Quy trình thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm Proteus

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử môn mạch điện tử hệ cao đẳng tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 35 - 39)

Proteus là phần mềm mô phỏng các mạch điện, điện tử dạng số vầ tương tự. Đây cũng là phần mềm đơn giản, dễ sử dụng, phần mềm này cho phép mô phỏng rất thuận tiện, có thể lập trình và nhúng các ngôn ngữ lập trình trên vi xử lý, vi điều khiển, chạy chương trình điều khiển giống thực tế. Mặt khác phần mềm còn cho phép quan sát được các trạng thái hoạt động của mạch điện.

Bước 1. Xác định nội dung cần mô phỏng:

Phân tích xác định các nội dung mô phỏng cần thiết, phù hợp với mục tiêu

bài dạy, trình độ và tâm sinh lý cuẩ người học.

Bước 2. Chọn phương án mô phỏng:

Lựa chọn phương án mô phỏng dạng nhân quả hay phi nhân quả, chọn

phương thức xây dựng mô hình mô phỏng như mô hình thực thể hay mô hình khái niệm.

36

Quy trình thực hiện của Proteus như sau:

Hình 1.4. Quy trình xây dựng các mô phỏng với phần mềm Proteus

Bước 3. Xây dựng sơ đồ nguyên lý mạch điện:

Sơ đồ nguyên lý mô phỏng được xây dựng trên giấy để làm cơ sở thiết kế.

Bước 4. Khởi động phần mềm proteus:

Từ màn hình Destop của máy tính hãy khởi động phần mềm lên và thực hiện các thao tác làm việc.

1. Xác định nội dung cần mô phỏng 2. Chọn phương án mô phỏng

3. Xây dựng sơ đồ nguyên lý mạch điện 4. Khởi động phần mềm Proteus

5. Chọn và lấy linh kiện ra màn hình 6. Đặt tên linh kiện và thiết lập nhãn 7. Nối dây cho các linh kiện

8. Thiết lập các thông sốcho các linh kiện 9. Kiểm tra lại mạch

10. Chạy thử và mô phỏng mạch điện

12. Thay đổi mạch nguyên lý hoặc các thông số của mạch vừa vẽ Không đạt

13. Sao lưu, nhân bản

37

Bước 5. Lấy linh kiện ra màn hình:

Từ hộp linh kiện Pick From Libraries chọn tên nhóm các linh kiện, tên linh kiện, nhấp chuột vào linh kiện và đưa ra màn hình, xắp xếp vào vị trí phù hợp.

Bước 6. Đặt tên linh kiện và thiết lập các nhãn:

Việc đặt tên cho các linh kiện thông qua các từ gợi nhớ, các ký hiệu thông dụng của mạch điện hay đặc điểm của mạch, thiết lập các nhãn cho mạch điện khi cần thiết.

Bước 7. Nối dây cho các linh kiện:

Việc nối dây thực hiện theo sơ đồ nguyên lý, trong Proteus bạn không cần kéo lê chuột mà chỉ cần nhấp vào 2 chân cần nối, phần mềm sẽ tự động nối dây cho cho 2 điểm đó một cách hợp lý.

Bước 8. Thiết lập các thông số cho linh kiện:

Nếu thông số thực tế khác thông số ngầm định của linh kiện, ta có thể nhấp chuột phải sau đó nhấp chuột trái vào linh kiện đó và khai báo lại thông số cho phù hợp.

Bước 9. Kiểm tra mạch điện vừa vẽ:

Công việc kiểm tra bào gồm các đường nối, giá trị các linh kiện, vị trí các linh kiện và các điểm kiểm tra (test).

Bước 10. Chạy thử hoạt động của mạch điện:

Việc chạy thử được thực hiện tự động bằng cách nhấn F12 hoặc vào Debug/Execute, có thể mô phỏng từng bước, quan sát hệ thống dữ liệu của mạch.

Bước 11. Quan sát và so sánh kết quả:

Quan sát và so sánh vơi mục tiêu đặt ra. Mạch chạy đúng yêu cầu, đảm bảo các nguyên tắc sư phạm, nếu sai hoặc không đúng với yêu cầu ta phải chỉnh sửa lại.

Bước 12. Thay đổi thông số và chỉnh sửa lại:

Khi thay đổi và chỉnh sửa có thể thay đổi lại kết cấu mạch điện và thực hiện lại như bước 5.

Bước 13. Sao lưu và nhân bản:

Ghi ra đĩa CD và nhân bản nội dung, chuyển file nội dung vào kho dữ liệu để lưu giữ và đưa lên mạng phục vụ cho đào tạo từ xa.

38

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài giữ vai trò là nền tảng cho bất kì hướng nghiên cứu nào. Vì vậy, trước khi xây dựng và đưa hệ thống BGĐT vào giảng dạy có hiệu quả tác giả đã tìm hiểu các vấn đề sau:

- Thực hiện đổi mới PPDH là một xu hướng tất yếu trong đó việc ứng dụng CNTT và sử dụng PPDH cần phải được quan tâm để đạt hiệu quả cao nhất.

- Dạy học là một hoạt động phức tạp, do đó PPDH cũng rất phức tạp và đa dạng. Không có PPDH nào là vạn năng vì vậy cần phải có sự lựa chọn và phối hợp các phương pháp nhằm phát huy hết các mặt tích cực của mỗi phương pháp, tạo ra một hiệu quả tích hợp, cộng hưởng về phương pháp.

- Phần mềm tin học đang được sử dụng rộng rãi vào công việc soạn thảo bài giảng điện tử hiện nay là Powerpoint.

- BGĐT có rất nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều mặt hạn chế. Vì vậy, để thực hiện BGĐT được thành công cần lưu ý đến việc xây dựng, thiết kế ban đầu. Mặt khác, GV cần chú ý BGĐT chỉ là công cụ để giúp GV tổ chức tốt giờ giảng chứ không thể thay thế cho toàn bộ hoạt động dạy học trên lớp...

39

CHƯƠNG II

THỰC TRANG VỀ GIẢNG DẠY MÔN MẠCH ĐIỆN TỬ TẠI TRƯỜNG CĐN THANH HÓA

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử môn mạch điện tử hệ cao đẳng tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 35 - 39)