Tổng quan về PVOIL

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ thẻ điểm cân bằng (BSC) trong quản trị chiến lược kinh doanh xăng dầu của tổng công ty dầu việt nam giai đoạn 2016 2020 (Trang 37)

7. Bố cục của nghiên cứu

2.1.1. Tổng quan về PVOIL

a. Thông tin chung

-Tên gọi: TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM – CÔNG TY TNHH MTV. -Tên viết tắt: PVOIL.

-Trụ sở chính: Lầu 14 - 18, Tòa nhà PetroVietnam, số 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.

-Logo:

b. Quá trình hình thành và phát triển của PVOIL

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển đổi các Tổng công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập trong Tổng công ty nhà nước hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, ngày 6/6/2008, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã quyết định thành lập Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) trên cơ sở hợp nhất 2 doanh nghiệp Công ty Chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC) và Tổng công ty thương mại dầu khí (Petechim) – là 2 doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Công ty Thương mại Dầu khí được thành lập ngày 8/4/1994 với nhiệm vụ xuất nhập khẩu dầu thô và xuất nhập khẩu vật tư thiết bị dầu khí.

Công ty PDC được thành lập năm 1995 trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức 2 công ty: Lọc hóa dầu và Công ty dầu mỡ nhờn VIDAMO. Tháng 10/2007, PVN đã chuyển quyền sở hữu phần vốn góp của Tập đoàn tại Công ty TNHH Dầu khí Mekong (Petromekong) cho Công ty PDC.

Năm 2013, PVN đã có Quyết định sáp nhập PETEC – doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn vào PVOIL và trở thành đơn vị thành viên của PVOIL.

27

c. Bộ máy tổ chức, nhân sự

- Bộ máy tổ chức – quản lý: PV OIL hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, bao gồm:

Công ty mẹ:

+ Cơ quan Tổng công ty gồm: Hội đồng Thành viên có có 5 thành viên, Ban Kiểm soát, Ban Tổng giám đốc, Bộ máy tham mưu giúp việc tại văn phòng PV OIL bao gồm 14 Ban. Trong đó Ban kiểm soát nội bộ được giao nhiệm vụ giúp Hội đồng thành viên kiểm soát các hoạt động của PV OIL Dầu Việt Nam.

+ Đơn vị trực thuộc gồm có 7 đơn vị bao gồm: 3 xí nghiệp tổng kho đầu mối, 1 Chi nhánh kiêm hoạt động xuất nhập khẩu dầu thô; 3 chi nhánh tại các tỉnh.

Các công ty con (PVOIL nắm giữ trên 50% VĐL): Có 31 đơn vị. Trong đó có

02 Công ty PV OIL giữ 100% VĐL hoạt động ở nước ngoài là PV OIL Singapore (kinh doanh dầu quốc tế), PV OIL Lào.

Các công ty liên kết (PV Oil nắm giữ dưới 50% VĐL):Có 19 đơn vị, trong đó 8 công ty kinh doanh xăng dầu nằm trong hệ thống phân phối của PV OIL và 11 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khác.

Sơ đồ tổ chức của PVOIL xem hình 2.1.

- Lao động, tiền lương và đào tạo

+ Về lao động: Tổng số lao động toàn hệ thống PVOIL năm 2010 là 4.390 người, tháng 9 năm 2015 là 6.350 người. Trong đó i) Lao động tăng: 2.150 người; ii) Lao động giảm: 190 người.

+ Về tiền lương: PVOIL thực hiện trả lương cho người lao động theo chức danh vị trí công việc. Tiền lương bình quân năm 2011 là: 9,1 triệu đồng/người/tháng thu nhập bình quân là 9,96 triệu đồng/người/tháng; năm 2015 tiền lương bình quân là 12,5triệu đồng/người/tháng, thu nhập bình quân là 9,96 triệu đồng/người/tháng.

+ Về công tác đào tao:̣ Toàn Tổng công ty trong giai đoạn 2011-2015 đã thực hiện trong 21.300 lượt đào tạo, đạt 300% kế hoạch, chi phí đào tạo khoảng 42 tỷ đồng.

