Thể hiện bài dạy thành chương trình

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử môn mạch điện tử hệ cao đẳng tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 26 - 29)

Bước này là quá trình chuyển đổi bài giảng trên giấy thành BGĐT. Cần chú ý xác định các hoạt động chủ yếu trong tiến trình bài học, tức là xác định hoạt động của thầy và hoạt động của trò cũng như phối hợp giữa các hoạt động ấy nhằm triển khai từng nội dung của bài học, Việc xác định hoạt động của thầy và trò liên quan chặt chẽ với việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học. Trong xu thế dạy học hiện nay, khi lựa chọn các phương pháp dạy học, cần phải biết chú ý ưu tiên lựa chọn và khai thác các phương pháp dạy học tích cực.

Sơ đồ các bước thiết kế BGĐT như hình 1.5

* Khi thiết kế bài giảng điện tử cần chú ý:

 BGĐT cần quán triệt mục tiêu của bài học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.  BGĐT phải bao gồm những nội dung kiến thức cô đọng nhất.

 Đảm bảo cấu trúc logic hợp lý của bài học.

 Cấu trúc của BGĐT phải bao quát được tổng thể các phướng pháp giảng dạy đa dạng và nhiều chiều, tạo điều kiện vận dụng phối hợp những phương pháp giảng dạy, kể cả những phương pháp truyền thống, đặc biệt là tăng cường thảo luận nhóm.

27

Hình 1.5. Các bước thiết kế bài giảng điện tử

 Cấu trúc của BGĐT phải thể hiện được hai loại hoạt động chủ yếu: Hoạt động của giáo viên và hoạt động của HS-SV trong đó phải làm nổi bật được hoạt động của người học như là thành phần cốt yếu.

 Đưa các dạng dữ liệu khác nhau vào bài giảng.  Sử dụng các siêu liên kết.

 Khi sử dụng BGĐT phải kết hợp với các phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau nhằm phát huy tính tối đa tính tự giác, tích cực, sáng tạo của người học. GV phải thục sự đóng vai trò người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo trong quá trình dạy học nhằm giúp HS-SV chủ động tìm tòi tri thức, hình thành cho họ kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.

 Giảm thời gian truyền đạt tri thức lý thuyết, tăng thời gian thực hành luyện tập và tổ chức cho HS-SV rút kinh nghiệm giờ dạy.

Xác định mục tiêu của bài học

Lựa chọn kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài học

Hình thành ý tưởng

Sử dụng các chương trình công cụ để thiết kế BGĐT

Lưu đồ tiến trình bài học

Thể hiện bài dạy thành chương trình

28

 Việc trình chiếu của GV phải kết hợp với tự nghiên cứu có hướng dẫn, thảo luận nhóm.

 Phải đảm bảo phù hợp giữa lời giảng, sự trình diễn của GV và sự theo dõi của HS-SV.

 Màn hình của BGĐT được chia làm 3 phần:

+ Phần trên cùng chứa tiêu đề của bài giảng xuất hiện từ đầu tới cuối giờ học. + Phần bên trái là các đề mục của bài giảng.

+ Phần bên phải chiếm phần lớn diện tích của màn hình là nơi lần lượt xuất hiện nội dung bài giảng theo đúng kịch bản của quá trình dạy học.

- Kế hoạch bài dạy học gồm:

+ Mục tiêu: Tương tự giáo án thường.

+ Chuẩn bị của thầy và trò: Bao gồm cả việc tìm tư liệu bài học trên internet, chuẩn bị phòng máy, máy chiếu …

+ Phương pháp và phương tiện dạy học. + Kế hoạch về thời gian.

+ Thông tin phản hồi.

Bài trình diễn: Soạn thảo bằng phần mềm Powerpoint hoặc phần mềm khác. - Tư liệu hỗ trợ dạy học gồm:

+ Tư liệu hình ảnh, âm thanh, thông tin bổ sung. + Tư liệu các mô phỏng hoạt động của mạch điện … Ưu, nhược điểm[5], [19] Ưu điểm

- Giúp giờ học sinh động, hấp dẫn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. - Thuận lợi cho việc áp dụng PPDH hướng vào người học.

- Có thể cung cấp thêm nhiều kiến thức từ thực tế mà giáo trình không truyền tải hết thông qua những âm thanh, hình ảnh thật trong thực tế.

- Biểu diễn quá trình hoạt động của mạch điện mà giáo viên và học sinh không thể hoặc khó tiến hành trong một giờ dạy.

- GV dễ dàng cập nhật, sửa đổi để nâng cao chất lượng bài giảng theo thời gian. - Có thể chuẩn bị trước để giảng dạy ở nhiều nơi, chuyển lên mạng

29

internet giảng dạy trực tuyến, dễ dàng trao đổi thông tin, kinh nghiệm. * Nhược điểm

- Tốn nhiều thời gian hơn để soạn giáo án.

- Đòi hỏi GV phải có một trình độ tin học, ngoại ngữ nhất định. Phải có cơ sở vật chất, thiết bị máy móc cần thiết như: Máy vi tính, máy chiếu dữ liệu…

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử môn mạch điện tử hệ cao đẳng tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)