Cơ sở triển khai BSC tại PVOIL

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ thẻ điểm cân bằng (BSC) trong quản trị chiến lược kinh doanh xăng dầu của tổng công ty dầu việt nam giai đoạn 2016 2020 (Trang 55)

7. Bố cục của nghiên cứu

2.2. Cơ sở triển khai BSC tại PVOIL

2.2.1. Bước chuẩn bị

Xây dựng hệ thống BSC để vận hành chiến lược kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty Dầu Việt Nam giai đoạn 2016-2020 theo Balaced scorecard, về mặt lý luận theo Phương pháp độc quyền từ Balanced Scorecard Hoa Kỳ (BSI) cần thực hiện việc khởi động chương trình và 9 bước.

Phần 1: Xây dựng hệ thống BSC có 6 bước, từ bước 1 đến bước 6; Phần 2: Triển khai chiến lược theo BSC, từ bước 7 đến bước 9.

Trong phạm vi thực hiện luận văn tốt nghiệp này, do giới hạn chỉ xây dựng BSC cấp công ty giai đoạn 2016-2020, tác giả chỉ thực hiện phần 1, còn phần 2 (bước 7: Phân tích kết quả công việc, bước 8: đồng bộ hóa và bước 9: Đánh giá) là hoạt động trong quá trình triển khai BSC nên sẽ thực hiện trong quá trình thực thi chiến lược.

Các phần sẽ được thực hiện trong khuôn khổ luận văn này:

- Bước 1: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược: Phân tích SWOT của PVOIL.

- Bước 2: Chiến lược.

- Bước 3: Phát triển các mục tiêu chiến lược. - Bước 4: Xây dựng bản đồ chiến lược

- Bước 5: Tạo ra các thước đo kết quả công việc. - Bước 6: Hành động chiến lược.

Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã báo cáo với Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tổng công ty về sự cần thiết tiếp cận và ứng dụng quản trị chiến lược phát triển Tổng công ty theo BSC. Lãnh đạo cấp cao Tổng công ty hoàn toàn đồng ý và ủng hộ, đồng thời chỉ đạo các phòng, ban Tổng công ty hỗ trợ trong việc thu thập tài liệu và công tác khảo sát ý kiến nhằm lấy sự đồng thuận trong việc chọn các mục tiêu chiến lược và các thước đo hiệu quả.

45

tài liệu nền tảng như các báo cáo thường niên, tuyên bố sứ mệnh, các giá trị, tầm nhìn, các kế hoạch chiến lược, các kế hoạch dự án, tiềm năng thị trường, nguồn nhân lực...Sau khi thu thập đủ thông tin nền tảng, tác giả đã tiến hành trao đổi trực tiếp với một số chuyên gia chủ chốt (danh sách theo phụ lục 1 đính kèm). Các cuộc trao đổi được diễn ra tại văn phòng Tổng công ty trong các ngày 27-29 tháng 9 năm 2015. Nội dung các cuộc trao đổi gồm:

- Hiểu biết lý luận về BSC.

- Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu của PVOIL giai đoạn 2016-2020.

- PVOIL cần theo đuổi chiến lược nào để thành công. Các mục tiêu cần đạt được, các chỉ tiêu có thể đạt được, các thước đo để đánh giá hiệu quả.

Bước tiếp theo là hoạch định chiến lược kinh doanh xăng dầu của PVOIL giai đoạn 2016-2020,

2.2.2. Đánh giá môi trưến lượcphân tı́ch SWOT cı́ch môi

a. Đánh giá bên trong – xác định các điểm mạnh, điểm yếu của PVOIL trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Căn cứ vào các điều kiện để trở thành thương nhân đầu mối và chính sách bán hàng của PV OIL có thể xây dựng được chuỗi giá trị của doanh nghiệp như sau:

- Các hoạt động đầu vào

+ Hoạt động tạo nguồn và các hoạt động logistic đi kèm: Căn cứ kế hoạch kinh doanh hàng năm, kế hoạch tạm nhập tái xuất, kế hoạch nhập khẩu ủy thác, kế hoạch nhập khẩu được Bộ công thương giao, kế hoạch sản xuất của PVOIL, kế hoạch nhập mua condensate … và dự kiến nhu cầu kinh doanh, PV OIL lập kế hoạch đảm bảo nguồn từ hoạt động sản xuất pha chế, mua sản phẩm từ nhà máy Dung Quất và nhập khẩu. Toàn bộ hoạt động tạo nguồn và các hoạt động logistics đi kèm đã được PV OIL hệ thống hóa thành các quy trình cụ thể cho từng công việc và có phân công trách nhiệm cho từng bộ phận chuyên môn liên quan thực hiện. Trong hoạt động tạo nguồn, PV OIL có một số thuận lợi hơn các đầu mối khác như sau:

46

Là đơn vị thành viên của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, đơn vị luôn được NMLD Dung Quất ưu tiên trong việc đàm phán mua sản phẩm của Nhà máy.

