Quy trình thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm mô phỏng

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử môn mạch điện tử hệ cao đẳng tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 30 - 32)

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học:

Đây là bước quan trọng nhất của quá trình thiết kế bài giảng. Từ nội dung chương trình môn học được khống chế dựa trên khả năng, trình độ và nhu cầu của người học, bằng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sư phạm của mình, người thiết kế phải xác định đúng mục tiêu bài học rõ ràng, chính xác về các mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Bước 2: Lập đề cương chi tiết nội dung bài học:

Từ mục tiêu học tập đã xác định, căn cứ vào nội dung bài học lập đề cương chi tiết.

Từ đó xác định kiến thức trọng tâm của bài học, xác định khối kiến thức cơ bản, nâng cao kiến thức cần ghi nhớ, kiến thức mở rộng, luyện tập và bài tập về nhà.

Bài: (tên bài)

Mục 1 Mục 2

Mục n ……

Bài: (tên bài)

Mục 1.1 Mục 1.2 Lý thuyết …… Minh họa Cũng cố từng phần Bài tập Mục 1.n

31

Trên cơ sở nội dung chi tiết bài học và mục tiêu dạy học, bằng kinh nghiệm sư phạm của người thiết kế lựa chọn PPDH và phương tiệ hỗ trợ cho từng nội dung học tập.

Trong quá trình truyền đạt chú ý nên đưa các PPDH hiện đại, ứng dụng đa phương tiện vào bài giảng nhằm tích cực hóa tư duy người học.

Hình 1.2. Quy trình xây dựng bài giảng theo công nghệ mô phỏng

Bước 3: Lựa chọn phần mềm mô phỏng:

Hình thức mô phỏng được lựa chọn có thể mô phỏng là tùy theo tính chất và đặc điểm của nội dung bài dạy, ngoài ra còn lựa chọn mô phỏng theo dạng đồ họa 2D hay 3D, lựa chọn phần mềm mô phỏng tương thích để xây dựng các mô phỏng.

1. Xác định mục tiêu bài học

3. Lựa chọn phần mềm mô phỏng 2. Lập đề cương chi tiết nội dung

4. Xây dựng giáo án mô phỏng

6. Xây dựng bài giảng điện tử 5. Soạn giáo án theo CNMP

7.Liên kết các mô phỏng vào bài

9. Sao chép ra đĩa và nhân bản 8. Kiểm tra, hoàn thiện, chỉnh sửa

các chi tiết liên quan

Không

đạ

32

Bước 4: Xây dựng các mô phỏng:

Trên cơ sở nội dung hình thức và phần mềm mô phỏng đã lựa chọn ở trên, kết hợp trình độ chuyên môn, tin học và sư phạm, chúng ta tiến hành xây dựng các mô phỏng trên máy tính.

Bước 5: Soạn giáo án sử dụng CNMP:

Để đáp ứng và nhằm hoàn thiện giáo án dạy theo trình tự logic, bố trí mô phỏng hợp lý, đúng trình tự nhận thức bài học.

Bước 6. Thiết kế bài giảng điện tử:

Bài giảng điện tử là sản phẩm hoàn thiện để dạy học ứng dụng CNMP, sau khi đã có các mô phỏng, giáo án bài giảng, ta tiến hành thiết kế bài giảng điện tử. Bài giảng điện tử hiện nay được xây dựng trên nền phần mềm Powerpoint hoặc FrontPage, đây là hai phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử đơn giản, hiệu quả cao, khả năng tương thích mạnh trong các môi trường.

Bước 7. Liên kết các mô phỏng vào bài giảng điện tử:

Người thiết kế phải xác định vị trí của các mô phỏng và tạo các đường link liên kết các nội dụng mô phỏng đã thiết kế vào bài giảng phù hợp đảm bảo các nguyên tắc dạy học.

Bước 8. Kiểm tra hoàn thiện, chỉnh sửa các chi tiết liên quan:

Việc kiểm tra toàn bộ bài giảng điện tử, chạy thử các hiệu ứng và các mô phỏng xem có hoạt động đúng yêu cầu không, quyết định đến chất lượng của bài giảng. Nếu không đạt yêu cầu phải quay lại bước 4, xây dựng lại mô phỏng và thực hiện các bược tiếp theo cho đến khi đạt yêu cầu.

Bước 9. Sao chép và nhân bản:

Ghi ra đĩa CD và nhân bản nội dung, chuyển file nội dung vào kho dữ liệu để lưu giữ và đưa lên mạng phục vụ cho đào tạo từ xa.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử môn mạch điện tử hệ cao đẳng tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)