bản nói chung và các môn học khác nói riêng nên như thế nào để thu được kết quả cao nhất?
Các ý kiến của GV đều cho rằng không nên lạm dụng quá phương pháp dạy học kết hợp với giáo án điện tử mà nên phối hợp với các phương pháp dạy học khác nữa một cách linh hoạt để thu được hiệu quả cao hơn.
Các khó khăn khi thực hiện bài giảng sử dụng giáo án điện tử là: + GV tốn thời gian trong khâu thiết kế bài dạy.
+ GV phải có khả năng sử dugj máy tính.
+ GV phải có kinh nghiệm để thiết kế bài dạy có tính hiệu quả cao.
+ Nên có phòng học đa năng để GV không phải chuẩn bị máy chiếu mỗi khi dạy.
90
g. Dạy học theo phương pháp dạy học kết hợp giáo án điện tử có đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay không?
Tất cả các ý kiến của GV đều cho rằng dạy học theo phương pháp kết hợp giáo án điện tử đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học có sử dụng giáo án điện tử cho môn Mạch điện tử cơ bản nói chung và các môn học khác nói riêng là rất cần thiết.
3.3.4.2. Kết quả khảo sát của HS-SV.
Kết quả thu được từ 84 phiếu của HS-SV hai lớp C8-ĐT1, C7-Đ1 đã tiến hành thực nghiệm kết quả khảo sát theo từng câu hỏi sau đây:
Câu 1: Ý kiến của HS-SV về bài học sử dụng GAĐT hiện nay là:
- Rất thích
- Thích
- Bình thường - Không thích
Bảng 3.7 ghi lại kết quả thu được sau khi khảo sát câu 1. Biểu đồ mô tả kết quả khảo sát câu 1 được vẽ lại ở hình 3.2.
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát câu 1.
Tiêu chí Số HS - SV Tỷ lệ %
Rất thích 40 47.6
Thích 29 34.5
Bình thường 15 17.9
91
Hình 3.2. Biểu đồ mô ta kết quả khảo sát câu 1
Câu 2: Đánh giá của HS-SV về mức độ tiếp thu kiến thức của bài học bằng phương
pháp sử dụng GAĐT hiện nay là:
- Tốt
- Khá
- Trung bình
- Yếu
Bảng 3.8 ghi lại kết quả thu được sau khi khảo sát câu 2. Biểu đồ mô tả kết quả khảo sát câu 2 được vẽ lại ở hình 3.3.
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát câu 2.
Tiêu chí Số HS-SV Tỷ lệ % Tốt 37 44 Khá 33 39.3 Trung bình 10 11.9 Yếu 4 4.8 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
92
Hình 3.3. Biểu đồ mô ta kết quả khảo sát câu 2
3.3.4.3. Kết quả các bài khảo sát của quá trình thực nghiệm.
Sau khi kết thúc bài trên lớp, tác giả đã tiến hành khảo sát để đánh giá chất lượng, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hành của HS-SV ở các lớp thực nghiệm và đối chứng. Các bài khảo sát được chấm theo thang điểm 10.
Kết quả khảo sát được thống kê như bảng 3.9 và bảng phân loại 3.10, biểu đồ phân loại kết quả được thể hiện ở hình 3.4
Bảng 3.9. Kết quả của 3 bài khảo sát
Bài khảo sát Lớp Số HS- SV Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Đối chứng 61 1 1 0 4 3 2 14 25 8 3 Thực nghiệm 84 0 0 0 0 3 4 18 37 15 7 2 Đối chứng 61 0 2 3 5 5 10 7 20 5 4 Thực nghiệm 84 0 0 2 0 0 12 26 30 7 7 3 Đối chứng 61 0 1 2 0 4 20 20 5 6 3 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tốt Khá Trung bình Yếu
93
Thực nghiệm 84 0 0 0 0 4 15 27 10 20 8
Tổng Đối chứng 183 1 4 5 9 12 32 41 50 19 10
Thực nghiệm 252 0 0 2 0 7 31 71 77 42 22
- Phân loại kết quả của các bài khảo sát
Bảng 3.10. Bảng phân loại kết quả khảo sát
Nhóm Tổng số bài Mức độ %
Giỏi Khá Trung bình Yếu-Kém Đối chứng 183 15.8 49.8 24 10.4
Thực
nghiệm 252 25.4 58.7 15.1
0.8
Hình 3.4. Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra lớp đối chứng, thực nghiệm
3.3.5. Nhận xét
3.3.5.1. Nhận xét về mặt định lượng
Từ kết quả phân tích ở trên ta nhận thấy qua ba đợt khảo sát chất lượng học tập của HS-SV lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng
0 10 20 30 40 50 60 70
Giỏi Khá Trung bình Yếu-Kém
Đối chứng Thực nghiệm
94
- Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng.