PVOIL có nhà máy sản xuất, pha chế xăng từ condensate và hệ thống pha chế xăng NLSH (xăng E5, E10) đưa lại lợi thế chủ động trong tạo nguồn.

Trong Hoạt động nhập khẩu với kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động xuất khẩu và kinh doanh dầu thô trên thị trường quốc tế, PV OIL có các bạn hàng cung cấp xăng dầu với giá cạnh tranh đảm bảo hiệu quả cho hoạt động của đơn vị.

Hiện tại các đơn vị thực hiện vận chuyển, bảo hiểm, giám định chất lượng hàng hóa cho PV OIL đều là các đơn vị thành viên của PVN nên công tác phối hợp tổ chức thực hiện đều diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

+ Hoạt động nhập hàng: PV OIL đã có 990 nghìn m3 kho thương mại và kho

sản xuất phân bổ đều trên các vùng cả nước với năng lực cầu cảng gần 250 DWT, có cảng công suất lớn nhất có thể tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 70.000 tấn. Với hệ thống kho cảng và năng lực cầu cảng giúp cho PV OIL có thể triển khai nhập hàng với khối lượng lớn qua đó tiết kiệm được rất nhiều các loại chi phí đi kèm. Đây cũng là một điểm mạnh của PV OIL so với các đối thủ trong ngành.

Công tác quản lý hao hụt tại các kho của PV OIL đã được nâng lên đáng kể khi tỷ lệ hao hụt qua theo dõi nhiều năm đã được điều chỉnh giảm sát với thực tế. Định mức hao hụt của PV OIL hiện đang thấp hơn cả Petrolimex.

Tuy nhiên việc phát triển quá nhanh hệ thống kho cảng trong khi tốc độ tăng trưởng kinh doanh bị hạn chế và có phần giảm sút do suy thoái kinh tế đã làm giảm năng lực vận hành kho cảng của PV OIL so với các đối thủ khác.

+ Hoạt động kiểm soát hàng tồn kho: Theo yêu cầu về dự trữ xăng dầu bắt buộc

của Nhà nước, tất cả các doanh nghiệp đầu mối đều phải đảm bảo ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng 30 ngày cung ứng. Với biến động giá xăng dầu thế giới hiện nay, nếu giá xăng dầu thế giới liên tục tăng thì việc dự trữ xăng dầu bắt buộc là có lợi và ngược lại. Theo quy định việc điều chỉnh giảm giá bán lẻ trong nước tối đa là 15 ngày sẽ làm cho các doanh nghiệp đầu mối lỗ hoàn toàn lượng hàng tồn kho đã dự trữ trước đó.

47

- Các hoạt động đầu ra

+ Hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa: Hiện tại, PV OIL chỉ mới có 2 phòng

thí nghiệm đạt chuẩn Vilas phục vụ hoạt động kiểm tra các mẫu xăng dầu tại khu vực Đông Nam Bộ và Miền Tây nơi có đặt các nhà máy sản xuất xăng dầu. Để đảm bảo mặt hàng xăng dầu đạt các tiêu chuẩn lưu hành trên thị trường. Các sản phẩm nhập/mua từ NMLD Dung Quất đều phải thuê các đơn vị bên ngoài để thực hiện.

+ Hoạt động vận tải xăng dầu: Hiện tại PV OIL đang sở hữu 65% cổ phần của Công ty CP Vận tải xăng dầu PVOIL Trans, được giao nhiệm vụ vận chuyển xăng dầu cho hệ thống phân phối của toàn Tổng công ty. Hệ thống cơ sở vật chất của PVOIL Trans gồm 5 xà lan trọng tải 3.530 m3 và 27 ô tô xitec trọng tải 261 m3. Với cơ sở vật chất như trên hiện tại PVOIL Trans chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu vận chuyển nội bộ của PVOIL. Còn lại các đơn vị kinh doanh của PV OIL đều phải thuê đơn vị vận chuyển bên.