28

Công tác đào tạo nội bộ được chú trọng với các khóa đào tạo cho Người đại diện phần vốn của PVOIL và đào tạo nhân viên CHXD.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động tại PVOIL cuối tháng 9/2015

STT Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ % LĐ trực tiếp Trong đó: (người) 1 Theo độ tuổi - 20-30 2.430 38,3% 2.065 - 31-45 2.665 42,0% 2.280 - 46-50 850 13,4% 630 - 51-60 405 6,4% 68 2 Theo trình độ 6.350 5.043 - ĐH và trên ĐH 2.015 31,7% 903 - Cao đẳng, trung cấp 540 8,5% 395 - Sơ cấp 76 1,2% 65

- Lao động được đào tạo nghề 3.719 58,6% 3.680

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo nhân lực của PVOIL.

d. Ngành nghề kinh doanh

PVOIL là đơn vị thành viên của PVN, có nhiệm vụ phát triển khâu hạ nguồn hoàn chỉnh của ngành Dầu khí, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh phân phối các sản phẩm dầu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cụ thể:

- Xuất nhập khẩu, kinh doanh dầu thô và condensate; - Sản xuất, chế biến sản phẩm dầu, nhiên liệu sinh học; - Kinh doanh phân phối sản phẩm dầu, hóa dầu;

- Dịch vụ tồn trữ xăng dầu, cho thuê kho cảng xăng dầu.

Trong đó, xuất nhập khẩu, kinh doanh dầu thô và condensate; sản xuất, tồn trữ, phân phối các sản phẩm dầu là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính.

29

Hình 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PVOIL

30

e. Đánh giá nguồn lực của PVOIL - Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật

Hệ thống kho đầu mối và trung chuyển với tổng sức chứa 1 triệu m3, năng lực của cảng xuất nhập hơn 240 nghìn DWT, đáp ứng đủ nhu cầu dự trữ quốc gia, dự trữ lưu thông, kinh doanh thường xuyên, sản xuất pha chế. Với hệ thống kho hiện tại, ngoài sức chứa để dự trữ quốc gia và dự trữ thương mại, sản lượng kinh doanh của PV OIL có thể đạt 5-6 triệu m3/tấn xăng dầu/năm với vòng quay kho đạt 9-10 vòng.

Mạng lưới phân phối xăng dầu trên toàn quốc và ở nước ngoài cùng với cơ cấu các kênh bán hàng ngày càng hoàn thiện: Với hệ thống hơn 30 công ty cổ phần, sở hữu gần 500 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong nước và gần 100 cửa hàng xăng dầu ở nước ngoài, thực hiện chức năng phân phối bán lẻ xăng dầu tại các tỉnh.

Các nhà máy sản xuất, chế biến sản phẩm dầu mỏ: PVOIL hiện đang sở hữu nhà máy chế biến xăng từ condensate công suất 340.000 tấn/năm, xưởng sản xuất Dầu mỡ nhờn Bình Chiểu, TP.Hồ Chí Minh công suất 15.000 tấn/năm và tham gia góp vốn vào 3 nhà máy sản xuất ethanol Phú Tho ̣, Quảng Ngãi, Bı̀nh Phước; đầu tư hệ thống kho tồn chứa và các trạm pha chế xăng E5 đảm bảo để thực hiện lộ trình tiêu thụ xăng E5, E10 theo quy định của Chính Phủ.

- Năng lực tài chính

Vốn điều lệ hiện tại của PVOIL là 9.207 tỷ đồng, với cơ cấu nguồn vốn hợp lý đảm bảo cho sự phát triển ổn định trong những năm tới.

- Nguồn nhân lực

Tính đến hết năm 2015, tổng số lao động của PV OIL là 6.350, trong đó số người có trình độ đại học và trên đại học chiếm hơn 31%. Số còn lại là cao đẳng, trung cấp và lực lượng lao động lành nghề. Đội ngũ cán bộ của PV OIL có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và kinh doanh dầu thô, chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu, đồng thời PV OIL luôn quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong và ngoài nước để nâng cao trình độ CBCNV, phù hợp yêu cầu phát triển.

31

- Các năng lực khác

+ Hệ thống khách hàng quốc tế và nội địa: Với kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động xuất nhập khẩu dầu thô, PVOIL hiện đã có mối quan hệ bạn hàng uy tín là các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu. PVOIL đủ năng lực và kinh nghiệm cung cấp dầu thô không chỉ cho nhà máy lọc dầu Dung Quất mà còn cung cấp cho các nhà máy lọc hóa dầu của Việt Nam và khu vực. PVOIL cũng đã xây dựng được mạng lưới khách hàng ổn định trong nước và tại Lào thông qua kênh bán lẻ của Tổng công ty và hệ thống đại lý. Cùng với sự phát triển, hệ thống khách hàng của PVOIL sẽ không ngừng tăng trong tương lai.