- Tỉ lệ % HS-SV đạt điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn tỉ lệ % HS-SV đạt điểm khá giỏi ở lớp đối chứng. Ngược lại, tỉ lệ % HS-SV đạt điểm yếu kém ở lớp đối chứng cao hơn tỉ lệ % HS-SV đạt điểm yếu kém ở lớp thực nghiệm.
Tất cả những điều này chứng tỏ việc dạy học bằng BGĐT có sự hỗ trợ của các phần mềm tin học và việc phối hợp các PPDH đã nâng cao hiệu quả của giờ lên lớp, học sinh tiếp thu bài tốt hơn, hiểu bài sâu sắc, từ đó có thể hoàn thành tốt các bài kiểm tra. Như vậy, đề tài nghiên cứu có tính khả thi.
3.3.5.2. Nhận xét về mặt định tính
- Việc dạy học bằng BGĐT có ưu thế hơn hẳn so với dạy học truyền thống. - GV Lê Đình Bình nhận xét: “Dạy học bằng BGĐT và kết hợp đa dạng các PPDH cuốn hút HS-SV hơn hẳn; HS-SV rất thích các kiến thức thực tế được đưa vào bài học mà khi dạy bằng phương pháp truyền thống ít có thời gian để đề cập tới hoặc chỉ giới thiệu sơ qua; các mô phỏng, thực nghiệm giúp HS-SV hiểu bài nhanh, sâu sắc mà GV không phải mất nhiều thời gian và công sức để giải thích nhiều như trước đây”,…
- GV Phạm Xuân Anh nhận xét: ...“ những tiết học bằng BGĐT, HS-SV trở nên linh động, hoạt bát hơn hẳn, các em thực hành rèn luyện kỹ năng, phát biểu, thảo luận với tinh thần tự giác cao, nhiều học sinh đề nghị được học bằng BGĐT xuyên suốt”…
95
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
- Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận đac nghiên cứu ở chương 1, ở chương này tác giả tiếp tục tiến hành thiết kế hệ thống BGĐT theo nhiệm vụ đề tài đặt ra.
- Tác giả đã chọn ra một bài dạy đặc trưng cho các kiểu bài lên lớp để thiết kế BGĐT.
-Trước khi thiết kế từng bài giảng được nghiên cứu kĩ về mục tiêu bài học, tra cứu các thông tin liên quan đến nội dung bài học, lựa chọn phối hợp các PPDH mang tính khả thi và mang lại hiệu quả cao.
- Sau mỗi bài giảng được thiết kế là phần nhận xét, phân tích, dự đoán tính hiệu quả của việc sử dụng, phối hợp các PPDH đã lựa chọn.
- Các BGĐT thiết kế đã được chú trọng nhiều đến việc tổ chức hoạt động cho HS-SV như: Hoạt động nhóm khi làm thí nghiệm, làm bài tập, xây dựng kiến thức, khả năng quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận thông qua các thí nghiệm thực hành và thí nghiệm mô phỏng, khả năng phán đoán, suy luận, đề ra giả thiết, trả lời câu hỏi…
96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.
Qua nghiên cứu đề tài và thực nghiệm tác giả đã thực hiện mục đích và nhiệm vụ đề ra để đáp ứng nhu cầu dạy học theo PPDH mới, HS-SV sẽ hứng thú và bị lôi cuốn vào bài học, dẫn đến kết quả học tập ngày càng tốt hơn.
- BGĐT là một chương trình dạy học được số hóa và cài đặt vào máy vi tính, ở đó thể hiện toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của GV và HS-SV giúp GV điều chỉnh tiến trình dạy học, cùng với các phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể, với hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.