+ Hoạt động phân phối xăng dầu: Hệ thống phân phối của PVOIL tại Việt Nam có gần 500 CHXD thuộc chủ sở hữu, 50 TĐL, 1.420 Đại lý với hơn 3.500 CHXD và 80 Khách hàng công nghiệp tiêu thụ trực tiếp. PVOIL đang tập trung phát triển các kênh phân phối bền vững gồm Đại lý, KHCN và giảm dần tỷ trọng kênh TĐL.

- Các hoạt động Marketing, bán hàng và dịch vụ

Để phân tích đánh giá về hoạt động Maketing, bán hàng và dịch vụ của PVOIL, tác giả đã sử dụng kết quả khảo sát thu nhập ý kiến của khách hàng tại Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Vũng Tàu (Doanh nghiệp thành viên của PVOIL) để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng. Qua kết quả khảo sát hoạt động bán hàng, marketing và dịch vụ của PVOIL còn một số điểm yếu cần cải thiện như sau:

+ Về chất lượng hàng hóa: Chỉ đáp ứng ở mức trung bình;

+ Thời gian giao địch: Khách hàng đánh giá là chậm và còn nhiều phức tạp trong việc giao dịch.

48

Số lượng hàng nhận: Khách hàng đánh giá dưới mức trung bình và còn hiệu tượng thiếu hàng.

Chất lượng phục vụ: Chỉ ở mức trung bình.

Thời gian xuất hàng: Dưới mức trung bình, còn chậm.

- Các hoạt động hỗ trợ

+ Về công tác tổ chức và nguồn nhân lực: Bộ máy tổ chức hoạt động của PV OIL hiện nay gồm 14 Ban chức năng với số lượng lao động lên tới hơn 300 người, 7 đoen vị trực thuộc, 31 công ty thành viên và 19 công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu với 6.350. Năng suất lao động so với các doanh nghiệp đầu mối khác PV OIL hiện đang đứng ở mức trung bình.

Về nguồn nhân lực: Ban lãnh đạo PV OIL là các cán bộ giỏi được đào tạo đã từng đảm nhiệm các vị trí cao trong các hoạt động kinh doanh dầu thô, sản phẩm dầu và các hoạt động tài chính của PVN nên có rất nhiều kinh nghiệm. Đây là thế mạnh của PV OIL so với các doanh nghiệp đầu mối khác.

Ngoài lực lượng lao động quản lý và chuyên viên văn phòng có trình độ và kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành kinh doanh xăng dầu, thì còn một bộ phận lao động làm việc tại khối CHXD tiếp xúc trực tiếp với khách hàng phần lớn chỉ có trình độ công nhân nghề, chưa được đào tạo các kỹ năng bán hàng và tiếp xúc khách hàng do hệ thống CHXD của PV OIL trong những năm qua phát triển quá nhanh nên công tác đào tào kỹ năng bán hàng chưa được chú trọng.

+ Năng lực tài chính: Với số vốn điều lệ hơn 9.200 tỷ đồng nhưng kết quả kinh doanh xăng dầu của PVOIL còn hạn chế. Quản lý chi phí của PVOIL được thực hiện tốt, chỉ chiếm 2,4% doanh thu so với mức 3,2% của Petrolimex. Hiệu quả sử dụng tài sản của PV OIL thấp hơn các đối thủ, hiệu quả sử dụng vốn cũng ở mức thấp. Như vây, bên cạnh việc tiếp tục cải thiện chính sách bán hàng, tồn trữ hàng hóa và quản lý chi phí hoạt động, PVOIL phải nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường để có kết quả kinh doanh xứng tầm với giá trị đầu tư của doanh nghiệp.

49

b. Phân tích môi trường vĩ mô

- Dự báo về giá các sản phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới

+ Xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm trước những diễn biến về chính trị và kinh tế thế giới. Hiện tại Việt Nam chỉ có NMLD Dung Quất với sản lượng khoản 6,5 triệu m3/tấn năm đáp ứng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của cả nước nên mọi biến động về giá trên thị trường thế giới đều tác động đến giá xăng dầu trong nước.

