Xác định sự đồng thuận các thước đo bằng phương pháp Delphi

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ thẻ điểm cân bằng (BSC) trong quản trị chiến lược kinh doanh xăng dầu của tổng công ty dầu việt nam giai đoạn 2016 2020 (Trang 78 - 80)

7. Bố cục của nghiên cứu

3.3.2. Xác định sự đồng thuận các thước đo bằng phương pháp Delphi

Để xác định các thước đo cho các mục tiêu và đạt được sự đồng thuận cho các chỉ số này, tác giả đã áp dụng kỹ thuật Delphi. Tác giả đề nghị nhóm chuyên gia đã tham gia các vòng khảo sát đối với hệ thống mục tiêu chiến lược ở phần trên tham gia các vòng khảo sát đối với hệ thống thước đo và đã được chấp thuận.

- Các vòng khảo sát

+ Khảo sát vòng 1: Vòng khảo sát 1 được thực hiện từ ngày 3/11/2015 đến ngày

6/11/2015. Trong đợt khảo sát này, các chuyên gia được yêu cầu phân loại mức độ quan trọng cho mỗi thước đo trong tổng số 31 thước đo trong các khía cạnh của Thẻ điểm cân bằng theo thước đo từ 1 đến 5. Xem bảng khảo sát Delphi vòng 1 (phụ lục 6).

Bảng khảo sát được gửi đến 8 chuyên gia như trong danh sách chuyên gia đã xác định. Tổng cộng có 8 chuyên gia hoàn thành bảng khảo sát. Kết quả tóm tắt được trình bày trong bảng phụ lục 7. Có 29 trên 31 thước đo có giá trị trung bình trên 3,5 và 2 trên 31 thước đo có giá trị trung bình dưới 3,5. Không có thước đo nào được thêm vào bởi các chuyên gia.

68

+ Khảo sát vòng 2: Vòng khảo sát 2 được thực hiện từ ngày 10/11/2015 đến ngày 13/11/2015. Bảng khảo sát được gửi đến 8 chuyên gia như trong vòng 1, trong đó có thể hiện kết quả khảo sát vòng 1 (xem phụ lục 8). Tổng cộng có 8 chuyên gia hoàn thành bảng khảo sát. Không có thước đo nào được thêm vào ở vòng 2 bởi các chuyên gia. Kết quả khảo sát vòng 2 (phụ lục 9) như sau:

Có 29 thước đo (vòng 1) có giá trị trung bình trên 3,5, sai số chuẩn nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 và sự đồng nhất trong đánh giá nhỏ hơn 15%. Như vậy 29 thước đo này được chấp nhận.

Có 2 thước đo (giá trị trung bình nhỏ hơn 3,5 ở vòng 1) tiếp tục có giá trị trung bình ở vòng hai nhỏ hơn 3,5, sai số chuẩn nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 và sự đồng nhất trong đánh giá nhỏ hơn 15%, do vậy hai thước đo này bị loại bỏ. Thước đo “Chi phí Truyền thông, marketing”. Các chuyên gia khẳng định, việc quảng bá thương hiệu đã thực hiện qua công tác nhận diện thương hiệu tại các cửa hàng xăng dầu, đồng thời thương hiệu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được khẳng định và nâng cao qua thái độ phục vụ của nhân viên, chất lượng sản phẩm và mỹ quan cửa hàng xăng dầu. Do đó hoạt động truyền thông và marketing không đóng góp đáng kể cho quảng bá thương hiệu. Thước đo thứ 2 là “Đảm bảo chất lượng sản phẩm dầu và xăng sinh học E5,E10 cung ứng ra thị trường”. Đa số các chuyên gia cho rằng thước đo này không cần thiết do đã có thước đo “Số lần kiểm tra mẫu lô hàng nhập-xuất theo quy trình” kiểm soát đầu vào (nhập kho) và đầu ra (xuất kho) hàng của Tổng công ty.

Như vậy, qua 2 vòng khảo sát, đã thực hiện việc xác định 29 thước đo cho 16 mục tiêu của thẻ điểm cân bằng (xem bảng 3.2).

- Tính trọng số và đề xuất chương trình hành động

Trọng số: Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tác giả đề xuất tiêu chí xác định trọng số của thước đo, mục tiêu và khía cạnh như sau:

+ Trọng số của mỗi thước đo là tỷ lệ của giá trị trung bình (GTTB) đạt được ở vòng khảo sát mà thước đo được chấp nhận so với tổng GTTB tất cả các thước đo của khía cạnh.

+ Trọng số của mục tiêu trong khía cạnh là tổng giá trị trọng số của tất cả các thước đo của mục tiêu.

69

+ Trọng số của khái cạnh là tỷ lệ của tổng GTTB của tất cả các thước đo của khái cạnh đạt được ở vòng khảo sát mà thước đo được chấp nhận so với tổng GTTB tất cả các thước đo của 4 khía cạnh.

Kết quả tính toán được thể hiện trên bảng 3.2.

Chương trình hành động (sảng kiến): là các đề xuất của tác giả dựa trên tình hình thực tế, khả năng và nguồn lực của Tổng công ty từ đó giúp Tổng công ty định hướng các hoạt động cần tập trung thực hiện để đạt được các mục tiêu chiến lược. Trong từng mục tiêu, tác giả đều có đề xuất các sáng kiến, ngoại trừ mục tiêu ở khía cạnh tài chính.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ thẻ điểm cân bằng (BSC) trong quản trị chiến lược kinh doanh xăng dầu của tổng công ty dầu việt nam giai đoạn 2016 2020 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)