- Xu hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay. - Ảnh hưởng của CNTT đối với việc dạy và học - Tổng quan về phần mềm tin học Power point - Thực trạng về ứng dụng CNTT (BGĐT)
- Thiết kế hệ thống BGĐT hiệu quả để GV tiện sử dụng - Mỗi bài giảng HS-SV đều có phiếu luyện tập
- Thực nghiệm sư phạm
Kết quả của phương pháp nghiên cứu thực tiễn bước đầu đã chứng tỏ rằng vận dụng BGĐT trong dạy học có tính khả thi đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong dạy học hiện nay và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao hứng thú nhận thức, phát triển tư duy của HS-SV, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.
2. Kiến nghị.
Qua thời gian nghiên cứu thực hiện đề tại tác giả xin đưa ra kiến nghị như sau: - Các cấp, ban ngành và nhà trường cần đầu tư thích đáng về các phòng, thiết bị nghe, nhìn,…để đáp ứng nhu cầu giảng dạy bằng BGĐT của GV.
- Bồi dưỡng thường xuyên cho GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
97
- Nội dung chương trình cần được thu gọn, tạo điều kiện cho HS-SV học tập, nghiên cứu nhóm, phát huy tối đa tính tích cực của HS-SV.
- Tập hợp các BGĐT có chất lượng để làm tài liệu cho các GV khác tham khảo. - GV cần khai thác và sử dụng một cách triệt để các thiết bị và PTDH cho HS- SV.
- GV cần phải biết sử dụng nhiều phần mềm có liên quan đến chuyên ngành để xây dựng các BGĐT một cách hoàn thiện. Đồng thời kết hợp sâu rộng các ứng dụng CNTT vào trong dạy học.
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Khánh Bằng(1989), Một số vấn đề nâng cao hiệu quả của quá trình
dạy và học ở Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, ĐHSP Hà Nội.
2. Hồ Ngọc Đại (1994), Công nghệ giáo dục, NXBGD.
3. Vũ Cao Đảm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa học và kỹ thuật.
4. Đỗ Ngọc Đạt (1998), Tiếp cận hiện đại trong hoạt động dạy học, NXB đại học quốc gia Hà Nội.
5. Lê Thị Thu Hà (2005), Sử dụng phần mềm Powerpoint trong phương pháp dạy
học phức hợp.
6. Lê Văn Hùng, Nghiên cứu xây dựng BGĐT môn lắp đặt và bảo trì máy tính, tại trường CĐCN Hà Nội-2011 (Luận văn thạc sĩ SPKT).
7. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên), Hà Thị Đức (2008), Lý luận dạy học đại học.
8. Nguyễn Thanh Hiền (2006), Sử dụng hình ảnh, mô hình, phim thí
nghiệm, phim tư liệu trong thiết kế giáo án điện tử trên power point, Luận văn
tốt nghiệp ĐHSP TpHCM.
9. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, NXB giáo dục.
10. Nguyễn Khang (2007), Bài giảng nghiên cứu xã hội và khoa học giáo dục, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Lạc, Bài giảng nhập môn công nghệ dạy học hiện đại, trường ĐHBK Hà Nội.
12. Nguyễn Xuân Lạc, Bài giảng phương pháp luận nghiên cứu khoa học công nghệ, trường ĐHBK Hà Nội.
13. Đỗ Thị Nụ, Nghiên cứu, biên soạn BGĐT môn học đo lường điện tử hệ
CĐ nghề, chuyên ngành hệ thống điện, tại trường CĐ nghề điện, Sóc Sơn Hà Nội (luận văn TSKH).
14. Lê Thanh Nhu (2004), Bài giảng lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật
99
15. Lê Thanh Nhu (2004), Thiết kế và thực hiện soạn bài giảng trên đa
phương tiện, tạp chí khoa học và công nghệ ĐHBK Hà Nội.
18. Ngô Xuân Quyết (1985), Phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại trong
nhà trường quân sự, Học viện KTQS, Hà Nội.
19. Nguyễn Tiến (2013), Nghiên cứu xây dựng bài giảng điện tử trong dạy học môn
học PLC S7 300 ứng dụng mô phỏng bằng phần mềm SPS-VISU, tại trường CĐN
công nghiệp Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ kỹ thuật).