+ Diễn biến giá xăng dầu trên thế giới phụ thuộc vào nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ của thế giới. Việc các nước OPEC (cung cấp cho thị trường thế giới 40% sản lượng nguồn cung) không giảm sản lượng khai thác dầu, đồng thời Mỹ tăng cường khai thác dầu đá phiến, Nga đẩy mạnh khai thác, tăng sản lượng để tăng thu bù thâm hụt ngân sách làm nguồn cung tăng lên đáng kể. Nguồn cung tăng trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu có dấu hiệu chậm lại do dự báo kinh tế thế giới không khá lên. Theo dự báo của IEA và Wood Mackenzie, giá xăng dầu thế giới giai đoạn 2016-2020 vẫn tiếp tục biến động khó lường, giá dầu WTI có lức sẽ giảm xuống dưới 40 USD/thùng nhưng dự báo sẽ ổn định ở mức 50-60 USD/thùng trong giai đoạn này.

+ Việc dự báo giá dầu thô và giá xăng dầu là hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Vì vậy, diễn biến giá dầu là một thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung và PV OIL nói riêng.

- Kinh tế Việt Nam tác động đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu

+ Tốc độ tăng trưởng GDP: Nhu cầu xăng dầu trong nước phụ thuộc vào các

yếu tố chủ yếu như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng của thị trường xăng dầu thế giới, dân số đất nước, các nguồn năng lượng thay thế … trong đó mức độ tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng quyết định nhu cầu tiêu thụ xăng dầu.

Tăng trưởng bình quân GDP của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 5,8%/năm, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong 5 năm khoảng 79,2 triệu m3/tấn. Theo dự báo của Wood Mackenzie, tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2016-2020 là 6,4%/năm và nhu cầu xăng dầu cho giai đoạn 2016-2020 là 97 triệu m3/tấn.

50

Bảng 2.6: Dự báo mức nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đến năm 2020

TT Các chỉ tiêu ĐVT 2011-2015 2016-2020

1 Tăng trưởng GDP bình quân %/năm 5,8 6,4

2 Dân số (bình quân) Triệu người 90,6 94,9

3 Tổng nhu cầu xăng dầu Nghìn tấn/m3 79.186 97,0

4 Mức tăng nhu cầu xăng dầu bình quân %/năm 4,1 4,5

Nguồn: Wood Mackenzie

Nền kinh tế tăng trưởng đòi hỏi tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước là cơ hội đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, tăng sản lượng tiêu thụ.

+ Tác động của tỷ giá, lạm phát và lãi suất: Do phần lớn xăng dầu tại Việt Nam là nhập khẩu (khoảng 70%) nên sự biến động của tỷ giá và lạm phát cũng ảnh hưởng đến giá sản phẩm xăng dầu. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đều sử dụng vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh vì vậy diễn biến của lãi suất ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các đơn vị.

Như vậy, sự biến động mạnh cuay tỷ giá, lạm phát và lãi suất ngân hàng tác động trực tiếp đến quy mô và hiệu quả hoạt động và là thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

+ Tác động của hệ thống thuế và thuế suất: Thuế là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều tiết giá bán các sản phẩm xăng dầu góp phần bình ổn giá, kềm chế lạm phát. Cụ thể, khi giá xăng dầu thế giới lên cao, nhằm bình ổn giá xăng dầu và kiềm chế lạm phát Nhà nước sẽ giảm các loại thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, thậm chí bằng 0% nhằm giữ ổn định giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Mặt khác khi giá xăng dầu thế giới giảm, nhằm giữ ổn định việc thu ngân sách Nhà nước Nhà nước điều chỉnh tăng thuế Nhập khẩu để đảm bảo thu ngân sách bù đắp một phần ngân sách bị giảm do giá dầu thô thế giới giảm.

51

+ Các yếu tố về chính sách của chính phủ: Do đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập về luật pháp và môi trường pháp lý đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh xăng dầu. Cơ chế thị trường chưa được vận hành hoàn hảo, nhiều lĩnh vực chưa được thị trường hoá, còn mang tính bao cấp. Hệ thống luật pháp chưa đầy đủ chồng chéo và hiệu lực thi hành pháp luật chưa cao.

Những yếu tố này đã tạo ra các khó khăn và thách thức lớn cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ thẻ điểm cân bằng (BSC) trong quản trị chiến lược kinh doanh xăng dầu của tổng công ty dầu việt nam giai đoạn 2016 2020 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)