+ Củng cố và nâng cao các giá trị vô hình của Tổng công ty: Phát triển văn hóa doanh nghiệp và những giá trị cốt lõi của PV OIL là “Tiên phong”, “Hiệu quả”, “Trách nhiệm”, “Minh bạch” và “Nhân ái” – là nền tảng cơ sở và căn bản cho sự phát triển bền vững của tổng công ty.

f. Sản phẩm, thị trường và kênh bán hàng - Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu

+ Dầu thô khai thác tại Việt Nam và ở nước ngoài (xuất khẩu), dầu thô ngọt nhẹ (nhập khẩu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất).

+ Xăng dầu các loại: gồm xăng RON 95, xăng RON 92, xăng sinh học E5, Dầu Diesel DO 0,05s, DO 0,25s, Nhiên liệu đốt lò (FO). Cơ cấu các sản phẩm xăng dầu xem hình 2.1.

+ Dầu bôi trơn các loại (dùng trong công nghiệp, vân tải).

+ Hàng tiêu dùng (thuộc lĩnh vực thương mại của các công ty thành viên) + Dịch vụ vận tải xăng dầu.

- Thị trường

+ Thị trường tại tất cả các tỉnh thành Việt Nam. Hoạt động kinh doanh xăng dầu có thị phần 19,5%.

+ Thị trường Lào. Hoạt động kinh doanh xăng dầu có thị phần 25%. + Thị trường quốc tế (xuất nhập khẩu dầu thô và xăng dầu).

32

- Kênh bán hàng

+ Kênh bán buôn: Đây là hình thức bán chủ yếu của Tổng công ty, khách hàng

là các tổng đại lý và hệ thống Đại lý.

+ Kênh bán lẻ trực tiếp: bán lẻ qua hệ thống CHXD trực của Tổng công ty, các công ty thành viên và các khách hàng công nghiệp (các Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp và các nhà thầu dầu khí).

Hình 2.2: Cơ cấu sản phẩm xăng dầu (2011-2015)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tài liệu, báo cáo của PVOIL)

2.1.2. Kh utr: Tác giả t chitr: Tác kinh doanh xăng dng cinh doanh xăng dng hợp từ 15

a. Bối cảnh thực hiện chiến lược

PVOIL đã xây dựng chiến lược phát triển đến 2015, đinh hướng đến năm 2025 và được PVN phê duyệt vào giữa năm 2010. Chiến lược phát triển của PVOIL được được xây dựng trên cơ sở dự báo khả quan về tình hình kinh tế thế giới, kinh tế – xã hô ̣i Viê ̣t Nam nói chung, ngành dầu khı́ nói riêng và bối cảnh thuận lợi cho PVOIL phát triển. Tuy nhiên, tı̀nh hı̀nh thực tế diễn ra khác biê ̣t nhiều so với dự báo. Cụ thể:

- Nền kinh tế thế giới tiếp tục phải đương đầu với hậu quả nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Giá dầu thô và các sản phẩm dầu biến động mạnh

33

do diễn biến chính trị phức tạp tại các quốc gia khai thác dầu mỏ và vấn đề khủng hoảng nợ công tại Châu Âu.

- Kinh tế Việt Nam tiếp tục suy thoái, nhu cầu tiêu thu ̣ năng lượng giảm, lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao, ngoại tệ khan hiếm, tốc đô ̣ tăng trưởng không đa ̣t như dự kiến.

- Về chính sách kinh doanh xăng dầu: Suốt thời gian từ thời điểm có hiệu lực đến nay, Nghị định 84/CP không được áp dụng một cách đầy đủ. Chính phủ quyết định giá bán các sản phẩm xăng dầu để bı̀nh ổn thi ̣ trường. Trong suốt thời gian dài, giá bán lẻ xăng dầu thường xuyên thấp hơn giá cơ sở.

- Trong lı̃nh vực NLSH, Chı́nh phủ ban hành lô ̣ trı̀nh bắt buô ̣c sử du ̣ng NLSH châ ̣m hơn so với dự kiến. Chưa có chính sách hỗ trợ phát triển NLSH trong giai đoạn khởi đầu như về vốn, về chính sách XNK (nguyên liệu sắn), chính sách thuế.

Với tất cả các lý do nêu trên, PVOIL đã đề xuất với PVOIL điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015 và đã được PVN phê duyệt đầu năm 2013.

b. Sứ mệnh, tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2011-2015 - Sứ mệnh, tầm nhìn và định hướng phát triển

+ Sứ mệnh: Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia và góp phần phát triển và hoàn chỉnh khâu hạ nguồn của ngành Dầu khí.

+ Tầm nhìn: Trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong hoạt động hạ nguồn dầu

thô và sản phẩm dầu tại Việt Nam và trong khu vực.

