Các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ thẻ điểm cân bằng (BSC) trong quản trị chiến lược kinh doanh xăng dầu của tổng công ty dầu việt nam giai đoạn 2016 2020 (Trang 87 - 88)

7. Bố cục của nghiên cứu

3.6.2. Các giải pháp đề xuất

- Giải pháp về truyền thông BSC: Tại PVOIL đa số CBCNV chưa được đào tạo qua BSC. Đây là một hạn chế rất lớn đối với việc thực thi chiến lược và thực hiện triển khai BSC. Truyền thông BSC bao gồm các nội dung:

+ Truyền thông về sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược. + Truyền thông về các mục tiêu, thước đo trong BSC. + Truyền thông về các kết quả đo lường được.

- Các giải pháp về nhân sự: Thành lập nhóm thực thi BSC với nhân lực hiện tại. Muốn thành lập nhóm, trước hết phải được sự bảo trợ của người lãnh đạo cao nhất Tổng công ty - Người lãnh đạo đứng ra thành lập nhóm, có biện pháp cỗ vũ, khuyến khích các nhà quản lý cấp dưới tham gia vào nhóm, tạo điều kiện cho nhóm hoạt động. Không phải mọi thành viên của nhóm đều có những kiến thức đầy đủ về BSC, nên người bảo trợ và Trưởng nhóm đứng ra tổ chức các buổi đào tạo về BSC, hoặc có thể mời chuyên gia tư vấn về BSC để đào tạo cho các thành viên trong nhóm, nhằm làm cho tất cả các thành viên trong nhóm đều có kiến thức đồng đều về BSC.

Việc áp dụng BSC vào thực tiễn thực sự là một việc rất khó. Với thực trạng hiện tại, trình độ của nhân sự về BSC còn thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm vận dụng BSC, tác giả đề xuất giải pháp thuê chuyên gia cố vấn có kinh nghiệm về BSC từ Công ty tư

77 vấn chiến lược về tư vấn việc thực thi Thẻ điểm.

- Giải pháp về công nghệ thông tin: Cần thiết kế một chương trình phần mềm BSC thống nhất, giúp cho việc cập nhật thông tin, tổng hợp các chỉ tiêu, xem báo cáo được nhanh chóng, hiệu quả. Chương trình này công ty có thể tự thiết kế, hoặc có thể mua ngoài.

- Giải pháp về thực hiện đo lường, đánh giá BSC: Sau khi xây dựng được các thước đo, chỉ tiêu và kế hoạch hành động, Lãnh đạo Tổng công ty sẽ xác định trách nhiệm về kết quả của các thước đo thuộc bộ phận, cá nhân nào. Nếu chỉ số của các thước đo bắt đầu tăng hay giảm thì chính những bộ phận này phải có trách nhiệm giải trình nguyên nhân và có kế hoạch đưa lại những kết quả theo kỳ vọng. Việc giao chỉ tiêu này phải có sự đồng thuận và thống nhất trong tổ chức và được quy định rõ.

Bước cuối cùng của quy trình là việc đánh giá các kết quả thực hiện: dựa vào những kết quả được cập nhật trong Thẻ điểm cân bằng kết hợp với các số liệu thu thập trong hệ thống sổ sách của công ty, Lãnh đạo sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động đạt được trên cả 4 khía cạnh thông qua tình hình thực hiện các thước đo so với kỳ vọng đặt ra. Ngoài ra, việc đánh giá hiệu quả hoạt động cuối kỳ sẽ làm cơ sở để điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu chiến lược, thước đo, chỉ tiêu và hành động trong Thẻ điểm cân bằng trong các kỳ tiếp theo để phù hợp với tình hình kinh doanh của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ thẻ điểm cân bằng (BSC) trong quản trị chiến lược kinh doanh xăng dầu của tổng công ty dầu việt nam giai đoạn 2016 2020 (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)