+ Định hướng phát triển: Lấy hoạt động lĩnh vực dầu thô làm thế mạnh, hoạt động sản xuất, pha chế là hoạt động chủ lực, duy trì, mở rộng kinh doanh sản phẩm xăng dầu trong nước là nền tảng phát triển bền vững, ưu tiên mở rộng kinh doanh, sản xuất xăng dầu ở nước ngoài là đột phá và tinh giảm, tối ưu hóa cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản lý, giảm chi phí là yếu tố quyết định.

- Mục tiêu chiến lược giai đoạn 2016-2020

34

+ Tham gia phát triển khâu hạ nguồn của ngành dầu khí, phấn đấu trở thành đơn vị hàng đầu trong nước trong lĩnh vực XNK kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu;

+ Tăng trưởng sản lượng KD xăng dầu đạt 5%/ năm, hoàn thiện mạng lưới phân phối đảm bảo ổn định thị phần 20% và tỷ trọng bán lẻ qua CHXD và đại lý trực tiếp đạt tối thiểu 60%;

+ Đảm bảo hiệu quả hoạt động, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn điều lệ đạt tối thiểu bình quân 10%/năm;

+ Tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp để khắc phục các hạn chế và tồn tại trong mô hình tổ chức, quản lý điều hành kinh doanh.

2.1.3. Đánh giá vih giá c sắp các mácgiá c sắp xếp, đ và các chsắp xếp, đổi mới doanh ngh cà các chsắp xếp, đổi mới doanh ngh

a. Các chỉ tiêu sử dụng đánh giá hiệu quả hoạt động

Các tiêu chí thường được Tổng công ty sử dụng và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt để đánh giá hiệu quả hoạt động bao gồm:

- Các chỉ tiêu sản lượng: Sản lượng XNK kinh doanh dầu thô, sản lượng sản

xuất xăng, dầu, mỡ nhờn, nhiên liệu sinh học, sản lượng bình quân tiêu thụ tại cửa hàng xăng dầu, tỷ trọng sản lượng bán lẻ qua CHXD thuộc sở hữu Tổng công ty và các công ty thành viên.

- Các chỉ tiêu tài chính: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, tỷ suất lợi nhuận/VĐL, nộp NSNN.

- Công tác đầu tư: Đầu tư sức chứa kho cảng xăng dầu, đầu tư CHXD, đầu

tư tài chính (góp vốn thành lập công ty con, mua bán doanh nghiệp), tổng mức đầu tư, giá trị giải ngân.

- Công tác khác: Công tác lao động, tiền lương; công tác an sinh xã hội và

hoạt động lao động sáng tạo.

b. Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của PVOIL trong giai đoạn 2011-2015

35

đấu trở thành đơn vị hàng đầu trong nước trong lĩnh vực XNK kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu”:

Trong chuỗi hoạt động của ngành Dầu khí, công tác tìm kiếm - thăm dò - khai thác (khâu thượng nguồn – khâu đầu) và vận chuyển – thương mại dầu thô - chế biến- phân phối các sản phẩm lọc-hóa dầu (khâu hạ nguồn – khâu sau), PVOIL đã thực hiện tốt các hoạt động trong lĩnh vực dầu thô, xuất bán hiệu quả dầu thô khai thác trong nước và nước ngoài, cung ứng đầy đủ và kịp thời dầu thô nguyên liệu cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất và là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam thực hiện nghiệp vụ này. PVOIL cũng đã phát triển nhanh mạng lưới phân phối xăng dầu trên khắp các tỉnh thành cả nước và ở nước ngoài và là doanh nghiếp chiếm 19,5% thị phần, đứng thứ 2 trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam, chiếm 25% thị phần kinh doanh xăng dầu tại thị trường Lào. Mục tiêu này mang tính định tính, không thể đo lường nhưng kết đạt được có thể đánh giá là đạt mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2011-2015.

- Mục tiêu 2 ”Tăng trưởng sản lượng KD xăng dầu đạt 5%/ năm, hoàn thiện mạng lưới phân phối đảm bảo ổn định thị phần 20% và tỷ trọng bán lẻ qua CHXD và đại lý trực tiếp đạt tối thiểu 60%”:

Mục tiêu đề ra trong 5 năm 2011-2015 là đạt tốc độ tăng trưởng sản lượng 5%/năm và thị phần đạt 20% không đạt được. Có nhiều nguyên nhân khách quan liên quan đến việc thực hiện mục tiêu này. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước không tăng như dự báo do suy thoái kinh tế. Nhà nước thay đổi chủ trương từ giảm sang tăng số

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ thẻ điểm cân bằng (BSC) trong quản trị chiến lược kinh doanh xăng dầu của tổng công ty dầu việt nam giai đoạn 2016 2020 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)